Hơn 40 tháng đầu đời sống trong tĩnh lặng do điếc bẩm sinh, b.é g.ái ở Vĩnh Long đã nghe được những âm thanh đầu tiên nhờ “tai điện tử”.
Tối 29/9, bác sĩ chuyên khoa II Bạch Thiên Phương, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), cho biết đơn vị này vừa thực hiện thành công ca cấy điện cực ốc tai cho b.é g.ái 40 tháng t.uổi, ngụ Vĩnh Long.
Theo bác sĩ Phương, bệnh nhi mắc chứng điếc bẩm sinh, trình độ phát triển ngôn ngữ của bé rất kém. Bé không nghe, hiểu được lời nói và tiếng động. Qua hơn 40 tháng đầu đời, em chỉ sống trong tĩnh lặng, không thể giao tiếp bình thường.
Bài Viết Liên Quan
- Bị đột quỵ cấp tính sau khi đi massage thư giãn, chuyên gia cảnh báo 6 dấu hiệu nguy hiểm
- Nghệ An: Hóc hạt nhãn, b.é t.rai 2 t.uổi t.ử v.ong thương tâm
- Việt Nam sẽ tự sản xuất vắcxin dại
B.é g.ái tìm lại được âm thanh nhờ phương pháp cấy ốc tai hiện đại nhất thế giới. Ảnh: BVCC.
Sau khi thăm khám và kiểm tra tình trạng của bé, các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng đã tư vấn thực hiện cấy điện cực ốc tai. Bằng cách đưa toàn bộ các chuỗi điện cực vào trong ốc tai, bệnh nhi có thể nghe được âm thanh từ mọi dải tần số khác nhau. Sau đó, qua quá trình tập luyện, bệnh nhi sẽ nghe, nói gần như người bình thường.
Sau 2 giờ thực hiện phẫu thuật, các bác sĩ đã đặt điện cực vào trong ốc tai của bé. Các chỉ số hoạt động của điện cực (trở kháng, trường, đáp ứng thần kinh hạch xoắn) sau khi cấy đều cho kết quả tốt.
Hình ảnh chiếc tai điện tử sau khi được cấy vào ốc tai bệnh nhi. Ảnh: BVCC.
“Sau khi được cấy ốc tai, trẻ vẫn chưa thể nghe, nói bình thường ngay mà phải trải qua quá trình làm quen với âm thanh. Bé phải tập nghe, nói lâu dài để có vốn từ, tham gia các khóa huấn luyện ngôn ngữ với chuyên gia thính học”, bác sĩ Bạch Thiên Phương – Trưởng ê-kíp cấy ốc tai điện cực cho bệnh nhi – nói.
Theo thống kê, tại Việt Nam, cứ 1.000 trẻ sinh ra thì có từ 1-3 bé bị điếc bẩm sinh. Khiếm khuyết này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt xã hội, sự phát triển tâm sinh lý của các bé, đặc biệt là ảnh hưởng rất nhiều tương lai của t.rẻ e.m.
Trẻ bị điếc nặng và sâu thường kèm theo câm do không tiếp nhận được âm thanh, từ đó ảnh hưởng quá trình phát triển ngôn ngữ.
Cấy ốc tai điện tử là phương pháp hiện đại và hiệu quả nhất thế giới nhờ phẫu thuật cấy ghép hệ thống điện tử phức tạp vào tai trong. Các điện cực này kích thích dây thần kinh thính giác chuyển các xung động thần kinh lên não, giúp người điếc nghe được âm thanh.
Trẻ được cấy điện cực ốc tai càng sớm thì sự phát triển ngôn ngữ càng cao, tốt nhất là trước 2 t.uổi.
Theo Zing
Cảnh báo bụi mịn vượt mức cho phép, khẩu trang thông thường không có tác dụng
TP Hồ Chí Minh hiện đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí vượt mức cho phép. Các chuyên gia cảnh báo, bụi mịn trong không khí là tác nhân gây nguy hiểm nhất đến sức khỏe con người, đặc biệt là t.rẻ e.m.
Theo phần mềm Air Visual (Mỹ), chỉ số IQI (chỉ số chất lượng cho biết tình trạng ô nhiễm không khí và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người) vào trưa 25/9 tại TP Hồ Chí Minh là 111 và mức độ tiếp xúc với bụi mịn PM2.5 là 29,5 g/m3 (vượt khuyến cáo 10,0 g/m3). Đây là mức cảnh báo nguy hại đến sức khỏe con người, đặc biệt là đối với nhóm có cơ địa nhạy cảm và t.rẻ e.m.
