Đối tượng dễ trở nặng khi nhiễm Covid-19 dù đã tiêm vắc xin

Nam giới, người cao t.uổi, đặc biệt là người ghép thận, mắc bệnh hồng cầu, có khả năng cao phải nhập viện khi nhiễm Covid-19 dù đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin.

Các chuyên gia của Đại học Oxford (Anh) đã sử dụng dữ liệu vắc xin để cập nhật một chương trình mà họ phát minh vào năm 2020 nhằm tìm ra đối tượng dễ gặp nguy hiểm nhất khi nhiễm Covid-19.

Thuật toán mới cho thấy những người được ghép thận, mắc hội chứng Down hoặc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm dễ trở nặng dù đã chủng ngừa đầy đủ.

Vắc xin giúp giảm khả năng phải nhập viện hoặc t.ử v.ong cho họ nhưng mức độ bảo vệ không mạnh như ở các nhóm người khác.

doi tuong de tro nang khi nhiem covid 19 du da tiem vac xin 188 6043069

Ảnh minh họa: Paho

Ngoài các đối tượng kể trên, những yếu tố nguy cơ phổ biến chính ở nhóm đã tiêm vắc xin tương tự ở nhóm chưa tiêm. Đó là t.uổi cao, giới tính nam và các nhóm dân tộc thiểu số có liên quan đến tỷ lệ sống sót kém hơn.

Giáo sư Carol Coupland, chuyên gia thống kê y tế tại Đại học Nottingham, cho biết: “Nhìn chung, rủi ro nhiễm và trở nặng Covid-19 của người đã tiêm thấp hơn nhiều so với trước khi tiêm nhưng vắc xin vẫn chưa loại bỏ hoàn toàn sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng”.

Các tình trạng khác khiến một người có nguy cơ mắc Covid-19 cao hơn mức trung bình dù đã tiêm đủ 2 mũi là bệnh nhân hóa trị, bị HIV, sa sút trí tuệ hoặc Parkinson.

Những người gốc Ấn Độ hoặc Pakistan cũng có tỷ lệ mắc bệnh nặng cao hơn.

Công cụ tính toán nguy cơ của Đại học Oxford sử dụng số liệu từ 5,2 triệu người Anh đã được tiêm chủng. Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh dựa trên công cụ này để đ.ánh giá bệnh nhân nào cần phải thận trọng hơn.

Trong thời kỳ đỉnh dịch, các bác sĩ đã sử dụng phương pháp trên để quyết định xem ai nên nằm trong danh sách cần bảo vệ.

Những người được xác định có nguy cơ cao sẽ tiêm vắc xin tăng cường vào mùa thu hoặc mùa đông này. Riêng ở Anh, có khoảng 30 triệu người trưởng thành được tiêm liều thứ ba.

Giáo sư Penny Ward, Đại học King’s College London, không tham gia vào nghiên cứu, đ.ánh giá: “Chúng ta đã biết rằng, mặc dù có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa nhiễm bệnh và trở nặng nhưng chủng ngừa không có hiệu quả 100%. Khả năng bệnh sẽ chuyển nặng nghiêm trọng hơn ở một số nhóm người nhất định dù đã tiêm đủ 2 mũi”.

Trắng đêm giành giật sự sống cho sản phụ nhiễm Covid-19 nguy kịch

Hai sản phụ mắc Covid-19 diễn tiến nguy kịch phải đặt ECMO để duy trì sự sống đã hồi phục sau thời gian điều trị.

trang dem gianh giat su song cho san phu nhiem covid 19 nguy kich 949 5947813

Sản phụ mắc Covid-19 diễn tiến nguy kịch phải đặt ECMO để duy trì sự sống đã hồi phục sau thời gian điều trị. Ảnh BVCC

Đêm 8.8, tại Khoa Hồi sức tích cực – BV Quân y 175 (TP.HCM) đã thực hiện thành công kỹ thuật ô xy hóa m.áu qua màng ngoài cơ thể (ECMO) cho bệnh nhân (BN) H. (33 t.uổi) đang mang thai 33 tuần nhiễm Covid-19 trong tình trạng suy hô hấp nguy kịch.

