Theo chuyên gia, lộ trình tiêm phòng cho t.rẻ e.m cần được tính toán thật kỹ để không để xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung vaccine cho những đối tượng yếu thế.
Ngày 14/10, Bộ Y tế đã có văn bản về việc tiêm vaccine phòng Covid-19 cho t.rẻ e.m từ 12-17 t.uổi.
Theo đó, việc tiêm vaccine phòng Covid-19 cho t.rẻ e.m 12 – 17 t.uổi sẽ thực hiện theo lộ trình từ lứa t.uổi cao đến thấp (tiêm trước cho lứa t.uổi 16-17 t.uổi và hạ dần độ t.uổi) theo tiến độ cung ứng vaccine và tình hình dịch tại địa phương.
Bài Viết Liên Quan
- Thành phố Hồ Chí Minh được phân bổ 13.000 liều vaccine 5 trong 1
- Triệu chứng của bệnh Bại liệt
- Các khung giờ uống nước giảm cân hiệu quả nhất với chi phí 0 đồng
Nhiều địa phương đang xây dựng kế hoạch tiêm vaccine Covid-19 cho t.rẻ e.m (Ảnh minh họa).
Bộ Y tế yêu cầu các địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai tiêm mũi một từ tháng 10 nếu đã chuẩn bị đủ điều kiện.
Mới đây, Sở Y tế TPHCM đề xuất Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 thành phố cho phép triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 12-17 t.uổi từ ngày 22/10.
Theo số liệu của Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình TPHCM, số trẻ 12-17 t.uổi thời điểm tháng 6/2021 ở địa phương là khoảng hơn 688.000 người . Số trẻ trong độ t.uổi đi học (5-18 t.uổi) là 18 triệu trẻ.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố Hà Nội cũng đang tham mưu cho Sở Y tế trình UBND TP Hà Nội về xây dựng kế hoạch tiêm vaccine cho trẻ từ 12 đến dưới 18 t.uổi.
Hiện nay, tại các phường của Thủ đô cũng đang triển khai phát phiếu đăng ký tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 cho nhóm đối tượng t.rẻ e.m.
Thận trọng trong kế hoạch tiêm vaccine cho t.rẻ e.m
Về vấn đề tiêm chủng vaccine Covid-19 cho t.rẻ e.m tại Việt Nam, nhiều chuyên gia dịch tễ nhận định rằng, cần thận trọng trong việc tiêm chủng. Bên cạnh đó, cần xây dựng kế hoạch tiêm chủng chặt chẽ, phù hợp với chiến lược chống dịch tổng thể.
Trao đổi với Dân trí, TS.BS Nguyễn Thu Anh, Giám đốc Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock tại Việt Nam nhấn mạnh quan điểm, khi xây dựng kế hoạch tiêm vaccine cho t.rẻ e.m, cần đặc biệt cân nhắc vấn đề nguồn cung vaccine cho các tỉnh có độ bao phủ vaccine thấp và đang đứng trước nguy cơ bùng dịch cao.
Theo các chuyên gia, người cao t.uổi vẫn là đối tượng cần được ưu tiên tiêm vaccine hàng đầu (Ảnh minh họa).
Theo chuyên gia này, trong bối cảnh nguồn cung vaccine ở Việt Nam đang hạn chế. Chiến lược vaccine vẫn cần ưu tiên hàng đầu cho nhóm người có nguy cơ diễn tiến nặng và t.ử v.ong cao như người cao t.uổi, người có bệnh nền .
“Tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, độ bao phủ vaccine vẫn còn thấp, đặc biệt, trong thời gian gần đây dịch có dấu hiệu “ nóng” lên ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Chiến lược tổng thể về vaccine hiện tại vẫn cần phải dồn nguồn vaccine để bao phủ sớm nhất có thể cho người cao t.uổi, người có bệnh nền để hạn chế tối đa tổn thất về sức khỏe, tính mạng mà dịch bệnh gây ra”, TS Thu Anh phân tích.
Theo chuyên gia này, t.rẻ e.m là đối tượng có nguy cơ thấp trước dịch Covid-19. Lộ trình tiêm vaccine cho t.rẻ e.m cần được tính toán thật kỹ để không để xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung vaccine cho những đối tượng yếu thế trước dịch như đã đề cập. Hiện có nhiều loại vaccine Covid-19 đang được nghiên cứu để tiêm chủng trên đối tượng t.rẻ e.m.
