Xây dựng thêm hướng dẫn giám sát tiêu chí chẩn đoán nhiễm khuẩn phổi và nhiễm khuẩn vết mổ, đưa phần mềm báo cáo nhiễm khuẩn bệnh viện quốc gia vào hoạt động chính thức, đẩy mạnh triển khai hệ thống giám sát nhiễm khuẩn… là những nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế trong thời gian tới.
Bài Viết Liên Quan
- Cảnh báo nhiều trẻ nhập viện do tai nạn thương tích trong sinh hoạt tại gia đình
- Sử dụng thuốc gây tê giúp sản phụ giảm đau khi ‘bắt con’ có thể gây biến chứng, t.ử v.ong
- Triệu chứng tưởng vô hại này có thể là dấu hiệu của bệnh lý c.hết người
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại hội nghị.
Sáng 30-9, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị Tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại khoa gây mê hồi sức và hồi sức tích cực trong cơ sở khám chữa bệnh với sự tham gia của hơn 400 đại diện cơ sở y tế trong cả nước.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, đến nay, Việt Nam đã đạt được một số kết quả nhất định trong công tác kiểm soát nhiễm khuẩn: bước đầu thực hiện giám sát ca bệnh nhiễm khuẩn bệnh viện, giám sát tuân thủ vệ sinh tay, giám sát tuân thủ các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn, giám sát vi sinh vật gây nhiễm khuẩn bệnh viện và kháng kháng sinh. Ngành y tế cũng đã từng bước chuẩn hóa công tác khử khuẩn, tiệt khuẩn, tăng cường vệ sinh bệnh viện, chủ động phòng chống bệnh dịch…
Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện còn rất cao và đôi khi biến chứng của nhiễm khuẩn bệnh viện còn nặng hơn bệnh mà chính bệnh nhân mắc phải. Tổ chức Y tế Thế giới đ.ánh giá, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện tại các quốc gia châu Âu khoảng 5%, trong khi con số này tại các nước thu nhập thấp và trung bình là 5,7%-19,1%.
“Đây là một trong các nguyên nhân hàng đầu đe dọa sự an toàn của người bệnh, tăng biến chứng, ngày điều trị, chi phí nằm viện, tỷ lệ t.ử v.ong. Nhiễm khuẩn bệnh viện cũng gây quá tải, giảm chất lượng và uy tín bệnh viện và trở thành gánh nặng chăm sóc y tế”, Bộ trưởng nói.
Theo PGS, TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, kết quả khảo sát tự đ.ánh giá tại 558 bệnh viện năm 2019 cho thấy, tại khoa Gây mê hồi sức, có 53,9% dụng cụ không được khử khuẩn, tiệt khuẩn tập trung; 31,2% đơn vị không có giám sát vi sinh không khí và môi trường… Trong khi đó, tại khoa Hồi sức tích cực, 56,1% dụng cụ không được xử lý tập trung tại khoa kiểm soát nhiễm khuẩn; 21% đơn vị không có giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện và vẫn còn khoảng 22,6% nhân viên vệ sinh chưa được đào tạo kiểm soát nhiễm khuẩn…
Nghiên cứu của Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung ương (2013), khảo sát tại khoa Hồi sức tích cực của 15 bệnh viện từ ba miền bắc, trung, nam cho thấy, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 27,3%, tỷ lệ sử dụng kháng sinh thay đổi ở các khoa và bệnh viện dao động từ 60,5% đến 99,5%. Các bệnh viện tuyến Trung ương có tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện cao hơn và tác nhân hàng đầu gây nhiễm khuẩn bệnh viện. Đặc biệt các vi khuẩn gram âm kháng với nhiều loại kháng sinh đặc trị như kháng với nhóm carbapenem dao động từ 50% đến 75%.
Trước sự đe dọa của nhiễm khuẩn bệnh viện tới sức khỏe người dân, Bộ trưởng Y tế yêu cầu lãnh đạo các đơn vị cam kết triển khai thực hiện đúng, đầy đủ nội dung các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định, hướng dẫn chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn do Bộ Y tế ban hành. Ngoài việc bố trí đủ nhân lực có chuyên môn, Bộ trưởng đề nghị các đơn vị phải thiết kế/cải tạo cơ sở hạ tầng, trang bị đầy đủ trang thiết bị, phương tiện, điều kiện cho phòng ngừa cách ly, thực hành vô khuẩn, vệ sinh tay, vệ sinh môi trường, khử khuẩn tiệt khuẩn. Đồng thời, đẩy mạnh vai trò kiểm tra, giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện, giám sát tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế, sinh viên, học sinh, người bệnh và người nhà.
