Có nhiều món có thể ăn được với gan lợn trừ những món dưới đây.
Bài Viết Liên Quan
- Bình Dương: Đề xuất tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 t.uổi
- Phân biệt viêm xoang ở trẻ nhỏ và viêm xoang ở người lớn
- Vừa “bình thường mới” ở TPHCM, nhiều người đã ngộ độc rượu methanol nặng
Theo quan niệm của Đông y, gan lợn là món ăn lý tưởng để bổ dưỡng cơ thể, chữa chứng thiếu m.áu do thiếu sắt và thị lực giảm sút, có công dụng “dưỡng huyết, minh mục”.
Theo dinh dưỡng học cổ truyền, gan lợn vị ngọt đắng, tính ấm, có công dụng dưỡng huyết, bổ can, minh mục, rất thích hợp với các chứng can âm huyết hư gây ra tình trạng hai mắt bị khô…
…, nhìn mờ, thị lực giảm sút, chứng khí huyết hư tổn dẫn tới suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng, suy nhược thần kinh. Tuy nhiên, khi chế biến, chị em nội trợ cần đặc biệt chú ý tránh xa việc kết hợp gan lợn với 6 thực phẩm dưới đây:
Các nhà khoa học phân tích, 100g gan lợn có 2,5mg đồng và trong giá đậu có nhiều vitamin C. Nếu ta xào lẫn hoặc ăn gan lợn với giá đậu cùng một lúc sẽ làm vitamin C bị oxy hóa.
Nguyên nhân là vitamin C trong dung dịch trung tính và tính kiềm không ổn định, đặc biệt khi có các vi lượng như đồng, sắt càng dễ bị oxy hóa phân giải.
Trong khi đó, gan lợn có hàm lượng đồng và sắt rất cao (mỗi 100 g gan lợn có chứa 2,5 mg đồng và 25 mg sắt). Khi xào lẫn, trong thời gian chờ tiêu hóa, vitamin C bị oxy hóa biến giá thành chất bã, gần như không còn dinh dưỡng.
Ớt chứa nhiều vitamin C còn trong gan lợn chứa nhiều nguyên tố đồng, sắt. Nó có thể làm oxy hóa vitamin C để thoát hydro chống axit hoại huyết mà mất đi chức năng vốn có.
Đặc biệt, theo quan niệm đông y ngũ hành âm dương nếu kết hợp thực phẩm trái màu sắc của nhau cũng không tốt cho sức khỏe.
Trong súp lơ chứa nhiều chất xơ, một chất xơ có thể kết hợp với các nguyên tố vi lượng như sắt, đồng, kẽm trong gan lợn làm giảm thấp sự hấp thu của cơ thể đối với những nguyên tố vi lượng này.
Gan lợn chứa nhiều nguyên tố đồng, sắt, do vậy nó có thể làm oxy hóa vitamin C trong cà chua. Thêm nữa, màu đỏ của cà chua trái với màu sắc của gan lợn nên việc kết hợp sẽ tương khắc.
Khi ăn gan lợn, không nên ăn cùng gỏi cá bởi đó là thực phẩm sống lạnh. Nếu ăn lẫn sẽ sinh chứng trường ung, gây chướng bụng, khó tiêu. Tuy nhiên, khi gặp biểu hiện này bạn có thể uống nước cam thảo sắc nóng để chữa.
Thịt gà hơi hàn, vị ngọt, cùng với gan heo tính vị 1 ấm 1 lạnh. Nếu nấu chung sẽ sinh ra nhiều yếu tố bất lợi cho cơ thể, còn gây phản ứng sinh lý không tốt.
Ngoài ra chúng ta cần lưu ý, gan lợn là bộ phận giải độc của lợn nên tronggan còn sót lại rất nhiều chất độc. Hơn nữa thức ăn hàng ngày của lợn tuy cũng qua chế biến, nhưng chắc chắn vẫn còn lưu lại nhiều chất không tốt cho sức khỏe.
Vậy nên trước khi ăn gan lợn cần phải xử lý thật kĩ. Đầu tiên nên ngâm gan lợn trong nước muối khoảng 10 phút rồi mới chế biến, hoặc tốt hơn nữa thì có thể phải ngâm trong nước muối trên 30 phút.
Như vậy, những chất độc trong gan mới được phân giải phần nào. Gan lợn cần được rửa thật sạch và kỹ, lấy hết m.áu đọng, phải nấu chín hẳn trước khi ăn.
Nếu nấu quá nhanh sẽ không đủ thời gian để t.iêu d.iệt các loại vi khuẩn vàtrứngký sinh trùng trong gan.
Theo Minh Hằng/Khám phá
Cách pha chế 4 loại trà thảo mộc giúp giảm chướng bụng
Tham khảo cách pha chế 4 loại trà thảo mộc dưới đây giúp bạn loại bỏ tình trạng chướng bụng, khó tiêu.
Trà bạc hà
Là một trong những loại trà thảo mộc giúp làm giảm các vấn đề tiêu hóa, bao gồm đầy hơi.
Thành phần:
– 1 muỗng bạc hà (15g)
– 2 cốc nước (500ml)
Cách pha và sử dụng:
Cho nước với bạc hà đun sôi và để ngấm trong vài phút.
Để nước nguội trong 12 phút và lọc.
Uống trà bạc hà hai lần một ngày, một cốc uống khi bụng đói và cốc thứ hai uống trước khi đi ngủ.
Trà hoa cúc
Uống trà hoa cúc là một cách để làm giảm một loạt các rối loạn tiêu hóa, bao gồm chướng bụng, khó tiêu.
Thành phần:
– 1 muỗng hoa cúc (15g)
– 1 cốc nước (250ml)
Cách pha và sử dụng:
Thả hoa cúc vào nước, cho lên bếp đun sôi.
Sau đó tắt lửa và để nước nguội trong 12 phút.
Bạn nên uống một cốc trà hoa cúc mỗi ngày và có thể uống trong 1 tuần.
Trà hạt thì là
Chứa nhiều vitamin C, khoáng chất… giúp giảm chướng bụng, cải thiện tiêu hóa.
Thành phần:
– 1 muỗng hạt thì là (15g)
– 2 cốc nước (500ml)
Cách pha và sử dụng:
Đun hạt thì là với nước trên lửa vừa.
Khi nước sôi, tắt lửa và để nguội trong 12 phút.
Uống trà hạt thì là hai lần một ngày, một lần khi bụng đói và một lần nữa trước khi ngủ.
Trà quế
Quế là một loại gia vị cần thiết trong nhà bếp và trà quế có thể giúp chống đầy hơi, ngăn ngừa cảm giác buồn nôn…
Thành phần:
– 2 que quế
– 1 cốc nước (250 ml)
Cách pha và sử dụng:
Đun các que quế với nước cho tới khi sôi thì tắt lửa.
Để nước nguội trước khi dùng.
Nên uống 1 cốc trà quế mỗi ngày.
Mỹ Diệp
Theo phunuvietnam