Có một số hiểu lầm phổ biến trên khắp thế giới về COVID-19. Dưới đây là những câu trả lời ngắn gọn và chính xác của các nhà khoa học.
Nín thở trong vòng 10 giây mà không bị ho hay không cảm thấy khó chịu không có nghĩa là không mắc COVID-19?
Các triệu chứng thường gặp của COVID-19 là ho khan, mệt mỏi và sốt. Một số người có thể bị nặng hơn chẳng hạn như viêm phổi. Cách tốt nhất để biết một người có mắc COVID-19 không là làm xét nghiệm. Nín thở không giúp phát hiện bệnh, thậm chí có thể nguy hiểm.
Dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn có thể được sử dụng thường xuyên
Dung dịch sát khuẩn tay có chứa cồn không gây ra tình trạng kháng kháng sinh. Khác với kháng sinh, các vi khuẩn gây bệnh không đề kháng lại dung dịch sát khuẩn chứa cồn.
Dung dịch sát khuẩn có chứa cồn an toàn cho mọi đối tượng
Cồn trong dung dịch sát khuẩn không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nào. Cồn rất ít khi được hấp thụ vào da và hầu hết các dung dịch sát khuẩn đều chứa chất làm mềm để giảm khô da. Viêm da tiếp xúc dị ứng hay rụng lông tay do cồn là những tác dụng phụ rất hiếm gặp. Vô ý nuốt và say do cồn rất hiếm khi xảy ra.
Dung dịch sát khuẩn tay có chứa cồn có thể được sử dụng ở những nơi cấm tiêu thụ rượu, bia
Mọi người rửa tay trước khi bước vào nhà thờ Hồi giáo để cầu nguyện, tháng 3/2020, ở Dhaka, Bangladesh. Nguồn: Getty
Những tín đồ Hồi giáo lo lắng dung dịch như trên (luật Hồi giáo Qur’an cấm rượu bia-BT) nhưng bất kỳ sản phẩm nào được sản xuất với mục đích điều trị, ngăn ngừa bệnh tật hoặc cải thiện sức khỏe đều được Quran cho phép, bao gồm việc sử dụng rượu trong y tế.
Rửa tay thường xuyên và không nên đeo găng tay nếu không cần thiết
Nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn có thể xảy ra khi đeo găng tay do tiếp xúc với các bề mặt khác nhau hoặc trong lúc cởi bỏ găng tay nếu sử dụng không đúng cách. Vì vậy, không nên đeo găng tay khi không cần thiết. Đeo găng tay không thay thế cho việc rửa tay.
Dùng chung một chai dung dịch sát khuẩn tay có chứa cồn không làm lây nhiễm bệnh
Khi đã vệ sinh tay, bàn tay đã được khử khuẩn khỏi bất kỳ vi khuẩn nào có trên chai. Nếu mọi người đều rửa tay ở nơi công cộng như lối vào siêu thị thì sẽ giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn trên các vật dùng chung.
Thuốc tẩy có chứa cồn nằm trong danh mục thuốc thiết yếu của WHO
Rửa tay sạch sẽ và thường xuyên bảo vệ bệnh nhân, nhân viên y tế, người nhà và mọi người khỏi lây nhiễm bệnh. Vệ sinh tay là một trong những biện pháp quan trọng để phòng bệnh.
Đảm bảo đủ lượng dung dịch sát khuẩn tay cho mỗi lần rửa
Thoa một lượng thích hợp dung dịch sát khuẩn tay có cồn lên khắp bề mặt của bàn tay. Chà hai bàn tay với nhau cho đến khi tay khô. Quá trình này thường sẽ mất 20-30 giây.
Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy Hydroxychloroquine không giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh và t.ử v.ong do COVID-19
Hydroxychloroquine hoặc Chloroquine, thường được dùng để điều trị sốt rét và các bệnh lý tự miễn, đã được thử nghiệm trong điều trị COVID-19. Tuy nhiên, các bằng chứng cho thấy Hydroxychloroquine không có hoặc ít có tác động đến tỷ lệ mắc bệnh, nhập viện và t.ử v.ong do COVID-19.
