Tiên lượng nguy cấp, khoa Phụ sản đã huy động tất cả các bác sĩ, điều dưỡng giỏi, có kinh nghiệm tập trung hỗ trợ lên phương án đỡ đẻ ngay lập tức, đảm bảo cao nhất an toàn tính mạng cho mẹ và bé.
Thông tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, các bác sĩ tại bệnh viện đã dốc sức cấp cứu thành công cho một sản phụ 25 t.uổi, mang thai lần hai được 40 tuần, mang thai ngôi ngược ngôi thai ngược và đến viện muộn.
Đó là trường hợp sản phụ Bùi Thị N (huyện Tân Lạc, Hòa Bình), 25 t.uổi, mang thai lần hai được 40 tuần. Quá trình mang thai khỏe mạnh, sản phụ N cho biết, lần gần nhất siêu âm là ngày 24/9/2019 tại một cơ sở y tế ở huyện. Bác sĩ thông báo thai thuận, khỏe mạnh.
Vậy nhưng khi nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, các bác sĩ khám thai phát hiện cổ tử cung mở hết, ối vỡ, nước ối lẫn phân su, chân thai nhi thập thò â.m đ.ạo. Kèm theo tình trạng dây rốn quấn cổ hai vòng, khó xác định tim thai.
Tiên lượng nguy cấp, khoa Phụ sản đã huy động tất cả các bác sĩ, điều dưỡng giỏi, có kinh nghiệm tập trung hỗ trợ lên phương án đỡ đẻ ngay lập tức, đảm bảo cao nhất an toàn tính mạng cho mẹ và bé.
Bài Viết Liên Quan
- Thủng bụng, ruột non chui ra ngoài do đùa nghịch ngày Tết
- Trực tiếp hội thảo khoa học: “Giải pháp tăng cường hiệu quả điều trị bệnh lý đường hô hấp ở trẻ nhỏ khi giao mùa” trên 64 tỉnh thành
- Uống nước lá ổi có bị tụt huyết áp không?
Chưa đến 30 phút sau khi nhập viện, toàn bộ êkip khoa Phụ sản đã dốc sức cấp cứu thành công, chỉ cần chậm trễ ba phút, có thể số phận của em bé đã khác. B.é g.ái nặng 3kg chào đời trong niềm vỡ òa hạnh phúc của của mẹ bé và tất cả bác sĩ khoa Phụ sản. Mặc dù có biểu hiện của một em bé bị suy thai, trương lực cơ nhẽo, tím tái, không thở, không khóc được; Cơ thể bị bao phủ bởi lớp màng màu vàng do nước ối lẫn phân su nhưng bé đã được ekip hồi sức và cho tiếp xúc da kề da sớm nhất để nhận hơi ấm từ cơ thể người mẹ và bú những giọt sữa đầu tiên.
BSCKI Đinh Thị Chiên, Phó trưởng khoa Phụ sản Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình chia sẻ: “Sau ca đỡ đẻ có thể gọi là hy hữu, cả êkip thở phào, đứng ngắm nhìn đ.ứa t.rẻ đang say sưa bên mẹ hưởng những ấm ấp đầu tiên khi chào đời, đó là những phút giây thật sự hạnh phúc của chúng tôi”.
Ngôi thai ngược khi đẻ, đầu của thai là phần quan trọng nhất lại ra sau cùng khiến cho thai rất dễ bị ngạt nặng, chưa kể đến việc đầu là phần to hơn mông và chân nhưng ra sau nên dễ bị mắc lại trong khung xương chậu càng làm cho tình huống trở nên nguy hiểm. Vì thế, đỡ đẻ ngôi ngược là việc khó, đòi hỏi thầy thuốc phải có kinh nghiệm. Ngay cả các thầy thuốc lành nghề cũng không ai dám đảm bảo không để xảy ra tai biến đối với thai nhi.
BS Chiên khuyên các bà mẹ cần hết sức thận trọng khi mang thai, đặc biệt chú ý sức khỏe vào ba tháng cuối thai kỳ. Kiểm tra thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ nhằm phát hiện những nguy cơ khó của thai kỳ để chọn tuyến và lựa chọn phương pháp sinh an toàn nhất.
Theo aFamily
Đang ngủ, người đàn ông bị rắn độc bò qua người tấn công
Đang ngủ, anh Q. bị rắn cạp nia bò qua người, cắn vào tai gây liệt cơ hô hấp, không thể thở.
Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, BV đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận trường hợp nam bệnh nhân bị rắn độc cắn nguy kịch.
Gia đình cho biết, cuối tháng 7 vừa qua, trong lúc đang ngủ, anh Triệu Trí Q, 36 t.uổi, trú tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ bị rắn cạp nia cắn nia cắn vào tai phải.
Bệnh nhân nhanh chóng được gia đình sơ cứu rửa sạch vết thương , đắp t.huốc l.á và chuyển ngay đến BV huyện gần nhà. Tuy nhiên, tại bệnh viện tình trạng người bệnh diễn biến xấu, cơ hô hấp bị liệt, không thể thở nên được chuyển tiếp lên BV đa khoa tỉnh.
Bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, có thể tự thở sau 1 tuần điều trị
Khi chuyển đến BV đa khoa tỉnh Phú Thọ, qua thăm khám, các bác sĩ đ.ánh giá người bệnh bị hôn mê sâu, glasgow chỉ còn 3/15 điểm.
Ngay lập tức, bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân thở máy, dùng kháng sinh chống bội nhiễm, kiểm soát rối loạn điện giải, áp dụng dinh dưỡng và chăm sóc toàn diện để cứu sống người bệnh.
Sau 1 tuần hồi sức cấp cứu tích cực, đến nay tình trạng người bệnh đã tỉnh và tự thở được, các rối loạn nước, điện giải, tình trạng n.hiễm t.rùng đã được khống chế.
Theo BS Nguyễn Thị Thanh Mai, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, những năm qua khoa đã tiếp nhận nhiều trường hợp bị rắn độc cắn, trong đó có rất nhiều trường bệnh nhân chần chừ đến viện khiến người bệnh rơi vào tình trạng liệt cơ, dẫn tới suy hô hấp và t.ử v.ong.
BS Mai khuyến cáo, khi không may bị rắn cắn, người bệnh không nên garo vết thương mà cần rửa sạch vết thương bằng nước sạch và chuyển ngay đến trung tâm y tế gần nhất để được cứu sống và tránh những biến chứng nguy hiểm không đáng có.
Minh Anh
Theo vietnamnet