Khi quá căng thẳng, bạn có thể thử các bài tập thở sau do chuyên gia yoga Đại sư Akshar (Ấn Độ) chia sẻ, theo Hindustan Times .
Pranayama có thể giúp giải tỏa căng thẳng. Ảnh SHUTTERSTOCK
Mặc dù căng thẳng là khá bình thường và có lúc có thể thúc đẩy bạn đạt được mục tiêu của mình, nhưng đôi khi nó lại có tác động quá mức đối với bạn. Căng thẳng không kiểm soát trong thời gian dài có thể dẫn đến bệnh tim, trầm cảm, tiểu đường, các vấn đề về đường tiêu hóa.
Bạn nên tăng dần cường độ các bài tập pranayama. ẢNH SHUTTERSTOCK
Điều quan trọng là phải giải quyết vấn đề từ đầu. Pranayama hay bài tập thở là một trong những kỹ thuật hiệu quả để giải tỏa căng thẳng và làm dịu thần kinh.
Đại sư Akshar cho biết, kỹ thuật thở trong nghiên cứu và thực hành yoga được gọi là pranayama.
Sau đây là các bài tập thở giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng sống.
1. Bhastrika pranayama
Ngồi ở tư thế thoải mái.
Thẳng lưng và nhắm mắt lại.
Đặt lòng bàn tay trên đầu gối và hướng lên trên.
Hít vào thật sâu để nạp đầy không khí vào phổi.
Thở ra hoàn toàn.
Nên thực hiện hít vào và thở ra theo tỷ lệ 1: 1.
2. Bhramari pranayama
Ngồi ở tư thế thoải mái.
Thẳng lưng và nhắm mắt lại.
Đặt ngón tay cái trên mép tai.
Đặt ngón tay trỏ trên trán; ngón giữa của bạn trên khóe mắt và ngón đeo nhẫn trên góc của lỗ mũi.
Hít vào thật sâu để nạp đầy không khí vào phổi.
Khi bạn thở ra, từ từ tạo ra âm thanh vo ve như tiếng ong.
Khép miệng và cảm nhận sự rung động của âm thanh khắp cơ thể.
Có thể bắt đầu thực hành kỹ thuật thở này trong 5 phút mỗi ngày và tăng dần theo thời gian, theo Hindustan Times .
3. Chakravati pranayama
Hít vào thật sâu để nạp đầy không khí vào phổi
Hình dung các vòng tròn trước mặt.
Sử dụng tay phải để vẽ các vòng tròn tưởng tượng gần với mũi.
Hãy tưởng tượng không khí tràn vào mũi giống như một chiếc lò xo.
Với một nhịp thở, vẽ 3 vòng tròn theo chiều kim đồng hồ trước mũi và sau đó thở ra.
Bắt đầu với một vài vòng tròn và tăng dần lên đến 100 cho đến khi thành thạo.
Lời khuyên cho người mới bắt đầu
Khi mới bắt đầu, tốt nhất nên thực hành các kỹ thuật pranayama này ở tốc độ chậm và dần dần xây dựng mức độ luyện tập, chuyển sang tốc độ trung bình và cuối cùng là tốc độ nhanh. Cả ba cấp độ này đều có tác động tích cực đến cơ thể.
Lợi ích của việc thực hành pranayama
Một số lợi ích của việc thực hành pranayama mỗi ngày là nó làm sạch cơ thể và thải độc tố. Nó cũng cải thiện khả năng thở của phổi. Pranayama giúp điều hòa hệ thần kinh, lọc m.áu, giúp cơ thể tràn đầy sinh lực và giảm sự lười biếng, theo Hindustan Times .
3 dấu hiệu ít ngờ tới cảnh báo sức khỏe đường ruột đang có vấn đề
Sức khỏe đường ruột có vai trò quan trọng với cơ thể nhưng lại ít được mọi người quan tâm.
Chăm sóc tốt sức khỏe đường ruột có thể giúp ngăn ngừa nhiều bệnh và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Sức khỏe đường ruột sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của cơ thể. SHUTTERSTOCK
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe ruột như căng thẳng, mất ngủ, ăn nhiều thực phẩm chế biến, thực phẩm nhiều đường và cả kháng sinh, theo MSN .
Khi ruột đang bất ổn, cơ thể sẽ xuất hiện những dấu hiệu sau:
Thèm đường
Thèm đường là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe ruột kém nhưng lại ít người biết. Về cơ bản, các vi khuẩn đường ruột tiết ra các protein tác động đến hoạt động của hoóc môn tăng cảm giác thèm ăn ghrelin và hoóc môn tạo cảm giác no leptin.
Nếu ăn nhiều đường, các vi khuẩn không có lợi này sẽ tiết ra nhiều protein kích thích hoóc môn thèm ăn ghrelin. Cơn đói sẽ khiến mọi người có xu hướng thèm ăn các món có nhiều đường và tinh bột, MSN dẫn lời ông Tim Goodwin, chuyên gia dinh dưỡng ở Anh, giải thích.
Do đó, cải thiện sức khỏe đường ruột sẽ giúp giảm cảm giác thèm ăn, ngăn ngừa tăng cân, cải thiện tâm trạng và sức khỏe tổng thể. Thay vì ăn các món có nhiều đường, mọi người hãy ưu tiên các rau củ, trái cây, các mòn giàu protein như thịt gà, các loại đậu.
Mất ngủ
Phần lớn hoóc môn serotonin tạo cảm giác vui vẻ, hạnh phúc được sản sinh từ ruột. Do đó, sức khỏe ruột kém sẽ làm giảm nồng độ serotonin, ảnh hưởng đến tâm trạng và giấc ngủ.
Ruột có vấn đề còn có thể gây mất ngủ. Dù vậy, không phải lúc nào mất ngủ cũng do vấn đề về ruột. Mất ngủ có thể do các nguyên nhân như khó khăn về tâm lý, bất thường nội tiết, đau bệnh, béo phì, tiểu đường và nhiều nguyên nhân khác.
Do đó, để xác định đúng nguyên nhân gây mất ngủ, mọi người cần đến bác sĩ để được chẩn đoán và hỗ trợ. Một số phương pháp có lợi có thể giúp cải thiện giấc ngủ như ăn nhiều chất xơ, tập thể dục thường xuyên, tránh xa các món có đường hoặc tìm đến các kênh tham vấn, trị liệu tâm lý.
Gặp vấn đề về da
Sức khỏe đường ruột kém cũng ảnh hưởng đến da. Những vấn đề như da ửng đỏ, mụn trứng cá, viêm da có thể do ruột không dung nạp thực phẩm, chế độ ăn uống nhiều đường và viêm ruột gây ra.
Ngoài ra, hội chứng ruột bị rò rỉ cũng có thể dẫn đến các vấn đề về da. Nguyên nhân là vì bệnh sẽ khiến một số protein, vi khuẩn và chất gây hại bị rò rỉ qua những vị trí bị viêm trên niêm mạc ruột non và đi vào m.áu. Khi đó, gan sẽ chịu trách nhiệm chuyển hóa và thải những tác nhân gây hại này, theo MSN.