Bổ sung vitamin hay khoáng chất không chữa được COVID-19
Các vi chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin D, hay kẽm rất cần thiết cho hệ miễn dịch và giúp tăng cường sức khoẻ. Tuy nhiên, hiện chưa có hướng dẫn chính thức nào công nhận việc bổ sung các vi chất dinh dưỡng là phương pháp điều trị COVID-19.
WHO đang nỗ lực cộng tác cùng các đơn vị khác nhằm phát triển các thuốc điều trị COVID-19.
Các nghiên cứu cho thấy Hydroxychloroquine không có lợi ích về mặt lâm sàng trong điều trị COVID-19
Hydroxychloroquine hay Chloroquine thường được dùng để điều trị sốt rét, lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp đã được đ.ánh giá trong điều trị COVID-19. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện tại cho thấy các thuốc này không giúp giảm tỷ lệ t.ử v.ong ở những người mắc COVID-19 nhẹ và nhập viện do COVID-19*.
Mặc dù được sử dụng rộng rãi để điều trị sốt rét và các bệnh tự miễn nhưng nếu không đúng chỉ định và không được quản lý y tế, các tác dụng phụ có thể xảy ra.
* Cần tiến hành thêm các nghiên cứu để đ.ánh giá hiệu quả của thuốc ở những bệnh nhân mắc bệnh nhẹ hoặc điều trị dự phòng trước hoặc sau khi phơi nhiễm với COVID-19.
Dexamethasone không được dùng để điều trị cho tất cả bệnh nhân COVID-19
Dexamethasone chỉ được dùng trong những trường hợp cần thiết, vì vậy không nên tích trữ chúng.
Dexamethasone ít có tác dụng đối với các bệnh nhân mắc COVID-19 nhẹ. Được biết, Dexamethasone là một loại corticosteroid có tác dụng chống viêm và ức chế miễn dịch. Một số bệnh nhân COVID-19 đang thở máy đã hồi phục sau khi được chỉ định Dexamethasone liều 6 mg hàng ngày trong vòng 10 ngày.
Không nên đeo khẩu trang khi tập thể dục
Không nên đeo khẩu trang khi tập thể dục vì sẽ gây cảm giác khó chịu khi thở. Ngoài ra, mồ hôi có thể làm khẩu trang bị ướt, ngăn cản sự thông khí và tạo thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Biện pháp quan trọng khi tập thể dục là duy trì khoảng cách ít nhất 1 mét với những người khác.
Nước và bể bơi không thể lây truyền COVID-19
COVID-19 không lây qua môi trường nước khi bơi, mà chỉ lây khi tiếp xúc gần với người mắc bệnh. Hãy tránh tập trung đông người, giữ khoảng cách 1 mét với người khác ngay cả khi đi bơi. Đeo khẩu trang khi không bơi hoặc khi không giữ được khoảng cách. Rửa tay thường xuyên, che mũi và miệng bằng khuỷu tay hoặc khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi. Hãy ở nhà nếu cảm thấy không khoẻ.
Khả năng COVID-19 lây qua giày rất thấp
Khả năng COVID-19 lây qua giày, sau đó nhiễm cho người khác rất thấp. Tuy nhiên, để an toàn, nhất là trong những gia đình có trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bò hoặc chơi trên sàn, hãy để giày dép ở lối vào nhà. Điều này sẽ tránh tiếp xúc với bụi bẩn hoặc bất kỳ chất bẩn nào bám trên đế giày.
COVID-19 do virus gây ra, không phải do vi khuẩn
Virus gây bệnh COVID-19 thuộc họ Coronaviridae. Bệnh do virus gây ra nên kháng sinh không có tác dụng với COVID-19. Kháng sinh có thể được sử dụng trong trường hợp người bệnh COVID-19 bị bội nhiễm vi khuẩn nhưng phải được bác sĩ chỉ định. Hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị COVID-19.
Đeo khẩu trang y tế lâu nhưng đúng cách không gây ngộ độc CO2 cũng như không gây thiếu Oxy
Đừng đeo khẩu trang như thế này. Nguồn: Health Hive
Việc đeo khẩu trang y tế lâu có thể gây khó chịu, tuy nhiên, nó không gây ra tình trạng ngộ độc CO2 cũng như thiếu oxy. Khi đeo khẩu trang y tế, hãy đảm bảo khẩu trang vừa vặn và đủ chặt để có thể thở bình thường. Không tái sử dụng khẩu trang dùng một lần và luôn thay khẩu trang khi bị ẩm.
