Nghiên cứu phát hiện các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật lành mạnh làm giảm nguy cơ nhiễm Covid-19 nặng, theo Sciencedaily.
Ăn thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật lành mạnh giúp tránh được 41% nhiễm Covid-19 nặng. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Một nghiên cứu gần đây, do các nhà khoa học tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts (Mỹ) dẫn đầu đã phát hiện những người có chế độ ăn dựa trên thực vật lành mạnh đã giảm nguy cơ nhiễm Covid-19 và giảm triệu chứng nặng nếu mắc phải.
Tác giả nghiên cứu chính, tiến sĩ Jordi Merino, giảng viên y khoa tại Trường Y Harvard (Mỹ), và các đồng nghiệp đã kiểm tra dữ liệu của 592.571 người tham gia từ Nghiên cứu về triệu chứng Covid-19 của Anh.
Những người tham gia sống ở Anh và Mỹ, và được theo dõi từ ngày 24.3 đến ngày 2.12.2020.
Khi bắt đầu nghiên cứu, những người tham gia đã hoàn thành bảng câu hỏi về thói quen ăn uống của họ trước đại dịch.
Chất lượng chế độ ăn uống của họ được đ.ánh giá bằng cách cho điểm, tiêu thụ càng nhiều thực ph ẩm thực vật lành mạnh như trái cây và rau quả thì càng nhiều điểm.
Trong quá trình theo dõi, có 31.831 người đã mắc Covid-19.
Kết quả cho thấy, so với những người ở nhóm có điểm số thấp nhất, những người ở nhóm có điểm cao nhất có nguy cơ mắc Covid-19 thấp hơn 9% và nguy cơ mắc bệnh này nghiêm trọng thấp hơn đến 41%, theo Sciencedaily .
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng mọi người cũng có thể giảm nguy cơ mắc Covid-19 hoặc nhiễm Covid-19 nghiêm trọng bằng cách chú ý đến chế độ ăn uống – tác giả cấp cao, bác sĩ tiến sĩ Andrew Chan, từ Bệnh viện đa khoa Massachusetts (Mỹ), lưu ý.
Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy kết hợp cả 2 yếu tố ăn uống kém lành mạnh và khó khăn về kinh tế làm tăng nguy cơ nhiễm Covid-19 hơn nhiều so với từng yếu tố đơn lẻ gộp lại.
Tiến sĩ Merino cho biết: “Các mô hình của chúng tôi ước tính rằng gần 1/3 các trường hợp Covid-19 sẽ được ngăn chặn nếu tránh được một trong hai yếu tố: Chế độ ăn uống kém lành mạnh hoặc khó khăn về kinh tế, theo Sciencedaily.
nCoV có lây qua thực phẩm?
nCoV không lây qua thực phẩm, song khi bề mặt thực phẩm hay bao bì chứa nCoV có thể gián tiếp lây cho người bằng cách chạm tay vào đó rồi đưa lên mắt, mũi, miệng.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, cho biết khả năng lây nhiễm nCoV từ thực phẩm đến nay chưa được chứng minh. Thịt, cá, rau, củ, quả… mua về làm sạch, nấu chín thì không còn khả năng lây nhiễm, vì virus đã bị t.iêu d.iệt.
Theo giới chức y tế, nCoV lây truyền theo ba cách thức . Thứ nhất, nCoV lây truyền qua giọt b.ắn, tức là mầm bệnh nằm trong các giọt b.ắn từ đường hô hấp tiết ra. Đây là phương thức lây truyền được khuyến cáo từ khi khởi phát đại dịch vào đầu năm 2020.
