Khoảng hơn 90% trường hợp ung thư là do môi trường bên ngoài. Trong đó, khoảng 40% liên quan đến chuyện ăn uống; 30% có liên quan đến thói quen sinh hoạt, đặc biệt là hút thuốc,uống rượu…
Thói quen dinh dưỡng, lối sống lành mạnh sẽ quyết định khả năng “chiến đấu” với sự xâm nhập của ung thư vào cơ thể:
1. Đa dạng hóa thực phẩm
Khi nấu ăn phải chú ý thực phẩm đa dạng, lấy thực ph ẩm thực vật làm chủ, thực phẩm thực vật nên chiếm hơn 2/3 mỗi bữa ăn. Thực phẩm thực vật là thực phẩm hàm chứa rau xanh, hoa quả, các loại đậu và ngũ cốc.
2. Khống chế trọng lượng cơ thể
Nên tránh trọng lượng cơ thể quá nặng hoặc quá nhẹ, những người trưởng thành cần khống chế mức thể trọng không quá 5kg so với chuẩn; quá nặng hoặc quá béo dễ dẫn đến ung thư nội mạc tử cung, ung thư thận, ung thư đường ruột.
3. Không ăn thực phẩm rán cháy và nướng cháy
Lúc nướng cá, nướng thịt nên tránh không làm cháy, những thực phẩm dùng mỡ rán cũng nên ít dùng, tốt nhất là ăn những thực phẩm luộc, hấp và xào.
4. Ăn nhiều thực phẩm tinh bột
Mỗi ngày ăn khoảng 600-800g các loại ngũ cốc, các loại đậu, thực vật… càng ít gia giảm càng tốt. Tinh bột trong thực phẩm có tác dụng phòng chống ung thư trực tràng và ung thư kết dính đường ruột. Thức ăn có Cen-lu-lo cao có khả năng phòng chống phát sinh ung thư tuyến t.iền liệt, ung thư tuyến sữa, ung thư đường ruột và ung thư trực tràng.
5. Ăn nhiều rau xanh hoa quả
Kiên trì mỗi ngày ăn khoảng 400-800g rau xanh, hoa quả, có thể làm cho mức nguy hiểm của bệnh ung thư giảm xuống 20%. Mỗi ngày nên ăn 5 loại hoặc trên 5 loại rau xanh và hoa quả.
6. Không nên uống quá nhiều rượu
Nếu uống rượu thì mỗi ngày không nên quá 1 ly ( tương đương với 250ml bia, 100ml rượu vang và 25ml rượu trắng). Thường xuyên uống rượu dễ tăng thêm nguy hiểm nhiễm bệnh ung thư thực quản, ung thư cổ họng và ung thư khoang miệng.
7. Giảm ăn thịt đỏ
Mỗi ngày nên khống chế dung nạp thịt đỏ dưới 90g, tốt nhất là ăn cá và thịt gia cầm thay thế. Ăn nhiều thịt đỏ sẽ làm tăng tỉ lệ nguy hiểm gây bệnh ung thư trực tràng và ung thư kết dính tràng, đồng thời cần khống chế dung nạp thức ăn có hàm lượng chất béo cao, đặc biệt là mỡ động vật, nên chọn dầu thực vật (ví dụ như dầu Oliu).
8. Hạn chế muối và gia vị
Hạn chế sử dụng muối và gia vị đồng thời ít ăn những thực phẩm nhiều muối vì chúng có thể tăng thêm tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày. Tổ chức Y tế thế giới đề xuất mỗi ngày lượng muối nạp vào cơ thể nên ít hơn 6g/người.
9. Không nên ăn thực phẩm lưu giữ quá lâu
Không nên ăn những thực phẩm lưu giữ quá lâu ở nhiệt độ thường, bởi vì những thực phẩm này có thể đã bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh.
10. Kiên trì tập luyện một môn thể thao thích hợp
Mỗi ngày nên kiên trì tập luyện từ 40-60 phút, bạn có thể chọn chạy bộ hoặc một môn thể thao thích hợp, chỉ cần bạn kiên trì tập luyện thì sẽ nâng cao sức đề kháng và phòng chống được các bệnh ung thư.
Theo Dân trí
Nguyên tắc ăn uống tránh mệt mỏi
Nếu không phải xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý nào đó thì ngoài việc thay đổi thói quen lành mạnh, ngủ đủ giấc…, bạn cần phải quan tâm nhiều hơn đến chế độ ăn uống.
Những nguyên nhân gây mệt mỏi có thể là:
– Cơ thể suy nhược vì thiếu m.áu, bệnh tiểu đường hay mất cân bằng tuyến giáp.
– Viêm nhiễm do virus, vi khuẩn như cảm lạnh, cảm cúm.
– Lo lắng và trầm cảm.
– Stress.
– Rối loạn giấc ngủ.
– Lười vận động và tập thể dục.
– Mất nước.
– Rối loạn ăn uống.
– Chế độ ăn nghèo dinh dưỡng hoặc không hợp lý.
Nếu bạn đã kiểm tra sức khỏe và không thấy bệnh tật gì bất thường mà mệt mỏi vẫn còn thì hãy tập thói quen sinh hoạt lành mạnh bằng cách:
– Tập thể dục đều đặn.
– Tìm hiểu những liệu pháp giúp giảm stress như cách hít thở sâu hoặc tập thiền.
– Cân đối thời gian và năng lượng một cách hiệu quả.
– Tập thói quen ngủ tốt.
– Không uống quá một tách cà phê mỗi ngày.
– Có chế độ ăn lành mạnh và cân bằng.
– Uống nhiều nước.
– Không ăn uống các loại thực phẩm giàu chất béo và nhiều đường vì xu hướng này có thể khiến bạn cảm thấy nặng nề, uể oải.
Đảm bảo nguyên tắc cơ bản trong ăn uống để tăng cường năng lượng:
– Không nên ăn quá ít vì dẫn đến không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Nếu bạn tập thể dục ở cường độ cao, yêu cầu năng lượng trung bình khoảng 2.000 kcal/ngày hoặc nhiều hơn, còn khi không hoạt động có thể chỉ cần khoảng 1.500 kcal/ngày.
– Sự dao động mức insulin trong cơ thể cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến mệt mỏi. Để đối phó với tình trạng này, bạn hãy chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày thay vì 2-3 bữa lớn. Chọn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như: nui, mì ống, tránh thức ăn đồ ngọt…
– Đảm bảo lượng protein không quá thấp, nhất là khi tập luyện với cường độ cao. Đối với phụ nữ không hoạt động, trung bình một người cần 120-150g thịt hàng ngày, đàn ông cần khoảng 180-250g. Thông thường thực phẩm chứa hàm lượng protein cao cũng chứa khá nhiều chất béo. Do đó nếu đã bổ sung nguồn chất béo từ sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt nạc, cá, thì không nên sử dụng quá nhiều chất béo trong quá trình chế biến thức ăn.
– Uống sáu đến tám ly nước (bình quân 1,5-2 lít) mỗi ngày.
– Ăn ít nhất năm loại trái cây tươi và hai chén rau hàng ngày.
Theo About.com/Phunuonline