Hầu hết người mắc COVID-19 sẽ khỏi bệnh
Hầu hết người mắc COVID-19 có triệu chứng nhẹ hoặc vừa, họ có thể khỏi bệnh chỉ bằng chăm sóc hỗ trợ. Nếu bị ho, sốt hoặc khó thở, hãy liên hệ với cơ sở y tế gần nhất. Nếu sốt khi đang sống trong vùng có dịch sốt rét hoặc sốt xuất huyết, hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức.
Các thức uống có cồn (rượu, bia) không có tác dụng chống lại COVID-19, ngược lại có thể gây hại
Uống rượu, bia có thể gây hại cho cơ thể.
Nhiệt kế không thể phát hiện được COVID-19
Máy đo nhiệt độ không thể phát hiện được COVID-19 mà chỉ có tác dụng phát hiện được người đang bị sốt (nhiệt độ cơ thể cao hơn mức bình thường). Tuy nhiên, sốt có thể do nhiều nguyên nhân. Nếu bị sốt khi đang ở trong vùng có dịch sốt rét hoặc sốt xuất huyết, hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức.
Thêm tiêu vào canh, xúp hay các thức ăn khác không có tác dụng phòng ngừa hay điều trị COVID-19
Tiêu mặc dù rất cay nhưng không có tác dụng phòng ngừa hay điều trị COVID-19. Các biện pháp phòng bệnh là giữ khoảng cách 1 mét với người khác và rửa tay thường xuyên. Dù vậy, nên duy trì một chế độ ăn cân đối, đầy đủ khoáng chất, thường xuyên tập thể dục và ngủ đủ giấc sẽ giúp cải thiện sức khoẻ.
Ruồi nhà không lây truyền COVID-19
Cho đến nay vẫn chưa có thông tin cũng như bằng chứng nào cho thấy COVID-19 có thể truyền qua ruồi nhà. Virus SARS-CoV-2 là một loại virus đường hô hấp, lây lan chủ yếu qua các giọt b.ắn được tạo ra khi người bị bệnh ho, hắt hơi hoặc nói. COVID-19 cũng có thể lây qua đường tiếp xúc khi chạm tay vào các bề mặt bị nhiễm bẩn sau đó không rửa tay mà lại đưa lên mắt, mũi, miệng.
Để bảo vệ cơ thể, hãy giữ khoảng cách ít nhất 1 mét với người khác và khử trùng các bề mặt hay chạm vào. Rửa tay thường xuyên và đúng cách sẽ giúp loại bỏ virus và tránh nhiễm khuẩn khi đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
Phun và đưa thuốc tẩy hoặc các chất khử trùng khác vào cơ thể không giúp ngăn ngừa COVID-19, thậm chí có thể gây nguy hiểm
Trong bất kỳ trường hợp nào, không được xịt hay đưa thuốc tẩy hoặc bất kỳ chất khử trùng nào vào cơ thể. Những chất này có thể gây độc nếu nuốt phải hoặc gây kích ứng, tổn thương da và mắt. Thuốc tẩy và chất khử trùng chỉ nên được sử dụng để khử trùng bề mặt. Lưu ý để thuốc tẩy và các chất khử trùng xa tầm tay t.rẻ e.m.
Uống metanol, etanol hoặc thuốc tẩy không có tác dụng ngăn ngừa hoặc điều trị COVID-19, ngược lại rất nguy hiểm
Metanol, etanol và thuốc tẩy là những chất độc. Uống những chất này có thể dẫn đến ngộ độc hoặc t.ử v.ong. Metanol, etanol và thuốc tẩy đôi khi được sử dụng trong các sản phẩm tẩy rửa nhằm khử trùng trên bề mặt. Tuy nhiên, chúng không dùng để uống. Các chất này không diệt được virus trong cơ thể mà lại gây hại cho các cơ quan nội tạng.
