Những cách rửa rau dưới đây chỉ loại bỏ được bụi bẩn bám trên rau củ còn các thành phần hóa chất và thuốc trừ sâu chỉ mất đi khi nấu với nhiệt độ cao.
Ngâm rau để loại bỏ thuốc trừ sâu
Rau củ quả ngày nay thường được tẩm bổ bằng khá nhiều thuốc trừ sâu. Nên khi ăn người tiêu dùng thường có thói quen ngâm rau để loại bỏ các loại hóa chất và thuốc trừ sâu có trong rau củ. Tuy nhiên, cách làm này hoàn toàn sai lầm bởi hầu hết các loại thuốc trừ sâu có độ hòa tan trong nước kém, do đó, không thể loại bỏ hoàn toàn dư lượng thuốc trừ sâu trong rau bằng cách ngâm nước.
Bên cạnh đó việc ngâm rau trong nước quá lâu, các loại thuốc sẽ lại hấp thụ ngược lại vào rau quả, và biến thành “chất độc” ngấm ngược trở lại rau củ quả.
Rau cắt xong mới đem đi rửa
Nhiều bà nội trợ thường cắt rau củ rồi mới rửa bởi nghĩ rằng khi khi cắt rau củ sau khi rửa sạch khiến rau bị nhiễm khuẩn. Nhưng sự thật thì việc cắt rau trước khi rửa sẽ làm cho chất dinh trong rau rất dễ bị hòa tan trong nước khiến cho rau củ bị nhạt vị. Bên cạnh đó, trong quá trình rửa, một số dư lượng thuốc trừ sâu có thể dính vào bề mặt cắt ngang của rau, gây ô nhiễm thứ cấp khiến bạn rước độc vào người.
Bài Viết Liên Quan
- Cắt bỏ 40cm ruột nổi hạch, cứu bệnh nhân bị bán tắc ruột non
- 10 thực phẩm gây mụn nhọt
- Chúng ta đang vô tư tiếp xúc với các loại hóa chất gây vô sinh và ung thư cao gấp 44 lần mà không hề hay biết!
Ảnh minh họa
Dùng nước muối, nước vo gạo để rửa rau
Thói quen của nhiều bà nội trợ thường dùng nước muối hoặc nước vo gạo để ngâm rau và rửa rau củ. Việc dùng nước muối nước rửa rau có thể loại bỏ tốt hơn dư lượng thuốc trừ sâu và trứng của côn trùng ở trên rau. Trên thực tế thì nước muối thực sự có thể khiến trứng, côn trùng trong rau củ có thể sạch. Nhưng nồng độ muối quá cao có thể phá hủy tế bào biểu bì thực vật, cho phép các chất ô nhiễm xâm nhập vào rau gây hại cho sức khỏe và gây ô nhiễm thứ cấp.
Rửa rau bằng baking soda hoặc giấm
Nhiều bà nội trợ tim tưởng rằng trong thành phần của banking soda có chứa axit-bazơ có thể làm giảm lượng thuốc trừ sâu còn lại nhanh hơn và có tác dụng diệt khuẩn trong rau củ tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, trên thực tế Baking soda có tính kiềm yếu, nó thực sự có thể trung hòa thuốc trừ sâu có tính axit nhưng phải cần thời gian khá lâu con khi rửa bình thường thì không thể đạt được hiệu quả. Còn đối với thuốc trừ sâu không nhất thiết phải có tính axit khi bạn ngâm trong axit của giấm lâu làm hưởng đến hương vị ban đầu của các loại rau.
Rửa rau bằng dung dịch rửa rau quả
Các bà nội trợ thường phải rửa rau bằng dung dịch rửa hoa quả hiều người rất tin tưởng vào dung dịch rửa rau quả vì cho rằng chúng có thể loại bỏ hoàn toàn dư lượng thuốc trừ sâ, cùng nhiều loại bụi bẩn trên bề mặt rau.
