Ô nhiễm không khí nghiêm trọng, ăn gì để bảo vệ sức khoẻ?

Tình hình ô nhiễm không khí tại Việt Nam nói chung hay Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nói riêng ngày càng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người. Ngoài khẩu trang và các đồ bảo hộ, mọi người cũng cần bổ sung thực phẩm dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch.

M.B (Tổng hợp)

Theo vietnamnet

Ô nhiễm không khí đạt đỉnh mới, ngưỡng đặc biệt nguy hiểm, người Hà Nội không được ra ngoài

Chất lượng không khí ở Hà Nội sáng nay có nơi chạm ngưỡng nâu, AQI lên tới 302 – mức đặc biệt nguy hiểm với tất cả mọi người, cảnh bảo không được ra ngoài.

Ghi nhận của hệ thống quan trắc chất lượng không khí 10.000 thành phố trên thế giới AirVisual, 7h34 sáng 30/9, AQI của Hà Nội đo được mức đỉnh điểm là 288, trong đó cao nhất thuộc các khu vực: Bắc Từ Liêm (186), Hàng Đậu (187), Tô Ngọc Vân- Tây Hồ (275).

Đường Tây Hồ có những thời điểm AQI đạt ngưỡng 302 – ngưỡng đặc biệt nguy hiểm, báo động ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người dân, cảnh báo mọi người không được ra ngoài. Trang Airvisual lấy duy nhất số liệu quan trắc không khí từ trạm Đại sứ quán Mỹ.

Bài Viết Liên Quan

o nhiem khong khi dat dinh moi nguong dac biet nguy hiem nguoi ha noi khong duoc ra ngoai d651a6

Sáng 30/9, chất lượng không khí ở Hà Nội tiếp tục đứng đầu toàn thế giới, một số nơi như Tây Hồ có thời điểm AQI đạt ngưỡng nâu 302 – ngưỡng đặc biệt nguy hiểm. (Ảnh: Arivisual)

Không chỉ riêng Hà Nội, mà sáng nay chỉ số AQI tại các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ ở mức cao, điển hình như các huyện Đông Hưng, Thái Thụy của tỉnh Thái Bình lần lượt là 239, 279; huyện Kiến An của Hải Phòng là 227 và Châu Khê của Bắc Ninh 229.

Hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương cũng chịu chung “số phận” khi AQI đo được vào lúc 10h sáng nay tại 2 địa phương này là 207 và 202.

Theo các chuyên gia, tại các thành phố như Hà Nội, TP.HCM, hiện tồn tại một dạng bụi là bụi mịn PM 2.5, có ảnh hưởng cực xấu tới sức khỏe. Đây là loại bụi ở dạng siêu mịn, có đường kính = 2,5 micromet trở xuống (nhỏ hơn khoảng 30 lần so với sợi tóc người) có thành phần các chất như cacbon, Sunphua, Nitơ và các hợp chất kim loại khác, lơ lửng trong không khí.

Sáng nay, chỉ số bụi mịn đo được tại Hà Nội là 238,4 g/m3 (cao gấp 10 lần quy chuẩn quốc gia là 25 g/m3).

Khắp nơi, bụi mịn thường được sản sinh ra do ô nhiễm khói bụi, khí thải từ các phương tiện tham gia giao thông. Đặc biệt, do có đường kính siêu nhỏ, mịn, nên loại bụi này có thể “đâm xuyên” các loại khẩu trang thông thường.

Khi nồng độ bụi mịn trong không khí ngoài trời tăng lên, không khí sẽ có vẻ mờ đi và tầm nhìn bị giảm. Tình trạng này cũng tương tự như khi thời tiết có độ ẩm cao hoặc sương mù. Nếu hít phải, bụi mịn sẽ nhanh chóng thẩm thấu thẳng vào các mạch m.áu, đến các cơ quan nội tạng gây ra các chứng bệnh về hô hấp, thần kinh, tim mạch.

Người bị ảnh hưởng nhẹ có thể bị sổ mũi, hắt hơi, khó thở, ho kéo dài và rối loạn đường thở. Còn với trường hợp bị nặng, hít phải bụi mịn trong thời gian dài có thể mắc một số bệnh nghiêm trọng như: viêm phổi, viêm phế quan, phổi tắc nghẽn hay thậm chí là cả ung thư.

Không khí ngày càng ô nhiễm đi kèm với thời tiết đang chuyển giao, khiến cho nhiều người dân rất lo lắng cho sức khỏe của mình và người thân.

o nhiem khong khi dat dinh moi nguong dac biet nguy hiem nguoi ha noi khong duoc ra ngoai e7bb08

2 tỉnh Hưng Yên và Hải Dương cũng chịu chung “số phận” khi có mặt trong bảng 10.000 thành phố ô nhiễm không khí của Airvisual, sáng nay 30/9.

Nguyên nhân ô nhiễm kéo dài ở Hà Nội

Theo các chuyên gia, tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, không khí ô nhiễm thường bắt nguồn từ chất thải các phương tiện tham gia giao thông như xe máy, xe bus và ô tô và các loại máy móc chạy bằng dầu ở các khu công nghiệp, công trình xây dựng.

Bên cạnh đó, theo GS.TS Hoàng Xuân Cơ – làm việc tại khoa Khoa học môi trường và bảo vệ môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, mặc dù các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ lưu lượng phương tiện tham gia giao thông ít hơn Hà Nội, nhưng do đặc thù thời tiết và nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thực trạng ô nhiễm chung.

