TP.HCM tiếp tục bị bao trùm bởi màu trắng đục của sương mù khô, báo động tình trạng ô nhiễm không khí kéo dài liên tục nhiều ngày, chưa có tình trạng suy giảm.
Từ sáng 30/9, TP.HCM tiếp tục chìm trong mù dày đặc, nhiều tòa nhà biến mất hoàn toàn khi nhìn từ xa. Chỉ số chất lượng không khí ở các điểm trong TP liên tục ở mức xấu và kém. Nhiều người dân than bị cay mắt sau khi lưu thông trên đường.
Theo Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM, đây là hiện tượng thời tiết mang tính chu kỳ vào tháng 9, 10. Chuyên gia y tế cảnh báo người dân chủ động cảnh giác trước các nguy cơ bệnh tật từ hiện tượng mù quang hóa.
Tòa nhà Bitexco biến mất trong sương mù
Ngay từ 6h30, TP.HCM đã chìm trong lớp sương mùa đặc quánh. Nhìn từ quận 2, tòa nhà Bitexco gần như biến mất trong lớp mù trắng đục của TP. Nhiều người dân di chuyển đi làm và đi học trong trạng thái khó chịu.
Bài Viết Liên Quan
- Vì sao khoai lang được cho là tốt hơn khoai tây?
- Bí quyết 3 bữa ăn trong ngày giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
- Uống nhiều nước là cách cực kỳ đơn giản để giữ sức khỏe trong mùa hè
Nhìn từ quận 2, tòa nhà Bitexco biến mất trong lớp sương mù dày đặc lúc 7h sáng 30/9. Ảnh: Thu Hằng.
Gia Hân (17 t.uổi) đứng trong nhà trên mặt đường Lương Định Của (quận 2) chờ bạn đến đón đi học những vẫn phải đeo khẩu trang. “Em thấy sáng nay trời có vẻ nhiều sương mù hơn hôm qua, không khí khá khó chịu. Thường em không mang khẩu trang lúc đi học vì đi từ sáng sớm, nhưng khoảng 1 tuần nay em đều phải xài”, học sinh này cho biết.
Chị Thùy Dương (25 t.uổi), cư dân tại Masteri Thảo Điền (quận 2), cho biết từ nhiều ngày nay, chị liên tục thấy chỉ số ô nhiễm không khí (AQI) của khu vực này ở mức xấu nên cũng hạn chế ra đường.
“Dù không rõ nét đến mức thấy ngột ngạt nhưng tôi chắc chắn là có ảnh hưởng. Chồng tôi cũng bị viêm họng từ nhiều ngày nay chưa khỏi”, chị Dương cho biết.
Người dân đi làm trong sương mù bủa vây, hạn chế tầm nhìn vào sáng nay. Ảnh: Thu Hằng.
Theo ghi nhận trong khoảng từ 8h đến 12h sáng 30/9, chất lượng không khí trên toàn TP liên tục ở mức xấu tới kém. Trong đó, nhiều khu vực có chất lượng không khí thường xuyên ở mức kém, vượt mức 151 đơn vị (nhóm nhạy cảm tránh ra ngoài, những người khác hạn chế ở bên ngoài).
Cụ thể, lúc 12h, chỉ số đo được ở khu vực đường Thảo Điền (quận 2) là 153, Vincom Central Park (quận Bình Thạnh) là 158 và Lãnh sự quán Mỹ (quận 1) là 152. Đến 13h, một vài điểm trong TP có mưa khiến bầu không khí trong lành hơn, các chỉ số ô nhiễm cũng theo đó giảm dần.
Chỉ số chất lượng không khí tại các điểm quan trắc trong TP.HCM lúc 12h ngày 30/9. Nguồn: AirVisual.
Cảnh giác với thức ăn chứa mù khô
Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Mai Đức Huy cảnh báo về lâu dài, tiếp xúc với mù khô tạo cơ hội cho các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, các bệnh về tai – mũi – họng cũng như bệnh về mắt. Bên cạnh đó, khi ăn những thức ăn có chứa mù khô còn gia tăng khả năng tiêu chảy cấp do n.hiễm t.rùng đường ruột.
“Mù khô khác hoàn toàn với sương mù, bởi sương mù là sự tích tụ của các hạt nước li ti, còn trong mù khô là các hạt bụi, ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe”, chuyên gia y tế cảnh báo.
Các tòa nhà dường như biến mất trong lớp sương mù khô dày đặc sáng 30/9. Ảnh: Thu Hằng.
Theo Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM, hiện tượng sương mù quang hóa (mù khô) mang tính chu kỳ vào khoảng 6-7 ngày khi gió mùa Tây Nam suy yếu và khối không khí lạnh từ phía bắc được khuếch tán xuống phía nam tạo ra dãy hội tụ nhiệt đới kết hợp không khí lạnh gây nghịch nhiệt, gia tăng sự đảo nhiệt trong nội thành.
Theo Zing
Vì sao trẻ dễ bị ốm sau khi đi bơi trong mùa hè?
Mùa hè, được đến các bể bơi, ngâm mình trong nước là sở thích của nhiều người, nhất là các em nhỏ. Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp trẻ bị ốm, sốt, thậm chí mắc các bệnh lý nguy hiểm sau khi từ bể bơi trở về.
Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:
Nước bể bơi rất bẩn
Mới đây, những nhà nghiên cứu đến từ Đại học Alberta (Canada) đã tiến hành khảo sát, đo lường 31 bể bơi cả ở khách sạn lẫn trung tâm thể thao của nước này, kết quả cho thấy, trung bình mỗi bể bơi công cộng chứa tới… 60 lít nước tiểu.