Trong những ngày gần đây tại TP Hồ Chí Minh luôn xuất hiện những đợt sương mù dày đặc, các chuyên gia cảnh báo người dân thành phố đang đối diện với ô nhiêm không khí.
Theo các chuyên gia, bụi trong không khí có nhiều loại, bao gồm cả bụi vô cơ và bụi hữu cơ. Đáng lo ngại, nguồn bụi xuất phát chủ yếu từ mật độ giao thông lớn nên bụi hữu cơ nhiều, lại lẫn với nhiều tạp chất khác như nitơ, lưu huỳnh, kim loại… nên rất độc hại. Nhưng nguy hiểm hơn cả là bụi mịn PM 2.5, loại bụi này có kích cỡ nhỏ chỉ bằng 1/30 sợi tóc người và có khả năng đi sâu vào các phế nang của phổi, thậm chí là mạch m.áu, gây viêm nhiễm đường hô hấp và làm tăng nguy cơ t.ử v.ong ở người mắc bệnh ung thư phổi và bệnh tim. Loại bụi này có thể vượt qua cả khẩu trang người dân đang sử dụng để đi vào cơ thể.
Theo bệnh viện Nhi Đồng TP Hồ Chí Minh, những ngày gần đây những ngày gần đây số ca khám vì bệnh lý hô hấp tăng đáng kể, trong đó có nhiều ca hen suyễn cấp phải cấp cứu và nhập viện.
Nguyên nhân gây ra bụi mịn chủ yếu là khí thải giao thông, nhiều nhất từ các loại xe chạy bằng dầu, và từ công trình xây dựng, các nhà máy điện, các nhà máy công nghiệp, đốt gỗ, củi than, rác và rơm rạ… Chưa kể, các khí thải từ nitơ, lưu huỳnh… có thể gây ngạt hóa học, kích ứng với cơ thể nếu hít phải lượng lớn.
Trước tình trạng ô nhiễm không khí đang ở mức báo động, các chuyên gia cảnh báo người dân tránh các hoạt động tập thể dục ở ngoài trời.
Bụi mịn khi đi vào cơ thể sẽ kích ứng mắt, mũi, họng và phổi, dẫn đến những biểu hiện như ho, hắt hơi, chảy nước mũi, khó thở. Không chỉ thế, bụi mịn còn khiến người bệnh viêm phế quản mạn tính, suy giảm chức năng phổi và làm nặng thêm các bệnh mạn tính có sẵn. Ngoài ra, các kim loại chuyển tiếp trong thành phần bụi như Cr, Cd, Ni, As và chất aldehyde cũng gây cản trở cơ chế sửa lỗi của DNA, gây nên bệnh ung thư phổi.
Đặc biệt, t.rẻ e.m sẽ chịu tác động nhiều nhất của ô nhiễm không khí do hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ. Cùng một nồng độ khí ô nhiễm hít phải, lượng chất trực tiếp đi vào cơ thể t.rẻ e.m có thể cao gấp 2 lần người lớn. Tương ứng với điều này, sự nguy hiểm cũng tăng cao dẫn đến những ảnh hưởng nhất định đối với sức khỏe.
Có hai triệu chứng điển hình của bệnh lý đường hô hấp là ho và khó thở. Khi xuất hiện những dấu hiệu này, dù ở mức độ nhẹ, người bệnh cũng nên đi khám ngay. Nếu ho hoặc khó thở dưới 2 tuần có thể là một bệnh lý cấp tính, còn nếu ho trên 2 tuần thì luôn phải cảnh giác với các bệnh lý mạn tính.
Các bác sĩ khuyến cáo, để phòng bệnh hô hấp, mọi người cần tránh xa môi trường ô nhiễm, luôn sử dụng khẩu trang đạt chuẩn khi tham gia giao thông, hạn chế sử dụng nhiên liệu tạo ra các khí độc hại gây ô nhiễm cục bộ trong hộ gia đình khi nấu ăn. Tránh đốt gỗ, củi than, rác tại nhà và khu vực xung quanh. Khẩu trang thông thường như khẩu trang vải không thể lọc được bụi có kích thước nhỏ. Khẩu trang y tế chỉ hạn chế 30%-40% lượng bụi. Để ngăn được bụi PM 2.5, cần sử dụng khẩu trang chuyên dụng. Do đó, người dân cần trang bị khẩu trang N95 hoặc N99. Nếu chỉ có khẩu trang y tế thì cần dùng hai cái tròng vào nhau.
Tin, ảnh: Đan Phương/Báo Tin tức