Vị giáo sư này phân tích, nếu thời tiết thuận lợi thì lượng khí thải cũng dễ được phát tán và bay đi nhanh hơn, trả lại bầu không khí bình thường. Ngược lại, nếu thời tiết xấu, khí thải lơ lửng không thoát đi được dẫn đến chỉ số AQI luôn ở mức cao.

Một nguyên nhân khác, theo giáo sư Cơ, miền Bắc đang vào mùa lá khô, khắp nơi rơm rạ, rác thải đều gom và đốt cùng nhau khiến lượng khí thải ra môi trường lớn hơn bình thường. Đây cũng là nguyên nhân khiến chỉ số chất lượng không khí AQI đo được ở các khu vực trên cao đột biến.

Báo cáo môi trường quốc gia về môi trường không khí cho biết, việc đốt rơm rạ ngoài trời là quá trình đốt không kiểm soát, trong đó sản phẩm chủ yếu là các chất khí bụi, CO2, CO, NOx. Khi rơm rạ cháy không hết có thể tạo ra Aldehyde và bụi mịn là những chất gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Đặc biệt, tại nước ta, đốt rơm rạ theo mùa còn gây ra hiện tượng sương mù quang hóa. Đây là dạng ô nhiễm đặc biệt do sự tương tác giữa các bức xạ cực tím của mặt trời và khí thải ô tô, xe máy, khói bụi… Điều này trực tiếp làm tăng nguy cơ hiệu ứng nhà kính, khiến Trái đất nóng lên, gây biến đổi khí hậu.

Không khí ngày càng ô nhiễm, người dân, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ, những người có t.iền sử bị bệnh hô hấp mạn tính đều đứng trước nỗi lo về sức khỏe.

o nhiem khong khi dat dinh moi nguong dac biet nguy hiem nguoi ha noi khong duoc ra ngoai 34d388

Ô nhiễm không khí ở Hà Nội ở mức đỉnh điểm trong nhiều ngày qua.

Người dân nên làm gì?

Theo BS CKII Nguyễn Ngọc Hồng, Trưởng khoa Bệnh Phổi nghề nghiệp, Bệnh viện Phổi Trung ương, với tình trạng không khí ô nhiễm nặng như hiện nay, không riêng gì người già, trẻ nhỏ hoặc những người có t.iền sử mắc bệnh về hô hấp mãn tính hay tim mạch, có xu hướng cần hít thở nhiều mà cả người bình thường trong những ngày này cũng nên hạn chế ra đường.

Nếu bất đắc dĩ có việc phải ra ngoài, người dân cần thực hiện những lưu ý sau:

– Đeo khẩu trang hoạt tính: Những loại khẩu trang này sẽ làm giảm số lượng các chất ô nhiễm hít phải, ngăn ngừa các vấn đề về hô hấp như: ngứa cổ họng, khó thở, thở khò khè, ho…

– Đeo kính để bảo vệ mắt, giảm tác hại của không khí ô nhiễm. Nhỏ dung dịch làm sạch và khử trùng mắt sau khi về nhà.

– Tránh lui tới những nơi có đông phương tiện qua lại, khu vực đông đúc, khu công nghiệp, gần đường cao tốc hoặc đường lớn.

– Nếu nhà ngay mặt đường, tránh mở cửa sổ phía ngoài đường. Nếu đó là cửa sổ duy nhất trong nhà, hãy mở khi thời tiết mát mẻ, trời tối, ít phương tiện qua lại.

– Tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch bằng việc thường xuyên tập thể dục cũng như thay đổi chế độ ăn tốt cho sức khỏe. Tránh tập thể dục, hoạt động thể chất vào giờ cao điểm để hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm.

– Chú ý chế độ ăn uống với các loại thực phẩm giàu vitamin, rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước để giúp cơ thể tăng sức đề kháng, miễn dịch, hỗ trợ cơ thể dẻo dai có khả năng loại bỏ độc tố, chống lại bệnh tật.

– Hạn chế đốt nhiều vàng mã, giấy và than tổ ong để giảm thiểu tối đa mức độ ảnh hưởng bởi không khí ô nhiễm. Sau khi từ bên ngoài về, nên rửa sạch mặt, mũi, nhỏ nước rửa mắt, mũi để trôi sạch bụi bẩn.

– Cuối cùng, người Hà Nội và vùng bị ô nhiễm nên hạn chế tập thể dục buổi sáng, bởi quá trình tập thể dục khiến lượng bụi vào cơ thể nhiều hơn.

Tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc những ngày qua luôn ở ngưỡng nguy hại cho sức khỏe. Theo Airvisual, liên tiếp trong 3 ngày 28,29,30 chỉ số AQI của Hà Nội luôn đạt ngưỡng hơn 200, gần 300 (ngưỡng ảnh hưởng sức khỏe mọi người).

Lần lượt các khu vực đều cho chỉ số chất lượng không khí ở mức cao. Thậm chí, Hà Nội những ngày qua liên tục đứng đầu về tình trạng ô nhiễm không khí với chỉ số AQI dao động từ mức 204 đến 288, thậm chí, Tây Hồ có thời điểm lên tới 302 – ngưỡng nâu, mức nguy hiểm với tất cả moi người, cảnh báo người dân tránh ra ngoài.

Theo VTC

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *