Trong thành phần dinh dưỡng của trứng gà chứa nhiều canxi, vitamin, khoáng chất rất tốt cho cơ thể. Nhưng không phải ai ăn trứng gà cũng tốt, hoặc ăn sai cách trứng gà có thể biến thành… ‘thuốc độc’ gây hại cho sức khỏe.
Bài Viết Liên Quan
- Giải mã bí ẩn: Nọc độc rắn hổ mang gây c.hết người trong tích tắc có khả năng chữa bệnh ung thư
- 7 điều nam giới cần tránh để có sức khỏe t.ình d.ục tốt
- Tiết lộ về “cậu nhỏ” dậy sớm
Ảnh minh họa: Internet.
Những cách ăn trứng gà sai lầm gây hại đến sức khỏe:
Ăn trứng sống hoặc lòng đào
Trứng gà sống chứa các protein có kết cấu hóa học chặt chẽ. Khi ăn trứng gà sống, cơ thể con người sẽ không thể hấp thu được protein. Đồng thời, gây ức chế cho trung khu thần kinh, giảm chức năng của tuyến nước bọt, dịch vị dạ dày và ruột.
Trứng gà lòng đào chứa hai hợp chất khó phân giải cùng số lượng đáng kể vi khuẩn chưa bị t.iêu d.iệt khiến cơ thể không hấp thu protein, gây chứng khó tiêu, thậm chí bị tiêu chảy.
Luộc trứng quá lâu, rán trứng nhiệt độ cao
Luộc trứng là cách tốt nhất hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng. Song, trứng chỉ cần luộc chín tới và không quá lâu dễ làm protein bị biến chất, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Chỉ ăn lòng đỏ
Nhiều người thắc mắc ăn lòng đỏ hay lòng trắng trứng sẽ bổ dưỡng hơn. Theo chuyên gia dinh dưỡng Mộc Lan, hàm lượng protein có trong lòng đỏ nhiều hơn trong lòng trắng trứng gà một chút. Tuy nhiên, trong một quả trứng, tỷ lệ lòng trắng lại nhiều hơn lòng đỏ nên nhìn chung lượng protein bằng nhau.
Điều khác biệt là trong lòng đỏ chứa một lượng lớn khoáng chất như phốt pho, sắt, canxi, vitamin như A, D, E, K và vitamin B, trong khi lòng trắng hầu như không có các chất này. Tuy nhiên, lòng trắng trứng phù hợp với người bệnh về tim mạch vì không chứa cholesterol như lòng đỏ.
Trứng gà cực kỳ bổ nên được dùng tẩm bổ cho mẹ bầu và trẻ nhỏ. Nhưng đối với người đang bị ốm sốt, nhất là với t.rẻ e.m thì trứng gà lại làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên, không tán phát ra ngoài được. Vì vậy, khi con đang sốt bạn không nên cho ăn trứng gà bởi như thế giống như “lửa đổ thêm dầu”, bệnh sốt càng thêm trầm trọng. Ảnh minh họa: Internet.
Hâm lại trứng
Hâm lại trứng chín khiến trứng vừa bị mất protein vừa trở nên độc hại và gây ra các vấn đề tiêu hóa nếu được hâm lại. Đặc biệt bạn không nên hâm nóng trứng luộc và trứng ốp lết.
Kết hợp trứng gà với đậu tương, thịt thỏ hay đường
Men phân giải protein trong đậu tương khiến cơ thể không hấp thu được các giá trị dinh dưỡng có trong trứng gà.
Trứng gà kết hợp với thịt thỏ sẽ khiến dạ dày bị kích thích, dẫn đến tiêu chảy.
Đường bỏ vào trứng gà đang chế biến ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra một hợp chất t.iêu d.iệt các axit amin có lợi cho cơ thể và làm m.áu đông. Khi ăn chúng sẽ tạo mối nguy hiểm, khiến m.áu trong cơ thể dễ bị đông đặc.
Ăn trứng khi đói bụng
Khi bụng đang đói, nếu dung nạp quá nhiều những thực phẩm chứa hàm lượng protein cao như trứng, sữa, thịt… thì protein sẽ bị “áp bức” chuyển hóa thành nhiệt năng và tiêu hao mất, từ đó không thể phát huy tác dụng bồi bổ dinh dưỡng cho cơ thể.
Nhiều người thắc mắc ăn lòng đỏ hay lòng trắng trứng sẽ bổ dưỡng hơn. Theo chuyên gia dinh dưỡng Mộc Lan, hàm lượng protein có trong lòng đỏ nhiều hơn trong lòng trắng trứng gà một chút. Tuy nhiên, trong một quả trứng, tỷ lệ lòng trắng lại nhiều hơn lòng đỏ nên nhìn chung lượng protein bằng nhau. Ảnh minh họa: Internet.