ThS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh cho biết, đến nay, Việt Nam đã xây dựng hệ thống giám sát nhiễm khuẩn tại sáu bệnh viện. Trong giai đoạn tới, Bộ đẩy mạnh triển khai tại 12 bệnh viện thí điểm và tiến tới chuyển giao kỹ thuật giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện cho 30 bệnh viện tiếp theo.
THIÊN LAM
Theo Nhân dân
Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm quay trở lại
Sự biến đổi khí hậu toàn cầu hóa, đô thị hóa mang nhiều lợi ích cho phát triển cộng đồng nhưng đồng thời cũng có tác động lớn đến tình hình dịch bệnh ở nước ta.
Nhiều bệnh từ động vật hoang dã lây truyền cho con người, có nguy t.ử v.ong cao như Ebola, Mer- CoV. Bên cạnh đó là các bệnh có vắc xin phòng ngừa nhưng tái nổi như bạch hầu. Các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng có xu hướng gia tăng.
Đây là thông tin được GS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết tại Hội nghị khoa học toàn quốc về bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS 2019 tổ chức từ ngày 12 đến 14/9/2019 tại Quảng Ninh.
Tham dự Hội nghị có trên 1000 đại biểu là các nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm trong và ngoài nước, đại diện các Tổ chức quốc tế.
GS.TS Nguyễn Văn Kính, hiện nay sự biến đổi khí hậu toàn cầu hóa, đô thị hóa mang nhiều lợi ích cho phát triển cộng đồng nhưng đồng thời cũng có tác động lớn đến tình hình dịch bệnh ở nước ta. Nhiều bệnh từ động vật hoang dã lây truyền cho con người, có nguy cơ tử t.ử v.ong cao như Ebola, Mer- CoV. Bên cạnh đó là các bệnh tái nổi như bạch hầu. Các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng có xu hướng gia tăng.
GS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương phát biểu tại Hội nghị
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, trong những năm qua, công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm nói chung, phòng chống dịch bệnh nói riêng đã đạt được những thành tích đáng khích lệ, nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã giảm tỷ lệ mắc và t.ử v.ong.
Đặc biệt, Việt Nam đã thanh toán được các bệnh như: đậu mùa, bại liệt, nhiều bệnh đã loại trừ và khống chế như bệnh uốn ván sơ sinh, giun chỉ bạch huyết, giảm các bệnh lây nhiễm HIV/AIDS…Tỷ lệ chết/ở số người mắc một số bệnh truyền nhiễm là rất thấp so với cả nước và trong khu vực, trên thế giới như tay chân miệng, cúm, sốt xuất huyết, cúm A (H5N1)…
Tuy nhiên, hiện các bệnh truyền nhiễm vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu và nước ta.
Nguyên nhân là do sự giao lưu, đi lại thuận tiện giữa các nước, thêm vào đó là sự biến đổi liên tục do vi sinh vật gây bệnh, sự biến đổi của khí hậu, quá trình đô thị hóa, điều kiện vệ sinh môi trường, sự di dân, đặc biệt là xâm nhập vào các vùng sâu đã làm thay đổi bộ mặt cũng như cơ cấu của các bệnh truyền nhiễm.
Hơn 1.000 đại biểu là các nhà lãnh đạo, nhà khoa học về bệnh truyền nhiễm tham dự hội nghị.
Nhiều bệnh trước kia có tính chất lưu hành và khu trú ở từng quốc gia thì hiện nay đã có tính chất toàn cầu. Các bệnh truyền nhiễm mới nổi liên tục xuất hiện trên thế giới và có thể xâm nhập vào nước ta trong vòng 24h. Một số bệnh truyền nhiễm đã được kiểm soát nhưng có xu hướng gia tăng trở lại, như bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, bệnh sởi, dại, lao…
Một số bệnh do ít được quan tâm nhưng thực sự nguy hiểm và gánh nặng cho xã hội viêm gan B, C, dại… Sự kháng thuốc xuất hiện ở nhiều chủng vi khuẩn, ký sinh trùng, sốt rét…
Việc cách ly, đặc biệt là cách ly những trường hợp cấp cứu bệnh nhân nặng ít lây hoặc không lây còn lẫn lộn với những trường hợp có tính chất lây mạnh.
Viêm gan C là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan nhanh nhưng ít được quan tâm.
Các biện pháp phòng hộ như tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ còn chưa đầy đủ, xử lý ổ dịch chưa tốt…dẫn đến dịch bệnh xảy ra chưa được công bố, lây lan và bùng phát.
Hội nghị khoa học lần này là dịp để các nhà khoa học, quản lý, các cán bộ y tế cùng chia sẻ những kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm, cập nhật kiến thức mới, ứng phó tình hình dịch bệnh luôn biến đổi để nghiên cứu về các phương pháp chẩn đoán, điều trị các bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS đạt kết quả tốt hơn.
Trần Hằng
Theo cand