T.rẻ e.m mắc COVID-19 chỉ cần điều trị hỗ trợ tại nhà
Hầu hết t.rẻ e.m mắc COVID-19 không có các triệu chứng nghiêm trọng đến mức cần phải điều trị tại bệnh viện.
Tuy nhiên, đối với những trường hợp phải nhập viện, vấn đề được quan tâm hiện nay là liệu có phương pháp điều trị hiệu quả cho t.rẻ e.m không may mắc COVID-19 hay không.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Compton, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) cho biết trong tuần từ ngày 2/9, đã có hơn 243.000 t.rẻ e.m ở nước này mắc COVID-19, mức cao thứ hai trong một tuần kể từ khi đại dịch bùng phát cách đây một năm rưỡi. Tuần có nhiều ca bệnh nhi nhất là tuần trước đó, với gần 252.000 ca từ ngày 26/8-2/9. Số bệnh nhi COVID-19 gia tăng trong bối cảnh biến thể Delta lây lan mạnh. Tuy nhiên, theo AAP, trong tổng số gần 5,3 triệu ca t.rẻ e.m tại Mỹ mắc COVID-19 kể đầu dịch đến nay, chỉ có 0,1% đến 1,9% số em có triệu chứng nặng phải nhập viện điều trị.
Hướng dẫn điều trị của Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) cũng nêu rõ hầu hết t.rẻ e.m nếu mắc COVID-19 sẽ tự khỏi bệnh mà không cần áp dụng bất kỳ phác đồ điều trị cụ thể nào. Theo Tiến sĩ Jim Campbell – Giáo sư Nhi khoa tại Đại học Y Maryland, hầu hết các bệnh nhi COVID-19 chỉ cần điều trị hỗ trợ, tức là không nhất thiết phải nhập viện điều trị mà có thể lựa chọn điều trị tại nhà. Trong khi đó, Tiến sĩ Bill Kapogiannis, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Viện Quốc gia Eunice Kennedy Shriver về chăm sóc sức khỏe t.rẻ e.m và phát triển con người, cho biết với những t.rẻ e.m mắc COVID-19 điều trị hỗ trợ tại nhà, điều quan trọng cần làm là đảm bảo trẻ uống đủ nước và hạ sốt cho trẻ. Ông Kapogiannis cũng cho hay một số t.rẻ e.m bị COVID-19 phải điều trị hỗ trợ tại bệnh viện là để theo dõi huyết áp hoặc nồng độ oxy trong m.áu. Tuy nhiên, những trường hợp này không nhiều.
Đối với một số trường hợp t.rẻ e.m mắc COVID-19 tiến triển nặng, có một số phác đồ điều trị tại bệnh viện đang được áp dụng. Dù vậy, theo NIH, dữ liệu về độ an toàn và hiệu quả của những liệu pháp đó là rất hạn chế. NIH cho biết hướng dẫn điều trị của viện này đối với t.rẻ e.m hầu hết dựa trên phác đồ điều trị được khuyến nghị dành cho người lớn, trong đó có thuốc kháng virus Remdesivir và thuốc kháng viêm Dexamethasone.
Thư viện Y khoa quốc gia Mỹ cho biết thuốc Remdesivir có thể giúp hạn chế sự lây lan của virus trong cơ thể và đã được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm của Mỹ (FDA) cấp phép để điều trị COVID-19 tại bệnh viện cho người từ 12 t.uổi trở lên và có cân nặng ít nhất 40 kg. FDA cũng cho phép sử dụng khẩn cấp thuốc Remdesivir trong điều trị bệnh nhân COVID-19 có cân nặng từ 3,5 – 40 kg cũng như với t.rẻ e.m dưới 12 t.uổi nặng ít nhất 3,5 kg. Theo NIH, Remdesivir chủ yếu được khuyên dùng cho t.rẻ e.m nhập viện điều trị COVID-19 cần phải hỗ trợ oxy. Đối với Dexamethasone, NIH khuyến cáo sử dụng cho t.rẻ e.m phải nhập viện vì COVID-19 và “cần cung cấp oxy lưu lượng cao, thông khí không xâm lấn, thở máy xâm nhập hoặc oxy hóa m.áu qua màng ngoài cơ thể (ECMO)”.
Cùng với Remdesivir và Dexamethasone, FDA đã cho phép sử dụng khẩn cấp các loại thuốc kháng thể đơn dòng cho những người có nguy cơ cao từ 12 t.uổi trở lên và nặng ít nhất 40 kg.