Tham khảo cách pha chế 4 loại trà thảo mộc dưới đây giúp bạn loại bỏ tình trạng chướng bụng, khó tiêu.
Trà bạc hà
Là một trong những loại trà thảo mộc giúp làm giảm các vấn đề tiêu hóa, bao gồm đầy hơi.
Bài Viết Liên Quan
- Mùa đông uống nước nóng – lợi ích lớn
- Cách giảm triệu chứng của bệnh trĩ tại nhà
- Ba n.ữ s.inh xuất sắc dành giải nhất ‘Bản lĩnh thương luật’
Thành phần:
– 1 muỗng bạc hà (15g)
– 2 cốc nước (500ml)
Cách pha và sử dụng:
Cho nước với bạc hà đun sôi và để ngấm trong vài phút.
Để nước nguội trong 12 phút và lọc.
Uống trà bạc hà hai lần một ngày, một cốc uống khi bụng đói và cốc thứ hai uống trước khi đi ngủ.
Trà hoa cúc
Uống trà hoa cúc là một cách để làm giảm một loạt các rối loạn tiêu hóa, bao gồm chướng bụng, khó tiêu.
Thành phần:
– 1 muỗng hoa cúc (15g)
– 1 cốc nước (250ml)
Cách pha và sử dụng:
Thả hoa cúc vào nước, cho lên bếp đun sôi.
Sau đó tắt lửa và để nước nguội trong 12 phút.
Bạn nên uống một cốc trà hoa cúc mỗi ngày và có thể uống trong 1 tuần.
Trà hạt thì là
Chứa nhiều vitamin C, khoáng chất… giúp giảm chướng bụng, cải thiện tiêu hóa.
Thành phần:
– 1 muỗng hạt thì là (15g)
– 2 cốc nước (500ml)
Cách pha và sử dụng:
Đun hạt thì là với nước trên lửa vừa.
Khi nước sôi, tắt lửa và để nguội trong 12 phút.
Uống trà hạt thì là hai lần một ngày, một lần khi bụng đói và một lần nữa trước khi ngủ.
Trà quế
Quế là một loại gia vị cần thiết trong nhà bếp và trà quế có thể giúp chống đầy hơi, ngăn ngừa cảm giác buồn nôn…
Thành phần:
– 2 que quế
– 1 cốc nước (250 ml)
Cách pha và sử dụng:
Đun các que quế với nước cho tới khi sôi thì tắt lửa.
Để nước nguội trước khi dùng.
Nên uống 1 cốc trà quế mỗi ngày.
Mỹ Diệp
Theo phunuvietnam
Có 8 dấu hiệu này bạn cần nghĩ ngay tới viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh nếu như không được điều trị kịp thời. Dưới đây là những triệu chứng của bệnh bạn cần hết sức lưu ý.
Đau bụng kéo dài
Người bị viêm ruột thừa thường bị đau vùng bụng dưới bên phải (Ảnh minh họa)
Viêm ruột thừa thường bắt đầu với những cơn đau bụng. Cơn đau thường từ vùng quanh rốn sau đó lan dần xuống vùng bụng dưới bên phải. Ban đầu, người bệnh thường chỉ hơi âm ỉ và khi bệnh trở nặng thì mới đau dữ dội và không có dấu hiệu thuyên giảm. Vì vậy, khi bụng bị đau thì bạn cần theo dõi xem diễn tiến bệnh thế nào để kịp thời chữa trị.
Buồn nôn và nôn
Khi xuất hiện triệu chứng buồn nôn và nôn kèm theo đau bụng dưới bên phải kéo dài thì chắc chắn bạn đang bị viêm ruột thừa. Khi bị viêm ruột thừa bệnh nhân thường gặp các vấn đề về tiêu hóa như: đau bụng, nôn ói, tiêu chảy….Nếu tình trạng nôn mửa kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển bệnh từ đó có thể dẫn đến viêm ruột thừa mãn tính.
Chán ăn
Viêm ruột thừa cso thể gây nên hiện tượng chán ăn (Ảnh minh họa)
Khi bị viêm ruột thừa, bệnh nhân có thể bỗng dưng cảm thấy chán ăn mặc dù bình thường họ ăn rất ngon miệng. Tình trạng viêm ở ruột thừa gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của cơ thể. Trong nhiều trường hợp, bệnh có thể ức chế quá trình tạo ra hormon gây đói khiến bệnh nhân mất cảm giác đói và thèm ăn.Theo một thống kê cho thấy có khoảng 74-78% người bị viêm ruột thừa thường có biểu hiện chán ăn.
Sốt nhẹ
Cùng với những cơn đau bụng, người bệnh viêm ruột thường cũng sẽ có biểu hiện sốt nhẹ 38-38,5 độ kèm theo hiện tượng run lẩy bẩy. Do đó, nếu bạn bị đau bụng dưới bên phải kèm theo sốt thì tốt nhất phải đi khám ngay để tránh việc phát hiện bệnh quá muộn gây nguy hiểm đến tính mạng.
Táo bón hoặc tiêu chảy
Viêm ruột thừa tương tự với các bệnh rối loạn tiêu hóa nên dễ dẫn đến thay đổi thói quen đại tiện. Có người thì bị tiêu chảy liên tục nhưng cũng có người lại bị táo bón nặng. Triệu chứng này thường đi kèm với hiện tượng trướng bụng.
Trướng bụng
Viêm ruột thừa có thể gây nên hiện tượng trướng bụng đầy hơi (Ảnh minh họa)
Do đáp ứng viêm ở các mô và sự tích tụ khí trong lòng ruột, người bị viêm ruột thừa thường bị trướng bụng với cảm giác đầy hơi rất khó chịu. Ngoài ra, khi cơn đau bụng đã tăng lên đến mức dữ dội, thành bụng có cảm giác căng cứng lại, sờ vào cũng thấy bị căng cứng.
Đau bàng quang thường xuyên khi đi tiểu
Đau bàng quang thường xuyên mỗi khi đi tiểu là dấu hiệu nhận biết rằng bệnh đau ruột thừa đang phát triển thành viêm ruột thừa và nặng hơn. Do quá trình viêm và n.hiễm t.rùng đường ruột ảnh hưởng trực tiếp đến sự bài tiết gây ra hiện tượng đau bàng quang, gây nên hiện tượn tiểu buốt, tiểu dắt.
Đau dội ngược
Đây là triệu chứng giúp chuẩn xác nhất viêm ruột thừa chính xác nhấ. Bác sĩ kiểm tra bằng cách ấn vào vùng bụng dưới bên phải của bệnh nhân. Nếu bị viêm ruột thừa, bạn sẽ thấy đau nhói ở chỗ bị ấn và khi hết ấn, cường độ đau càng dữ dội hơn.
Theo giadinhvietnam