Dưới đây là 5 biện pháp tự nhiên giúp giảm đau và ngăn ngừa n.hiễm t.rùng vết thương do bỏng gây ra.
Bỏng là một trong những thương tích phổ biến nhất trong gia đình. Lỡ để tay trên chảo nóng hoặc làm đổ cà phê nóng lên đùi là những lỗi vặt thường gặp. Các vết bỏng nhẹ thường có thể được điều trị an toàn tại nhà, nhưng các vết bỏng nghiêm trọng hơn cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.
Bỏng độ 1 được coi là nhẹ vì chỉ ảnh hưởng đến lớp da bên ngoài là biểu bì. Những vết bỏng như vậy có thể chỉ gây đau nhẹ, tấy đỏ và sưng tấy. Trong khi đó, bỏng độ 2 nặng hơn với những vết bỏng có thể ảnh hưởng đến các lớp sâu hơn của da và gây ra vết phồng rộp. Bỏng độ 3 có thể gây tổn thương tất cả các lớp của da. Tổn thương do bỏng độ 4 thậm chí có thể ảnh hưởng đến khớp và xương. Những vết bỏng nghiêm trọng như vậy chỉ nên được điều trị trong bệnh viện.
Hầu hết các trường hợp bỏng cấp độ 1 và bỏng cấp độ 2 đều có thể được điều trị tại nhà. Dưới đây là một số biện pháp khắc phục tự nhiên để giảm đau, ngăn ngừa n.hiễm t.rùng và làm lành vết thương nhanh hơn.
Nước mát
Nếu bạn bị bỏng nhẹ, trước tiên hãy dội nước mát lên vùng bị bỏng trong khoảng 20 phút. Tránh sử dụng đá viên để chườm lên da vì chúng có thể hạn chế lưu thông m.áu và làm tổn thương các mô trên da.
Gừng
Lấy một lát gừng và ấn nhẹ vào vết bỏng hoặc thoa nước gừng tươi lên vùng da bị bỏng. Nó có thể giúp bạn giảm đau. Áp dụng thường xuyên có thể chữa lành vùng da bị bỏng cũng như giảm sẹo trong vòng vài tuần.
Nha đam
Nha đam có đặc tính chống viêm, có thể thúc đẩy lưu thông và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Loại cây thần kỳ này có thể được sử dụng để điều trị cả bỏng độ 1 và độ 2. Bôi trực tiếp gel nha đam tươi lên vùng da bị thương.
Giấm
Axit acetic trong giấm có thể giúp giảm nhiệt từ vết bỏng. Chất làm se này cũng giúp ngăn ngừa n.hiễm t.rùng. Tuy nhiên, không dùng giấm trực tiếp lên vết bỏng. Hãy pha loãng với một ít nước và dùng bông gòn thoa lên vết bỏng.
Túi trà
Axit tannic trong trà giúp giảm nhiệt từ vùng da bị bỏng. Sử dụng túi trà mát có thể làm dịu kích ứng và mẩn đỏ./.
7 triệu chứng cảnh báo tăng huyết áp cần cấp cứu
Thông thường, tăng huyết áp kéo dài không có dấu hiệu cảnh báo về thể chất. Đó là lý do tại sao nó được mệnh danh là “kẻ g.iết n.gười thầm lặng”.
Tuy nhiên, huyết áp quá cao có thể gây ra các triệu chứng, cảnh báo người bệnh cần được chăm sóc y tế ngay lập tức…
Theo đó, 7 triệu chứng sau cành bảo bạn đang bị tăng huyết áp, cần gọi xe cấp cứu gấp, đó là: Đau ngực dữ dội; đau đầu dữ dội kèm theo lú lẫn và mờ mắt; buồn nôn và ói mửa; lo lắng nghiêm trọng; khó thở; co giật; giảm phản ứng với kích thích…
Huyết áp quá cao có thể làm tổn thương các cơ quan và có liên quan đến các biến chứng đe dọa tính mạng như đau tim, đột quỵ, suy tim hoặc thận… Một trong những nguyên nhân là do người bệnh quên hoặc uống thuốc huyết áp không đều đặn. Điều trị cơn tăng huyết áp có thể bao gồm nhập viện để dùng thuốc uống hoặc tiêm tĩnh mạch…