Để bảo vệ cơ thể khỏi mắc COVID-19, hãy khử trùng các đồ vật và bề mặt, đặc biệt là những đồ vật thường xuyên tiếp xúc. Có thể sử dụng thuốc tẩy đã pha loãng hoặc cồn để khử trùng. Đảm bảo rửa tay thường xuyên và tránh chạm vào mắt, mũi, miệng.
Mạng di động 5G không lây truyền COVID-19
Virus không thể lây truyền qua sóng vô tuyến hoặc mạng di dộng. Một trong số các bằng chứng là COVID-19 đã xuất hiện ở các quốc gia không có mạng di dộng 5G. Đường lây của COVID-19 là qua giọt b.ắn khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói. Bệnh cũng có lây truyền nếu đưa tay lên mắt, mũi, miệng sau khi chạm vào các bề mặt bị nhiễm virus.
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc nhiệt độ cao hơn 25oC không có tác dụng phòng ngừa hay điều trị COVID-19
Dù thời tiết có nắng nóng, con người vẫn có thể mắc COVID-19, thậm chí COVID-19 đã xuất hiện ở các quốc gia có tiết trời nắng nóng quanh năm. Để bảo vệ cơ thể, hãy rửa tay thường xuyên, tránh chạm vào mắt, mũi, miệng.
COVID-19 không phải là bệnh suốt đời
Đa số người mắc bệnh COVID-19 đều có thể phục hồi và loại bỏ được virus ra khỏi cơ thể. Nếu không may bị mắc bệnh, hãy điều trị triệu chứng. Nếu có ho, sốt, khó thở, hãy liên hệ với cơ sở y tế sớm nhất qua điện thoại.
Thời tiết lạnh và băng giá không thể t.iêu d.iệt được COVID-19
Không có bằng chứng chứng minh thời tiết lạnh có thể g.iết c.hết virus corona. Nhiệt độ cơ thể luôn duy trì ở 36,5C đến 37C bất kể nhiệt độ bên ngoài như thế nào. Cách tốt nhất để bảo vệ cơ thể khỏi mắc COVID-19 là rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn có chứa cồn.
Tắm nước nóng không có tác dụng phòng ngừa COVID-19
Tắm nước nóng không có tác dụng phòng COVID-19. Nhiệt độ của cơ thể luôn trì ở mức 36,5C đến 37C bất kể nhiệt độ bên ngoài là bao nhiêu. Thực tế, tắm nước quá nóng lại có thể gây hại, có thể gây bỏng da. Cách tốt nhất để bảo vệ cơ thể khỏi mắc COVID-19 là rửa tay thường xuyên. Rửa tay sẽ giúp loại bỏ virus và tránh nhiễm khuẩn khi đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
COVID-19 không lây truyền qua vết muỗi đốt
Cho đến nay vẫn chưa có thông tin cũng như bằng chứng nào cho thấy COVID-19 có thể truyền qua muỗi. Virus SARS-CoV-2 là một loại virus đường hô hấp, lây lan chủ yếu qua các giọt b.ắn được tạo ra khi người bị bệnh ho, hắt hơi, hoặc qua các giọt nước bọt hoặc dịch tiết từ mũi.
Hãy thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn có chứa cồn. Ngoài ra, tránh tiếp xúc gần với bất kỳ ai đang ho và hắt hơi.
Máy sấy tay không thể t.iêu d.iệt virus corona
Máy sấy tay không có tác dụng t.iêu d.iệt virus gây ra COVID-19. Để bảo vệ cơ thể, hãy rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn có chứa cồn. Sau đó, có thể làm khô tay bằng giấy thấm hoặc máy sấy.
Không nên sử dụng đèn cực tím (UV) để khử khuẩn tay hoặc các khu vực khác của da
Tia cực tím có thể gây kích ứng da và tổn thương mắt. Rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn là cách hiệu quả nhất để loại bỏ virus.
Các vaccine ngừa viêm phổi không có tác dụng với COVID-19
Các vaccine ngừa viêm phổi như vaccine phế cầu và vaccine Haemophilus influenza type B (Hib) không có tác dụng ngăn ngừa COVID-19 vì đây là một loại virus mới. Mặc dù vậy, các vaccine này vẫn được khuyến cáo tiêm chủng để tránh mắc các bệnh hô hấp thông thường.
