Hai mảnh xương heo được lấy ra ở vị trí gần phổi của cháu bé 20 tháng t.uổi. Nguyên nhân được cho là phụ huynh nấu cháo nhưng bị sót trong nước hầm.
Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM cho biết, ngày 15/10, bệnh viện tiếp nhận cấp cứu cháu bé 20 tháng t.uổi trong tình trạng bứt rứt, khò khè, tím tái, miệng nhiều đờm nhớt.
Bài Viết Liên Quan
- Loại rau ‘nhà nghèo’ có can xi gấp 9 lần nước hầm xương nay lên đời thành rau đặc sản
- Hà Nội: 69 F1 tại chuỗi siêu thị Vinmart/Vinmart+ âm tính SARS-CoV-2
- Mối nguy hại đáng sợ nếu thường xuyên ăn sáng bằng bánh mỳ
Dị vật trong đường thở sau khi được nội soi gắp ra
Khai thác bệnh sử cho thấy, 9 ngày qua trẻ bị ho, khò khè, thở mệt. Bác sĩ phòng khám tư chữa 2 ngày nhưng không giảm. Bệnh viện địa phương chẩn đoán bé bị hen phế quản nặng, điều trị thở oxy nhưng không cải thiện nên chuyển Bệnh viện Nhi Đồng TP.HCM.
Tại đây, trẻ biểu hiện khò khè, khó thở, rút lõm ngực, thở gật gù cổ, nhiều đờm nhớt, bứt rứt, tím tái nên được đặt nội khí quản, truyền thuốc giãn phế quản, phun khí dung, dùng kháng sinh…
Kết quả CT scan phổi cho thấy có hình ảnh dị vật kích thước 0,5×1cm ở ngay chỗ chia đôi khí quản. Bệnh viện nhanh chóng hội chẩn chuyên khoa hô hấp, tai mũi họng, tiến hành nội soi đường thở.
Sau đó, bác sĩ gắp ra 1 mảnh xương heo hình tam giác kích thước 0,5×1cm và 1 mảnh kích thước 0,20,3cm. Ghi nhận có rỉ ít m.áu niêm mạc phế quản.
Vị trí dị vật mảnh xương trên phế quản của trẻ
Trẻ được tiếp tục điều trị tại Khoa Hồi sức ngoại để theo dõi. Trường hợp này nếu không xử lý kịp thời sẽ có nguy cơ thủng phế quản, tràn khí trung thất, màng phổi.
Phụ huynh cho biết, trước đó đã dùng nước hầm xương nấu cháo thịt cho trẻ ăn nhưng vô tình còn sót mảnh xương.
Các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh trong khi chế biến thức ăn, cần lóc hết xương cho trẻ, để trẻ ăn phần thịt, tránh hóc xương đáng tiếc. Nếu bất cẩn và không xử lý kịp thời, có thể gây nguy hiểm tính mạng trẻ nhỏ.
Can thiệp ECMO cứu sống bé sơ sinh 2 ngày t.uổi mắc bệnh tim hiếm gặp
Bé sơ sinh mới 2 ngày t.uổi được chẩn đoán viêm phổi, tim bẩm sinh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP phẫu thuật và can thiệp ECMO cứu sống thành công.
Sau mổ tim bẩm sinh, b.é t.rai sơ sinh rơi vào tình trạng nguy kịch, phải áp dụng đồng thời 2 kỹ thuật ECMO và lọc m.áu liên tục để bảo vệ tính mạng – Ảnh do bệnh viện cung cấp
Sáng 31-8, BS chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến – phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP (TP.HCM) – cho biết vừa cứu sống bé L.G.H. (2 ngày t.uổi, nam, ngụ tỉnh Bến Tre) mắc bệnh tim bẩm sinh phức tạp, nhờ kỹ thuật chạy ECMO (oxy hóa m.áu qua màng ngoài cơ thể).
Bé H. sinh thường tại một bệnh viện tỉnh, sinh đủ tháng và cân nặng 2,8kg. Sau sinh, bé khóc to nhưng sau đó bắt đầu tím môi, đầu chi, tím tái toàn thân, SpO2 chỉ còn 50 – 60%, chẩn đoán viêm phổi, tim bẩm sinh, được điều trị đặt nội khí quản giúp thở, kháng sinh, chuyển Bệnh viện Nhi đồng TP.
Tại đây, bé H. được các bác sĩ cấp cứu hỗ trợ hô hấp, thăm khám, xét nghiệm m.áu và chụp X-quang phổi, siêu âm tim ghi nhận viêm phổi, suy hô hấp nặng, tim bẩm sinh phức tạp, được xử trí tiếp tục thở máy, kháng sinh, điều trị thuốc hỗ trợ tim.
Tiếp đó, bé được phẫu thuật tim, “sửa chữa” triệt để các bất thường của tim. Nhưng sau 1 ngày, tình trạng bé xấu dần, trụy tim mạch, phải sử dụng nhiều loại thuốc vận mạch liều cao, tim co bóp yếu, tống m.áu giảm còn 25 – 30% (bình thường 60 – 80%), phổi tổn thương nặng, thâm nhiễm 2 phế trường…
Các bác sĩ đã hội chẩn với êkip ECMO tiến hành đặt cannula mạch m.áu và gắn nối với hệ thống máy ECMO để cung cấp oxy qua màng ngoài cơ thể, hỗ trợ tuần hoàn thay thế tim chuyển m.áu có oxy từ hệ tuần hoàn đến và cung cấp oxy cho mô, các cơ quan trong cơ thể bé.
Sau gần 2 tuần chạy ECMO, phối hợp với các điều trị hỗ trợ tích cực khác, bé được cai máy ECMO, thở máy với thông số thấp, sau đó được cai máy thở.
Sau 1 tháng điều trị, bệnh nhi đã tự thở, tỉnh táo, bú khá, chức năng gan thận dần trở về bình thường, được xuất viện. Theo bệnh viện, đây là trường hợp đặc biệt, trẻ mắc tim bẩm sinh phức tạp được cứu sống nhờ kỹ thuật ECMO.