Những người không nên ăn trứng gà:
Bệnh tiểu đường
Trong thành phần của trứng là loại thực phẩm chứa nhiều chất béo omega-3, là nguồn cung cấp vitamin, và vô vàn các loại dưỡng chất khác có lợi sức khỏe nhưng chúng cũng chứa rất nhiều cholesterol và chất béo bão hòa. Nhưng với người tiểu đường khi ăn trứng gà sẽ khiến bệnh tình thêm nặng, càng khó điều trị.
Người đang sốt
Trứng gà cực kỳ bổ nên được dùng tẩm bổ cho mẹ bầu và trẻ nhỏ. Nhưng đối với người đang bị ốm sốt, nhất là với t.rẻ e.m thì trứng gà lại làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên, không tán phát ra ngoài được. Vì vậy, khi con đang sốt bạn không nên cho ăn trứng gà bởi như thế giống như “lửa đổ thêm dầu”, bệnh sốt càng thêm trầm trọng.
Người mắc bệnh thận
Trứng gà bổ nhưng chứa nhiều dinh dưỡng nên sẽ gây nặng gánh cho gan và thận của bạn. Nếu như bạn đang mắc bệnh viêm thận, suy thận thì tuyệt đối không nên ăn trứng gà bởi nó sẽ làm cho sự trao đổi chất trở nên khó khăn hơn. Khi người bệnh ăn trứng có thể làm lượng urê trong cơ thể tăng nhanh, từ đó, khiến tình trạng viêm thận trở nên trầm trọng, thậm chí là gây nhiễm độc đường tiết niệu.
Trong thành phần của trứng là loại thực phẩm chứa nhiều chất béo omega-3, là nguồn cung cấp vitamin, và vô vàn các loại dưỡng chất khác có lợi sức khỏe nhưng chúng cũng chứa rất nhiều cholesterol và chất béo bão hòa. Nhưng với người tiểu đường khi ăn trứng gà sẽ khiến bệnh tình thêm nặng, càng khó điều trị. Ảnh minh họa: Internet
Người cơ địa dị ứng
Với những người bị dị ứng với trứng thì tuyệt đối không nên ăn trứng bởi phần lớn các protein gây dị ứng nằm trong lòng trắng, trong khi protein lòng đỏ ít gây dị ứng hơn khiến tình hình càng nghiêm trọng. Chính vì vậy, nếu cơ địa dị ứng với trứng, bạn nên tránh món này để không ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Người mắc bệnh gan
Trong trứng gà chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe của mỗi chúng ta. Một quả trứng có đủ protit, lipit, gluxit, các vitamin, các khoáng chất, các men và hormon. Phần nhiều dinh dưỡng chủ yếu tập trung chủ yếu ở lòng đỏ trứng, đặc biệt lòng đỏ chứa 1,6 hay 0,3gr cholesterol. Vì vậy với nhưng người mắc bệnh gan ăn trứng gây khó tiêu nên khi ăn trứng, gan phải làm việc nhiều hơn.
Theo Thái Hà/Tiền phong
Ăn trứng sống tăng nguy cơ ngộ độc
Hàng xóm nhà tôi rủ nhau ăn trứng gà sống, đ.ập vỏ và ăn trực tiếp luôn. Ăn trứng sống như vậy có bổ dưỡng hoặc gây hại gì không?
Nguyễn Thị Lụa (Bắc Ninh)
Một quả trứng gà nặng khoảng 30g, chứa vitamin A vitamin B2, vitamin B5, vitamin B12, selen, phốt pho, folat, protein, chất béo… Trứng là một nguồn protein hoàn chỉnh. Nhưng ăn trứng sống có thể làm giảm sự hấp thu chất lượng của protein. Khoảng 90% protein trong trứng nấu chín được hấp thu nhưng chỉ 50% được hấp thu trong trứng sống. Nghiên cứu chỉ ra rằng protein trong chứng nấu chín dễ tiêu hóa hơn so với protein trong trứng sống. Nếu bạn ăn trứng sống, bạn có thể không hấp thu được tất cả các protein, dễ gây đầy bụng, sình hơi…
Trứng sống và chưa chế biến có thể chứa salmonella, một loại vi khuẩn có hại. Vi khuẩn này có thể được tìm thấy không chỉ trên vỏ trứng mà còn bên trong trứng. Ăn trứng bị nhiễm loại vi khuẩn này có thể gây ngộ độc thực phẩm. Người dễ bị ảnh hưởng từ nhiễm khuẩn salmonella bao gồm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do hệ thống miễn dịch chưa trưởng thành. Ở phụ nữ mang thai, salmonella có thể gây một số triệu chứng dẫn đến sinh non. Ngoài ra, người trên 65 t.uổi thường dễ gặp các trục trặc do các bệnh nhiễm khuẩn ở thực phẩm.
Do đó, những người này ăn trứng sống có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt, người bị suy giảm miễn dịch, có bệnh tiểu đường, HIV và u ác tính cũng không nên ăn trứng sống. Do vậy cách tốt nhất là chế biến trứng chín để ăn an toàn và bổ dưỡng nhất.
BS. Xuân Hòa
Theo suckheodoisong