Kích thước mỗi giọt b.ắn thông thường là trên 5 micromet. Người tiếp xúc gần (trong vòng khoảng cách một mét) với người mang virus có thể mắc Covid-19 khi các giọt b.ắn này thâm nhập vào miệng, mũi hoặc mắt. Ở khoảng cách tiếp xúc tối thiểu hai mét, giọt b.ắn càng lớn thì tốc độ rơi xuống đất càng nhanh, số lượng giọt b.ắn sẽ rơi bớt đi khi tiếp xúc, khả năng lây truyền mầm bệnh ít hơn. Ngược lại, hạt càng nhẹ thì rơi lâu, khả năng lây truyền nhanh hơn.
nCoV có khả năng lây truyền qua không khí. Đây là phương thức lây truyền mới được khẳng định từ đầu năm nay. Những giọt b.ắn nhỏ hơn 5 micromet (gọi là aerosol hay hạt khí dung) sẽ treo lơ lửng trong không khí. Các hạt này bản chất là dạng vật chất, dạng rắn hoặc dạng lỏng, tồn tại ở cấu trúc rất nhỏ. Về nguyên lý, khi trọng lượng nhỏ, những hạt này nằm lại trong không khí lâu, phát tán xa hơn, và những người ở xa có thể hít phải các hạt đó rồi nhiễm bệnh.
nCoV còn lây truyền gián tiếp qua các vật dụng hoặc bề mặt bị nhiễm mầm bệnh. Những giọt b.ắn khi rơi sẽ không hoàn toàn xuống đất và biến mất, chúng có thể bám vào các bề mặt như quần áo, đồ vật… Con người chạm tay vào các bề mặt đó, vô tình đưa tay lên mắt mũi, miệng, mắt thì virus xâm nhập vào cơ thể.
Như vậy, nCoV không lây truyền qua thực phẩm. Song, khi trên bề mặt thực phẩm hay màng bọc, thùng carton đưng thực phẩm bị dính nCoV, thì vẫn có khả năng lây truyền sang cơ thể bằng cách gián tiếp. Con người chạm tay vào các bề mặt đó, đưa tay lên mắt mũi, miệng, mắt thì virus sẽ xâm nhập vào cơ thể.
“Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm này là rất thấp”, ông Thịnh nói. Theo cơ chế sinh học, nCoV không tự sinh sản và tồn tại được bên ngoài môi trường lâu, vì virus này tồn tại được là phải “sống nhờ” bên trong vật chủ (con người, động vật). Hiện tại, chưa có nghiên cứu nào được công bố chính thức thời gian nCoV tồn tại trên bao bì thực phẩm và thực phẩm bao lâu, bởi còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường, nhiện độ, độ ẩm và ánh sáng… Tuy nhiên, thời gian này là rất ngắn. Nếu nCoV có xuất hiện trên bao bì thực phẩm thì cũng sẽ không tồn tại được lâu.
Người dân TP HCM đi mua sắm tại một siêu thị ở quận 3. Ảnh: Quỳnh Trần
Trước đó, các nhà khoa học Mỹ và thế giới khẳng định không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy nCoV lây lan qua thực phẩm. Về mặt lý thuyết, virus có thể tồn tại trên bề mặt thực phẩm hay bao bì, song nguy cơ một người bị nhiễm nCoV do chạm tay vào một gói hàng chứa giọt b.ắn từ người đóng gói thực phẩm mắc bệnh là rất thấp.
Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), cùngCơ quan Quản lý thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) hồi đầu năm khẳng định: “Sau khi xem xét hơn 100 triệu trường hợp nhiễm nCoV, chúng tôi không thấy bằng chứng dịch tễ học cho thấy thực phẩm hoặc bao bì thực phẩm là nguồn lây truyền virus người”.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cùng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng hướng dẫn “không có bằng chứng cho thấy có thể mắc Covid-19 từ thực phẩm”. Các cơ quan này khuyến nghị mọi người phải rửa tay sạch trước khi ăn và đảm bảo yếu tố vệ sinh tại các cơ sở kinh doanh thực phẩm.
PGS Thịnh khuyến cáo người dân nghiêm túc thực hiện thông điệp 5K của Bộ Y tế khi đi siêu thị, cửa hàng thực phẩm, vì đây là môi trường kín, nếu có người mắc bệnh ho, hắt hơi, chúng ta có thể mắc bệnh nếu không thực hiện 5K. Rửa tay bằng xà phòng sau khi cầm, nắm thực phẩm, hoặc các vật dụng trong siêu thị, cửa hàng. Nấu chín thực phẩm trước khi sử dụng.