Các nhà nghiên cứu nhận định rất khó để giữ sạch nước bể bơi. Khảo sát cũng cho thấy 1/5 người bơi lội đi tiểu trong bể bơi ít nhất một lần.
So với toàn bộ lượng nước trong bể bơi, tỷ lệ nước tiểu là rất nhỏ. Tuy nhiên, nước bể bơi chứa nước tiểu là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển, gây hại đến sức khỏe người đi bơi, nhất là trẻ nhỏ.
Nước bể bơi bẩn là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc bệnh. Ảnh minh họa
Mặt khác, trong nước bể bơi thường chứa vi khuẩn ecoli – thủ phạm chính gây ra tiêu chảy và các bệnh đường ruột cho trẻ.
Ảnh hưởng của hóa chất có tác dụng tẩy rửa
Hiện nay các bể bơi đều sử dụng Clo để làm sạch nước. Tuy nhiên, khi cho Clo vào sẽ có hai hiện tượng xảy ra. Một là, Clo gặp Amoni (có trong nước tiểu) sẽ phản ứng rất nhanh và tạo thành chất mà khả năng sát khuẩn kém hơn Clo đến hàng trăm lần. Do đó, nhiều bể bơi thấy nước bẩn cứ đưa Clo xuống càng khiến nước bẩn thêm.
Hai là, một số bể bơi dùng mẹo cho rất nhiều phèn chua vào. Mà phèn sẽ làm giảm độ PH trong nước, dẫn đến tình trạng nhiều trẻ đi bơi về bị cay mắt hoặc bỏng rát trên da.
Bên cạnh đó, với những trẻ bản thân đã bị các bệnh về tai mũi họng, nhất là viêm mũi dị ứng, khi tiếp xúc với các hóa chất có tác dụng tẩy rửa trong hồ bơi, rất dễ bị tái phát bệnh, khiến bệnh dai dẳng, khó điều trị hơn.
Lây chéo các bệnh từ người lớn
Các chuyên gia nhận định, bể bơi càng đông, càng quá tải thì càng bẩn và dễ gây bệnh. Hơn nữa, trong số những người đi bơi, có nhiều người vốn đã mang bệnh sẵn nhưng không có ý thức tránh lây bệnh cho người khác, trong đó, các vấn đề về da liễu là tình trạng dễ lây lan nhất, đặc biệt là với những trẻ trên da có nhiều vết thương hở hoặc trầy xước.
Bể bơi càng đông, nước càng bẩn và trẻ càng dễ lây chéo các bệnh từ những người xung quanh. Ảnh: TL
Bên cạnh đó, theo BS Hoàng Cương (Bệnh viện Mắt Trung ương), năm nào cứ vào mùa hè số bệnh nhân đến khám vì viêm kết mạc có liên quan đến bơi lội lại tăng lên, trong đó, có rất nhiều bệnh nhân là trẻ nhỏ.
Viêm kết mạc là căn bệnh gặp phổ biến nhất khi bơi lội, nhất là khi hồ bơi quá tải, tình trạng tiệt trùng nước hồ bơi không đạt vệ sinh. Biểu hiện của bệnh là xuất hiện mắt đỏ, ra gỉ nhiều, ngứa, chảy nước mắt…
Nguyên nhân gây ra bệnh một phần xuất phát từ việc nhiễm khuẩn trong nước hồ bơi, phần còn lại là lây chéo từ những người vốn dĩ đã mắc sẵn các bệnh lý về mắt trước đó.
Ngâm mình quá lâu trong nước
Khi xuống nước bơi hay vui đùa, trẻ thường thích thú và không muốn lên bờ. Việc này dẫn đến tình trạng trẻ có nguy cơ bị đuối sức, dễ bị cảm, chuột rút, rất nguy hiểm.
Vì vậy, nếu bố mẹ quan sát thấy con da nhăn, môi tái, người lạnh, run di tắm quá lâu trong nước thì phải lập tức cho bé lên bờ, tắm tráng kỹ để sạch hết các hóa chất có trong bể bơi.
Để đảm bảo an toàn, các chuyên gia khuyến cáo, nên cho trẻ bơi ở những hồ bơi phù hợp với lứa t.uổi. Chú ý cho trẻ tiếp xúc dần với nước hồ bơi. Nên chọn những bể bơi có công tác khử trùng tốt, nước trong xanh, lượng người tham gia bơi vừa phải, nước không quá nặng mùi khử trùng.
Trong những ngày nhiệt độ lên cao, nên cho trẻ bơi ở những bể bơi có mái che hoặc không bị quá hắt nắng sẽ giúp trẻ tránh bị cảm nắng. Tuyệt đối không để trẻ bơi vào buổi trưa (11 giờ trưa đến 3 giờ chiều), dưới trời nắng gắt vì khi đó nhiệt độ cơ thể của trẻ đang cao, mồ hôi ra nhiều, nếu gặp nước sẽ rất dễ cảm nắng.
Thay vào đó, nên cho trẻ bơi vào thời điểm đầu giờ sáng và cuối giờ chiều, sẽ rất có lợi và an toàn cho sức khỏe của trẻ. Không nên cho trẻ ngâm mình dưới nước quá lâu, thời gian bơi mỗi buổi chỉ nên khoảng từ 30-45 phút.
Khi trẻ mới bơi xong, choàng ngay khăn cho trẻ để tránh gió và tắm kỹ bằng nước sạch để tránh bị nhiễm bẩn từ nước hồ bơi và lau khô người cho trẻ.
Anh Khôi
Theo giadinh.net