Rửa mũi với nước muối không giúp ngăn ngừa COVID-19
Chưa có bằng chứng chứng minh rửa mũi thường xuyên với nước muối có thể phòng ngừa virus corona. Hiện tại, có một số ít bằng chứng cho thấy rửa mũi thường xuyên với nước muối có thể giúp hồi phục nhanh hơn. Tuy nhiên, nó không có tác dụng trong việc dự phòng các bệnh hô hấp.
Ăn tỏi không giúp phòng ngừa COVID-19
Tỏi là thực phẩm tốt cho sức khoẻ vì có một số đặc tính kháng khuẩn, tuy nhiên, chưa có bằng chứng chứng minh ăn tỏi có thể phòng tránh được virus corona.
COVID-19 có thể gây bệnh ở mọi lứa t.uổi
Người già hay trẻ đều có thể mắc COVID-19. Tuy nhiên, người già và những người có bệnh nền như hen suyễn, đái tháo đường, bệnh tim có nguy cơ cao mắc COVID-19 nặng.
Kháng sinh không thể phòng ngừa hay điều trị COVID-19
Kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn, không có tác dụng đối với virus. COVID-19 gây ra bởi virus, vì vậy, kháng sinh không được chỉ định để phòng ngừa hay điều trị COVID-19. Kháng sinh chỉ được sử dụng nếu có bội nhiễm xảy ra sau khi mắc COVID-19.
Lấy thành công hạt lạc trong phổi cụ ông 95 t.uổi
Ngày 5/6, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ Khoa Nội hô hấp bệnh viện vừa nội soi phế quản lây thành công hạt lạc (đậu phộng) trong phổi cụ ông 95 t.uổi.
Trước đó, vào ngày 1/6 bệnh nhân nam tên P.V.K. (95 t.uổi, địa chỉ ở Phụng Hiệp – Hậu Giang) đến khám tại BVĐKTW Cân Thơ trong tình trạng sốt, khó thở, nặng ngực kéo dài, gần 2 tháng điều trị nhiều nơi không giảm.
Diễn tiến bệnh liên tục sốt cao, có những cơn khò khè, khó thở, do bệnh nhân đáp ứng chậm với phác đồ điều trị viêm phổi nên các bác sĩ quyết định nội soi phế quản bằng ống soi mềm để thám sát, chẩn đoán và lấy bệnh phẩm xét nghiệm tìm nguyên nhân.
Thám sát đường thở trong lúc nội soi bất ngờ phát hiện dị vật là nửa hạt đậu phộng kích thước 6x12mm nằm ở thùy giữa phổi phải, niêm mạc tăng sinh nhiều. Ê kíp nội soi đã dùng thòng lọng lấy thành công dị vật và bơm rửa sạch thuỳ giữa phổi phải sau lấy dị vật, lấy dịch xét nghiệm. Thời gian thực hiện nội soi phế quản là 20 phút.
Bệnh nhân ổn định sau nội soi phế quản
Sau khi có kết quả nội soi, người nhà cho biết: Vào khoảng 02 tháng trước, cụ ông có ăn xôi đậu phộng, sau đó 1 tuần thì xuất hiện triệu chứng ho, khó thở, nặng ngực, chữa trị nhiều nơi vẫn không thuyên giảm.
Hiện tại, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định ngay sau khi nội soi lấy dị vật, bệnh nhân tỉnh, phổi thông khí tốt, hết sốt.
TS.BS Cao Thị Mỹ Thúy – Trưởng Khoa Nội hô hấp BVĐKTW Cân Thơ cho biết: Dị vật phế quản có thể gây những biến chứng cấp tính như ngưng thở hay có thể gây n.hiễm t.rùng phế quản phổi tái đi tái lại đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng bệnh nhân. Người cao t.uổi khi bị dị vật đường thở dễ nhầm với các bệnh nội khoa nên dễ bị bỏ sót.
Dị vật đường thở còn tồn tại sẽ gây biến chứng như viêm phổi dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác như lao phổi, u phổi hay tràn dịch màng phổi do các nguyên nhân khác. Nội soi phế quản giúp chẩn đoán xác định vị trí dị vật, bản chất dị vật, tổn thương phối hợp. Đây là phương pháp điều trị tối ưu lấy dị vật ra khỏi đường thở.