Qua hội chẩn, các bác sĩ chẩn đoán BN mắc Covid-19 ở mức độ nguy kịch, mặc dù trước đó BN đã được xử lý các tình huống cứu chữa ban đầu bài bản theo phác đồ của Bộ Y tế nhưng đáp ứng của người bệnh rất kém.

Sau khi hội chẩn cùng các chuyên gia của Bộ Y tế, Sở Y tế TP.HCM, các chuyên gia ICU của BV Chợ Rẫy, BN được chỉ định thực hiện kỹ thuật ô xy hóa m.áu qua màng ngoài cơ thể (ECMO).

Trước đó, sản phụ H. có chỉ số SpO2 là 80%. Sau hơn 1 giờ chuẩn bị và 30 phút thực hiện, sản phụ H. được cải thiện rõ rệt chỉ số SpO2 là 96-98%.

BS Nguyễn Cảnh Chung, BS điều trị tại BV Quân y 175 cho biết: “Tất cả bệnh nhân áp dụng ECMO tại bệnh viện đều là các sản phụ, đây là bệnh nhân thứ 3 chúng tôi thực hiện kỹ thuật. Đối với sản phụ vừa qua, nếu chúng tôi không thực hiện kỹ thuật ECMO chắc chắn bệnh nhân sẽ t.ử v.ong. Chính vì vậy trong thời gian ngắn dưới sự tư vấn của các chuyên gia về máy cùng các kỹ sư hàng đầu của Khoa Trang bị Bệnh viện Quân y 175 và sự cố gắng của toàn ê kíp, chúng tôi đã thực hiện thành công kỹ thuật này”.

BS Chung cũng hy vọng sẽ cứu chữa được nhiều BN nhiễm Covid-19 nặng cần đến kỹ thuật ô xy hóa m.áu qua màng cơ thể.

3 tháng xa gia đình, vào bệnh viện tuyến cuối làm “chiến binh” chống Covid-19

Trước đó, rạng sáng 28.7, BV Chợ Rẫy cũng tiếp nhận BN Đ. (31 t.uổi) được chuyển đến từ BV Nhi Đồng TP.HCM để hội chẩn can thiệp ECMO. Sản phụ Đ. đang mang thai 31 tuần và cũng là một bác sĩ của BV Nhi Đồng TP.HCM trong tình trạng mắc Covid-19 rất nguy kịch, phải thở máy tại BV Trưng Vương.

Ê kíp các bác sĩ Hồi sức cấp cứu của BV Chợ Rẫy đang phụ trách tại BV Hồi sức Covid-19 đã nhanh chóng đến phối hợp cùng khoa sản BV Trưng Vương, khoa Hồi sức sơ sinh BV Nhi Đồng TP.HCM để mổ cứu thai và tiến hành đặt ECMO ngay tại phòng mổ.

trang dem gianh giat su song cho san phu nhiem covid 19 nguy kich a12 5947813

Mẹ tròn con vuông trong đêm nhờ sự can thiệp kịp thời của các bác sĩ tại BV Chợ Rẫy. ẢNH: BVCC

Sau ca mổ, b.é t.rai nặng 2 kg được đưa về BV Nhi đồng TP.HCM tiếp tục theo dõi sức khỏe, còn sản phụ Đ. được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực 2A BV Hồi sức Covid-19. Sau 1 tuần được can thiệp bằng kỹ thuật ECMO, thở máy, lọc m.áu tích cực, bệnh nhân Đ. đã được cai máy thở, rút nội khí quản và cai ECMO thành công.

Bản tin Covid-19 ngày 9.8- Cả nước 9.340 ca bệnh, TP.HCM xin phép san sẻ vắc xin

Sau khi ca cấp cứu thành công, BS.CK2 Trần Thanh Linh, Phó khoa Hồi sức Cấp cứu BV Chợ Rẫy kiêm Phó giám đốc BV Hồi sức Covid-19, chia sẻ: “Nụ cười của bệnh nhân, sự bình an của cháu bé thật sự đã giúp chúng tôi trút đi rất nhiều mệt mỏi trong những đêm trắng giành giật từng mạng sống của bệnh nhân nguy kịch tại BV Hồi sức Covid -19”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *