Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành đột quỵ và các bệnh thần kinh liên quan.
Trong 2 ngày 27- 28/09/2019, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ phối hợp với Hội Đột quỵ Việt Nam và Sở Y tế Phú Thọ tổ chức “Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành đột quỵ và các bệnh thần kinh liên quan lần thứ 8″.
Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa nhân Kỷ niệm 10 năm thành lập Hội Đột quỵ Việt Nam và 1 năm thành lập Trung tâm Đột quỵ – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.
Bài Viết Liên Quan
- Phần thịt lợn rẻ như cho, có tác dụng phòng ung thư, ngăn ngừa lão hóa
- Viêm tai ứ dịch – Nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
- Phát hiện mới về tác hại của việc bỏ ăn sáng
Toàn cảnh hội nghị.
Tham dự hội nghị có đồng chí Trần Huy Dụng – Phó trưởng Ban bảo vệ sức khỏe Trung ương; GS.TS Lê Quang Cường – Phó Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư – Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế; GS.TS Nguyễn Văn Thông – Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam; TS Nguyễn Huy Ngọc – Giám đốc Sở Y tế Phú Thọ.
Đặc biệt có sự tham gia của GS. TS Michael Brainin – Chủ tịch Hội Đột quỵ Thế giới cùng các giáo sư hàng đầu của Vương quốc Anh, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Áo. Hội nghị đã thu hút được sự tham gia của hàng trăm giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ và các nhà khoa học đến từ các cơ sở khoa học trong cả nước.
Chủ tịch Hội Đột quỵ Thế giới cùng các giáo sư hàng đầu của Vương quốc Anh, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Áo nhận quà lưu niệm từ BTC.
Hiện nay, bệnh đột quỵ đang gia tăng theo xu hướng trẻ hóa độ t.uổi mắc bệnh. Đây là căn bệnh nguy hiểm tới tính mạng và để lại di chứng nặng nề nếu không kịp thời phát hiện, có xử trí ban đầu đúng và nhanh chóng đưa đến các cơ sở y tế.
GS. TS Michael Brainin – Chủ tịch Hội Đột quỵ Thế giới phát biểu tại Hội nghị
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, đột quỵ là bệnh gây t.ử v.ong đứng thứ 3 trong số những nguyên nhân gây t.ử v.ong ở con người và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế. Tại Việt Nam, số người phải nhập viện điều trị vì đột quỵ tăng lên từ 1,7% đến 2,5% trong 3 năm trở lại đây. Tỷ lệ nam giới cao gấp 4 lần nữ giới, số người đột quỵ trong độ t.uổi trẻ từ 40 đến 45 t.uổi đang có xu hướng gia tăng mạnh, chiếm 1/3 tổng số các trường hợp đột quỵ.
GS.TS Nguyễn Văn Thông – Chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam phát biểu tại Hội nghị.
Phát biểu tại Hội nghị, GS.TS Nguyễn Văn Thông, Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam đã chỉ rõ “Đột quỵ là một cấp cứu y tế khẩn cấp với hai mục tiêu chính là hạn chế hoặc phục hồi các mô não bị tổn thương và ngăn chặn các tổn thương sau đột quỵ theo phương pháp phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ, điều trị tích cực, toàn diện và dự phòng tái phát. Việc chẩn đoán nhanh, kịp thời, làm việc theo nhóm, chăm sóc và điều trị đúng ở các tuyến theo từng giai đoạn cần phải rất khẩn trương để đem lại hiệu quả tối ưu cho người bệnh”.
Chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/9/2018, Trung tâm Đột quỵ – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ là trung tâm đầu tiên trong cả nước hoạt động theo quy trình khép kín, hoàn chỉnh (mô hình của Anh và Hoa Kỳ) với 3 đơn vị trực thuộc.
Sau khi thành lập, trung tâm đã xây dựng một mạng lưới các đội đột quỵ tại các bệnh viện tuyến cơ sở, nhờ đó mà người bệnh đột quỵ đã được tiếp cận những kỹ thuật mới, chuyên sâu về đột quỵ.
Đặc biệt, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo RAPID trong chẩn đoán và điều trị”cho phép mở rộng cửa sổ điều trị lên đến 24 giờ. Nhờ đó, các bác sỹ nhanh chóng đưa ra quyết định sử dụng các phương pháp tiêu can thiệp kịp thời trong cấp cứu người bệnh đột quỵ.
Phần trình bày của TS.BS Andreas Winkler. Chủ tịch Hội nghiên cứu lâm sàng PHCN thần kinh, Cộng hòa Áo.
Trong khuôn khổ hội nghị, hơn 60 báo cáo được trình bày với các nội dung phong phú, tiêu biểu trên tất cả các lĩnh vực thuộc chuyên ngành đột quỵ như: Dịch tễ đột quỵ não và thần kinh liên quan; chẩn đoán, điều trị và dự phòng đột quỵ, các bệnh lý thần kinh liên quan; can thiệp mạch não, can thiệp thần kinh; chẩn đoán hình ảnh, hồi sức đột quỵ – thần kinh; điều dưỡng, phục hồi chức năng đột quỵ – thần kinh…
TS Nguyễn Huy Thắng – Phó Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam trình bày báo cáo tại Hội nghị.
Là một trong những nhóm bệnh lý phức tạp có tỷ lệ mắc cao trong cộng đồng, thường để lại di chứng nặng nề, đột quỵ và bệnh lý thần kinh làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh, gây gánh nặng cho gia đình và xã hội. Chính vì vậy, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành đột quỵ và các bệnh thần kinh liên quan lần thứ VIII là dịp để những người làm trong lĩnh vực y tế có cơ hội trao đổi, học tập kinh nghiệm của các đồng nghiệp trong nước và quốc tế để nâng cao chất lượng trong chẩn đoán, điều trị các bệnh lý này.
HUY QUANG
Theo VTC
Cứu sống cụ ông 78 t.uổi bị cả bức tường gạch đè vào người
Cụ ông lâm vào tình trạng đa chấn thương, đau bụng nhiều, khó thở do bị bức tường gạch đè vào người.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa cấp cứu thành công nam bệnh nhân V. (78 t.uổi, ở Phú Thọ) bị đa chấn thương nặng do bị bức tường gạch đè vào người.
Cụ ông nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, khó thở. Kết quả khám cận lâm sàng cho thấy, ông bị chấn thương gan, ổ bụng có nhiều dịch dạng m.áu, tràn dịch – khí màng phổi trái, phần mềm thành ngực và lưng trái, gãy xương sườn 5-12 bên trái, gãy mỏm ngang đốt sống L1,L2 bên trái, tụ khí khe đĩa đệm L4/5.
Bệnh nhân được thăm khám trước khi ra viện.
Theo BS CKI Hoàng Hồng Quang – Phó khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, để điều trị, các bác sĩ đã hội chẩn và quyết định dẫn lưu mở màng phổi cấp cứu và nút mạch trong gan cho người bệnh.
Quá trình phẫu thuật, bệnh nhân được dẫn lưu mở màng phổi, nút mạch trong gan để cầm m.áu và xử lý nhanh vết thương.
“Ca mổ gặp rất nhiều khó khăn do bệnh nhân t.uổi cao, sức khỏe yếu, lại bị đa chấn thương nặng. Các thao tác phải đảm bảo chính xác, đúng kỹ thuật, chuyên môn cao mới giữ lại được mạng sống cho người bệnh. Sau 10 ngày điều trị, bệnh nhân qua cơn nguy kịch, thể trạng dần hồi phục và vừa được xuất viện”, bác sĩ Quang nói.
Theo VTC