Nhưng trên thực tế thì việc rửa rau này không hiệu quả như bạn nghĩ. Nó chỉ làm sạch chất bụi bẩn còn các loại độc tố thuốc trừ sâu thì không dễ dàng loại bỏ.
Theo Min Min/Khỏe & Đẹp
Hóa ra chúng ta vẫn rửa rau, thịt sai cách, đây mới là cách đúng không phải ai cũng biết
Nếu chỉ dùng nước lạnh bình thường sẽ không thể làm sạch được bụi bẩn có trong các loại rau, thịt hay loại bỏ mùi tanh của cá…
Rau, thịt, cá… lúc mua về vẫn chứa bụi bẩn bám vào, thậm chí còn dư lượng thuốc trừ sâu ở trong rau nên chỉ rửa bình thường không thể sạch được, vì thế chị em hãy tham khảo những mẹo dưới đây:
1. Súp lơ
Nhìn cây súp lơ trông rất sạch sẽ nhưng bản thân nó lại có nhiều khe nhỏ nên rất khó rửa sạch bụi bẩn, sâu bọ, thậm chí là dư lượng thuốc trừ sâu bên trong.
Vì thế, cách tốt nhất là nhẹ nhàng cọ bề mặt của súp lơ bằng bàn chải đ.ánh răng, sau đó cắt thành từng miếng nhỏ, ngâm trong nước muối trong 15 đến 20 phút và cuối cùng rửa sạch dưới vòi nước chảy.
2. Nấm
Tương tự như súp lơ, các loại nấm cũng rất khó làm sạch vì đất cát sẽ nhét sâu ở các khe hở mở mũ nấm hoặc giữa các cây nấm nhỏ như nấm kim châm, nấm thủy tinh…
Cách rửa nấm đúng nhất là cho chút muối và trong chậu nước rồi hòa tan, thả nấm vào ngâm một lúc. Cũng có thể đem rửa bằng nước vo gạo giúp đất cát trong nấm trôi ra hết.
Lưu ý: Hãy cắt bỏ phần chân nấm trước khi rửa nấm.
3. Bắp cải
Nhiều người nghĩ rằng bắp cải được quấn chặt đến mức không còn thuốc trừ sâu trong lá. Nên khi cắt bắp cải để luộc thường cắt miếng to rồi rửa, chỉ phần lá bên ngoài sạch, còn phần lõi bên trong không sạch.
Do đó, bạn nên bổ bắp cải sát gốc để các lá bong hết ra rồi rửa đều mới sạch được.
4. Thịt
Thịt lợn mua về tuy trông tươi ngon, hấp dẫn nhưng thực tế không thể tránh khỏi những bụi bẩn dính phải trong quá trình vận chuyển từ nơi này đến nơi khác. Do bề mặt của thịt lợn có lớp mỡ nên rất nhờn, nếu chỉ rửa bằng nước, nó sẽ không dễ dàng sạch được lớp bụi bẩn này.
Thậm chí lớp mỡ nhờn này còn bắt thêm bụi bẩn ở bên ngoài dính vào. Đó còn chưa kể đến trên bề mặt thịt còn nhiều m.áu thừa đọng lại.
Do đó, cách rửa thịt đúng nhất là chuẩn bị lượng nước vo gạo vừa phải, ngâm thịt vào nước vo gạo trong 5 phút rồi rửa sạch. Vết bẩn trên thịt lợn có thể dễ dàng rửa sạch.
5. Cá
Một số người nghĩ rằng cá được rửa vài lần là có thể hết mùi tanh nhưng trên thực tế, nếu bạn sử dụng nước bình thường thì cho dù bạn rửa bao nhiêu lần nó vẫn tanh.
Cách làm đúng nhất là sau khi mổ cá, cho cá vào nước lạnh rồi đổ ít giấm và chút hạt tiêu vào ngâm cá một lúc sẽ giảm đáng kể mùi tanh.
Hoặc dùng nước vo gạo chà xát vào cá nhiều lần cũng đỡ tanh.
Theo Khampha