Đau, sưng tại vị trí tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh… là biểu hiện thường gặp sau khi tiêm vắc xin Covid-19, nếu sốt trên 38,5 độ có thể dùng thuốc hạ sốt để giảm cơn đau nhức.
Để đảm bảo việc tiêm chủng diễn ra thuận lợi, an toàn và hiệu quả, mỗi chúng ta cần chủ động trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về các phản ứng sau khi tiêm vắc xin và cách xử lý chính xác cho từng trường hợp.
Không ít người tỏ ra lo ngại về phản ứng sau khi tiêm vắc xin ngừa Covid-19. Trên thực tế, những phản ứng sau tiêm chính là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang phản ứng với kháng nguyên trong vắc xin để tạo ra kháng thể chống virus. Vắc xin sẽ kích thích sự sản sinh kháng thể, đồng thời tạo ra tế bào lympho T, lympho B ghi nhớ virus để sẵn sàng chiến đấu nếu gặp phải các tác nhân gây bệnh trong tương lai. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý điều này không có nghĩa là những người không gặp phải những phản ứng này thì có nghĩa là cơ thể không sinh ra kháng thể chống lại bệnh.
Những phản ứng sau tiêm vắc xin ngừa Covid-19 là biểu hiện của đáp ứng miễn dịch.
Các loại vắc xin ngừa Covid-19 phổ biến nhất được sử dụng tại Việt Nam hiện nay là Pfizer, Moderna, AstraZeneca, Sinopharm… Do được sản xuất với công nghệ khác nhau, mỗi loại vắc xin lại tạo ra những phản ứng đặc trưng riêng.
Sau tiêm, một số hiếm có phản ứng dị ứng nghiêm trọng (hay thường được gọi là “sốc phản vệ”). Cần phải hiểu rõ, sốc phản vệ có thể xảy ra sau khi tiêm bất kỳ loại vắc xin nào chứ không chỉ riêng vắc xin ngừa Covid-19.
Để đảm bảo an toàn, hạn chế phản ứng sau khi tiêm vắc xin, người được tiêm cần theo dõi ít nhất 30 phút tại các điểm tiêm, theo khuyến cáo từ Bộ Y tế. Trong những ngày tiếp theo, người dân cần ngay lập tức đến các cơ sở y tế gần nhất nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau đây:
8 dấu hiệu phản ứng nghiêm trọng hậu tiêm vắc xin ngừa Covid-19 (Nguồn: Bộ Y tế).
Ngoại trừ các phản ứng sốc phản vệ với tỷ lệ hiếm gặp như trên, những tác dụng phụ phổ biến có thể kể đến bao gồm: Đau đầu, đau khớp, đau cơ hoặc khớp, đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt, sưng tại chỗ tiêm. Các triệu chứng này sẽ biến mất trong khoảng một tuần sau tiêm và không để lại di chứng sau này.
Tổng hợp các phản ứng thường gặp sau khi tiêm các loại vắc xin được sử dụng tại Việt Nam hiện nay (Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Đối với những phản ứng ở mức độ nhẹ đến trung bình như trên, người dân hoàn toàn có thể nghỉ ngơi và tự chăm sóc bản thân tại nhà. Theo PGS.TS Kiều Đình Hùng – Trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, giảng viên Đại học Y Hà Nội, trong vòng 2-3 ngày đầu sau khi tiêm, mọi người cần hạn chế các hoạt động mạnh, tập trung thư giãn và xử lý triệu chứng. Khi cảm thấy khó chịu tại khu vực tiêm, hãy sử dụng một chiếc khăn sạch và mát đắp lên vùng da này.
Trong trường hợp nhiệt độ cơ thể trên 38,5 độ, đau nhiều ở vùng tiêm, đau nhiều ở cơ gây khó chịu, khó ngủ, chúng ta có thể sử dụng thuốc hạ sốt để hạ sốt, làm giảm những cơn đau nhức khó chịu. PGS.TS Kiều Đình Hùng cũng đưa ra một số tiêu chí mà người dân cần ghi nhớ để sử dụng thuốc hạ sốt an toàn, hiệu quả.
Trước hết, về thành phần thuốc, Ibuprofen, Aspirin hay Paracetamol là những cái tên phổ biến nhất trên thị trường. Tuy nhiên, các hoạt chất thuộc nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như Aspirin và Ibuprofen được khuyến cáo có thể gây nhiều tác dụng phụ tới dạ dày – tá tràng và chống chỉ định cho nhiều loại bệnh nền. Trong khi đó, Paracetamol có thành phần an toàn hơn cả, được khuyến cáo sử dụng bởi Bộ Y Tế để điều trị các trường hợp kể trên.
Khi lựa chọn giảm đau, hạ sốt bằng Paracetamol, hãy lưu ý sử dụng liều lượng phù hợp với thể trạng để thuốc phát huy tối đa tác dụng. Cụ thể, người trưởng thành có thể sử dụng Paracetamol trong 24 giờ với liều lượng khoảng 60mg/kg chia làm 4-6 lần và không vượt quá 3.000 mg/ngày. Như vậy, mỗi lần uống sẽ tương đương khoảng 10-15 mg/kg, cách nhau 4-6 giờ.
Dạng bào chế của Paracetamol khá đa dạng, điển hình như viên nén, viên sủi, viên nang. Trong đó, viên sủi sở hữu nhiều ưu điểm hơn cả như đặc tính dễ hòa tan, dễ dung nạp vào cơ thể mà không bị tích tụ thuốc. Với nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sớm, các chất trong thuốc cũng được thúc đẩy quá trình hấp thu, đem lại hiệu quả nhanh hơn. Đặc biệt, Paracetamol dạng sủi ít kích thích niêm mạc dạ dày, thực quản, giảm thiểu tối đa những tác dụng phụ tới hệ tiêu hóa.
