Từ tháng 12.2022 – 1.2023, Bệnh viện Phổi Hà Nội phối hợp Trung tâm y tế TX.Sơn Tây và H.Phúc Thọ tổ chức khám, phát hiện chủ động ca bệnh lao cho người dân trên địa bàn.
Bài Viết Liên Quan
- Xóa tan nỗi lo ‘con ốm’ khi chuyển mùa của nhiều bậc phụ huynh
- Bài thuốc chữa bệnh từ đại hoàng
- Đã tìm ra cách có thể ‘chữa khỏi’ bệnh tiểu đường?
Hoạt động này nhằm phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh lao, lao tiềm ẩn, lao kháng thuốc cho người tiếp xúc với bệnh nhân lao và nhóm nguy cơ cao; theo dõi các trường hợp có tổn thương bất thường trên phim X-quang phổi để tiếp tục cho xét nghiệm Xpert chẩn đoán lao, lao tiềm ẩn và lao kháng thuốc.
Được khám sàng lọc là những người có nguy cơ như: người tiếp xúc với bệnh nhân lao, người có ho khạc kéo dài trên 2 tuần, người già, t.rẻ e.m từ 0 – 14 t.uổi sống cùng nhà với bệnh nhân lao phổi, người già cô đơn, người tàn tật, người nhiễm HIV, lao đa kháng thuốc… Số người dự kiến khám khoảng 4.200 người tại 14 xã thuộc TX.Sơn Tây và H.Phúc Thọ.
Trước đó, trong tháng 11, Trung tâm y tế H.Ba Vì phối hợp Bệnh viện Phổi Hà Nội khám sàng lọc các bệnh về phổi tại cộng đồng trên địa bàn huyện. Qua đó, chương trình đã khám sàng lọc lao, COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính), hen phế quản cho 2.783 người; đã khám sàng lọc hen phế quản cho 3.137 học sinh từ 12 – 15 t.uổi. Qua đó, cấp phát thuốc bổ, thuốc hỗ trợ cho 100% người đến khám.
Tại các trường học, chương trình đã phát hiện 92 trường hợp mắc COPD, 9 trường hợp mắc hen, 363 trường hợp theo dõi hen và COPD. Các trường hợp nghi mắc lao sẽ được xét nghiệm chẩn đoán. Các ca bệnh xác định sẽ được lập hồ sơ bệnh án, điều trị quản lý theo quy định của Chương trình chống lao quốc gia. Các trường hợp được chẩn đoán mắc COPD và hen phế quản được cấp 1 tháng thuốc miễn phí, sau đó tiếp tục khám, điều trị theo tuyến bảo hiểm y tế.
WHO cảnh báo ca mắc lao gia tăng toàn cầu sau gần 20 năm
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo số người mắc bệnh lao phổi (TB) trên toàn cầu đã tăng lần đầu tiên sau gần hai thập kỷ.
Virus lao Mycobacterium gây bệnh lao, chủ yếu ảnh hưởng đến phổi của người. Ảnh: Getty Images
Theo một báo cáo được công bố ngày 27/10, WHO ghi nhận mức tăng trong các ca mắc lao phổi là 4,5% so với cùng kỳ năm 2021. Một số chuyên gia chỉ ra xu hướng gia tăng loại bệnh này ít được chú ý do dịch chủ yếu ảnh hưởng đến các khu vực nghèo.
Báo cáo của WHO nêu rõ trong tổng cộng 10,6 triệu người được chẩn đoán mắc bệnh lao phổi vào năm ngoái, 1,6 triệu người đã t.ử v.ong. Các quan chức WHO cho rằng đại dịch COVID-19 đã góp phần làm tăng đột biến số ca t.ử v.ong liên quan đến bệnh lao phổi do các lệnh phong tỏa cản trở việc chẩn đoán hoặc điều trị của nhiều bệnh nhân.
Nhận xét số liệu thống kê trong báo cáo, Tiến sĩ Lucica Ditiu – Giám đốc điều hành Tổ chức Phòng ngừa Lao, viết: “Mặc dù tỷ lệ t.ử v.ong và mắc bệnh lao có xu hướng tăng đáng kinh ngạc song kinh phí cho việc ngăn ngừa bệnh lao đã giảm xuống trong năm 2020 và 2021 từ mức vốn đã thấp đến mức cực kỳ thấp”.
Bà đặt nghi vấn liệu việc thiếu nguồn lực có phải là nguyên nhân dẫn đến xu hướng gia tăng lây nhiễm tại các quốc gia nghèo hay không.
Theo một báo cáo của Nhóm Hành động Điều trị và Phòng ngừa Lao công bố vào tháng 12/2021, tổng số t.iền viện trợ toàn cầu cho nghiên cứu bệnh lao là 915 triệu USD vào năm 2020 – thấp hơn hẳn so với với mục tiêu 2 tỷ USD mà Liên hợp quốc đặt ra vào năm 2018. Tuy nhiên, số t.iền đó cuối cùng được đầu tư vào phát triển và sản xuất vaccine ngừa COVID-19, thay vì nghiên cứu vaccine ngừa lao.
WHO cũng ghi nhận tài trợ toàn cầu cho các dịch vụ thiết yếu điều trị lao giảm từ 6 tỷ USD năm 2019 xuống còn 5,4 tỷ USD sau 2 năm.
Bệnh lao là một bệnh do virus lao Mycobacterium gây ra có khả năng gây c.hết người, chủ yếu ảnh hưởng đến hai lá phổi của người bệnh. Những người bị suy dinh dưỡng và có hệ thống miễn dịch kém đặc biệt có nguy cơ cao mắc bệnh.