Mỗi người dân có thể ghi nhớ những kiến thức cần thiết để hạn chế những phản ứng không mong muốn trong quá trình tiêm vắc xin ngừa Covid-19. Sớm hoàn thành kế hoạch tiêm chủng, cả đất nước có thể hướng đến mục tiêu toàn thắng trong cuộc chiến chống Covid-19.
Tiêm 2 mũi AztraZeneca cách nhau 6 tuần, hiệu quả bảo vệ có đảm bảo không? Chuyên gia tiêm chủng trả lời
Theo WHO, vắc xin AstraZeneca đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả trong việc bảo vệ mọi người khỏi các nguy cơ cực kỳ nghiêm trọng của COVID-19, bao gồm t.ử v.ong, nhập viện và mắc bệnh nặng.
Cách vắc xin sinh kháng thể
Vắc xin AstraZeneca khi vào cơ thể sẽ hoạt động ra sao để sinh miễn dịch? ThS BS. Nguyễn Hiền Minh – Phó trưởng Đơn vị Tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho hay, s au khi tiêm, vắc xin (dựa trên vector là adenovirus) sẽ mang mã di truyền của virus SARS-CoV-2 quy định protein S vào trong tế bào của cơ thể. Cơ thể bắt đầu tự tạo ra protein S.
Các tế bào miễn dịch trong m.áu nhận diện protein S là “kẻ xâm nhập”, và kích hoạt phản ứng của hệ miễn dịch. Cơ thể bắt đầu tạo ra kháng thể và tế bào miễn dịch giờ đây có thể nhắm trúng mục tiêu và t.iêu d.iệt các tế bào nhiễm có mang protein S.
” Hệ thống miễn dịch sau đó tiếp tục tạo ra các tế bào trí nhớ. Những tế bào trí nhớ này có thể phát hiện ra virus SARS-CoV-2 trong tương lai, bằng cách nhận ra protein S trên bề mặt của virus. Điều này ngăn chặn virus SARS-CoV-2 lây lan và làm giảm tác hại do bệnh COVID-19 gây ra cho cơ thể “, bác sĩ Hiền Minh cho hay.
Hiệu lực bảo vệ của vắc xin AstraZeneca
Theo bác sĩ Hiền Minh, AstraZeneca là công ty dược phẩm toàn cầu đầu tiên tham gia Chương trình COVAX Facility (Giải pháp tiếp cận vắc xin phòng Covid-19 toàn cầu) vào tháng 6/2020 vì cam kết chung đối với việc tiếp cận công bằng, phân bổ bình đẳng vắc xin Covid-19 toàn cầu, bất kể mức thu nhập.
Tiêm vắc xin COVID-19 ở nhà thi đấu Phú Thọ TP.HCM – Ảnh Hải An.
Tại Việt Nam, vắc xin COVID-19 AstraZeneca đã được Bộ Y tế phê duyệt theo quyết định số 983/QĐ-BYT ngày 01/2/2021, vắc xin tiêm cho người từ 18 t.uổi trở lên. Vắc xin dạng dung dịch, được đóng 10 liều trong 1 lọ, mỗi liều 0,5ml. Lọ vắc xin đã mở chỉ sử dụng trong vòng 6 giờ và lọ vắc xin có hạn sử dụng 6 tháng từ ngày sản xuất.
Bác sĩ Hiền Minh cho biết: ” Một liều tiêu chuẩn của vắc xin AstraZeneca có tác dụng giảm 76% nguy cơ bệnh COVID-19 có triệu chứng trong 90 ngày đầu tiên và sự bảo vệ được duy trì cho đến liều tiêm thứ hai.
Đ ánh giá hiệu lực vắc xin AstraZeneca sau một liều tiêm và tính sinh miễn dịch của vắc xin liên quan đến khoảng cách thời gian tối ưu giữa hai lần tiêm cho thấy : với khoảng cách giữa hai liều từ 12 tuần trở lên, hiệu lực bảo vệ của vắc xin AstraZeneca tăng lên đến 82% , trong khi đó nếu hai mũi tiêm cách nhau dưới 6 tuần thì hiệu lực bảo vệ chỉ khoảng 55%”.
Tương tự như tất cả các loại vắc xin khác, vắc xin Covid-19 có thể gây ra tác dụng phụ. Hầu hết tác dụng phụ của vắc xin AstraZeneca thường nhẹ và ngắn hạn, có thể kéo dài 1 đến 3 ngày sau khi tiêm, ít ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và không phải ai cũng gặp phải (chiếm khoảng 10-20% số người được tiêm chủng).
Các tác dụng ngoài ý thường nhẹ hơn và ít xảy ra hơn sau liều thứ hai và ít xảy ra ở người lớn t.uổi (65 t.uổi): Đau cánh tay ở vị trí tiêm; Cảm thấy mệt mỏi; Đau đầu; Cảm thấy đau nhức cơ thể; Bị sốt hoặc cảm thấy lạnh run.
Các phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vắc xin là hiếm gặp. Hội chứng huyết khối giảm tiểu cầu rất hiếm gặp sau tiêm (tần suất ước tính khoảng 8,1 trên 1 triệu liều). Dấu hiệu để bạn có thể nghi ngờ mình có biến chứng hiếm gặp này sau khi tiêm vắc xin của AstraZeneca: Khó thở; Đau ở ngực hoặc dạ dày; Sưng hoặc lạnh ở cánh tay hoặc chân; nhức đầu nghiêm trọng kéo dài trên 4 ngày hoặc mờ mắt sau khi tiêm; C.hảy m.áu dai dẳng hoặc xuất hiện vết bầm tím bất thường.