Theo báo cáo của Viện sức khoẻ tâm thần, BV Bạch Mai, mỗi năm Việt Nam có hơn 40.000 người t.ự t.ử do chứng trầm cảm. Mới đây, chứng trầm cảm vừa khiến nữ dược sĩ t.ự t.ử ở Thái Bình.
Thống kê bệnh trầm cảm ở Việt Nam
Theo báo cáo của Viện sức khoẻ Tâm thần, BV Bạch Mai, năm 2017 số người t.ự t.ử do trầm cảm ở Việt Nam lên đến gần 40.000 người. Báo cáo cũng cho biết thêm, khoảng 30% dân số Việt Nam có các rối loạn tâm thần, 25% trong số đó là các bệnh về trầm cảm. Điều đáng nói là nhiều người vẫn còn mơ hồ về căn bệnh này, khiến việc chẩn đoán sớm và điều trị bệnh gặp rất nhiều khó khăn. Gần đây, chứng trầm cảm vừa khiến nữ dược sĩ t.ự t.ử ở Thái Bình.
Trong khi đó, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, trên thế giới có gần 300 triệu người mắc trầm cảm. Trong đó Nhật Bản có khoảng 3% dân số, con số này tại Mỹ là 17%.
Bài Viết Liên Quan
- Muốn sống lâu, hãy ăn thực phẩm này hàng ngày
- Vì không biết khi nào nên tầm soát ung thư, nhiều người mắc bệnh đã quá nặng
- Viêm tai giữa, viêm VA và viêm Amidan mãn tính chữa thế nào cho khỏi?
Theo báo cáo của Viện sức khoẻ Tâm thần, BV Bạch Mai, năm 2017, có tới gần 40.000 người t.ự t.ử do trầm cảm ở Việt Nam. Ảnh: Internet.
Một thống kê khác cho thấy có đến 6% dân số tại TP.HCM bị bệnh trầm cảm. Nếu trước kia người mắc trầm cảm đa phần nằm trong độ t.uổi từ 60 – 65 t.uổi, thì hiện nay trầm cảm đang có xu hướng trẻ hóa với độ t.uổi từ 15 – 27 t.uổi.
Theo thông tin từ Bệnh viện Vinmec, nữ giới bị trầm cảm nhiều hơn nam giới. Trung bình cứ 2 bệnh nhân nữ mới có 1 bệnh nhân nam bị trầm cảm. Tại các cơ sở y tế chuyên khoa, số lượng bệnh nhân đến thăm khám các bệnh lý liên quan đến trầm cảm tăng 20 – 30% mỗi năm.
Đặc biệt thời gian gần đây các bệnh viện cũng ghi nhận có sự gia tăng đáng kể của bệnh nhân trầm cảm trẻ t.uổi, đa số là học sinh, sinh viên. Việc thường xuyên gặp áp lực học hành thi cử cũng như sự kỳ vọng quá lớn của cha mẹ là 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ hóa bệnh trầm cảm ở Việt Nam hiện nay
Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), khoảng 8% – 29% t.rẻ e.m đang trong độ t.uổi vị thành niên ở Việt Nam mắc các bệnh về sức khỏe tâm thần. Ước tính tại Việt Nam có ít nhất 3 triệu thanh, thiếu niên có các vấn đề về sức khỏe tâm lý, tâm thần. Tuy nhiên chỉ có khoảng 20% trong số đó nhận được hỗ trợ y tế và điều trị cần thiết.
Đáng nói là một bộ phận thanh thiếu niên thường lạm dụng rượu, t.huốc l.á, chất kích thích như một cách giải tỏa cho những rối loạn tâm thần. Điều này không những không cải thiện được sức khỏe mà còn khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng, thậm chí có những hành vi gây nguy hiểm với xã hội.
Trầm cảm cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng số người t.ự t.ử ở Việt Nam. Ước tính mỗi năm có hàng chục ngàn người t.ự t.ử do trầm cảm, gấp 2,5 lần so với số người c.hết vì tai nạn giao thông.
Nguyên nhân khiến trầm cảm gia tăng
Một trong những nguyên nhân thường thấy ở người trẻ bị trầm cảm là do những áp lực trong học hành, công việc và hoàn cảnh gia đình.
Sức ép của cha mẹ đối với con cái trong việc học hành, thi cử làm các em dễ rơi vào trạng thái căng thẳng với tất cả mọi chuyện, đôi lúc không kiểm soát được suy nghĩ của mình.
Một trong những nguyên nhân thường thấy ở người trẻ bị trầm cảm là do những áp lực trong học hành, công việc và hoàn cảnh gia đình. Ảnh: Internet.
Không khí nặng nề trong gia đình thiếu hạnh phúc cũng là nguyên nhân chính dẫn đến chứng trầm cảm cho con cái.
Ngoài ra, tốc độ phát triển nhanh đến chóng mặt của cuộc sống hiện đại khiến áp lực công việc gia tăng, bộ não làm việc quá tải, cảm giác cô độc, quá lệ thuộc vào mạng xã hội, tỷ lệ người bị stress ở Việt Nam tăng lên nhanh chóng cũng là những nguyên nhân khiến trầm cảm ngày càng phổ biến hiện nay
Dấu hiệu trầm cảm
PGS.TS Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khoẻ tâm thần, BV Bạch Mai cho biết, trầm cảm là một rối loạn phổ biến, đây không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối. Bất kỳ ai cũng có thể mắc trầm cảm.
Trong đó phổ biến nhất ở độ t.uổi từ 18-45, tỉ lệ ở phụ nữ lớn gấp đôi nam giới. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ, trầm cảm sẽ được chữa khỏi.
Dưới đây là 10 dấu hiệu phổ biến nhận biết trầm cảm:
– Cảm giác buồn chán, trống rỗng
– Khó tập trung suy nghĩ, hay quên
– Luôn cảm giác mệt mỏi, không muốn làm việc gì
– Cảm giác mình có tội lỗi, vô dụng, không xứng đáng
– Mất ngủ, hoặc ngủ quá nhiều
– Hay cáu gắt, giận dữ
– Giảm thích thú trong các hoạt động hoặc sở thích hàng ngày
– Giảm cảm giác ngon miệng, sụt cân hoặc ăn quá nhiều
– Nghĩ về cái c.hết, có ý tưởng hoặc hành vi t.ự s.át
Bệnh nhân điều trị trầm cảm ở bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Vietnamnet.
TS Dương Minh Tâm, Trưởng phòng điều trị rối loạn liên quan stress, Viện Sức khoẻ tâm thần cho biết thêm, ngoài những dấu hiệu trên, bệnh nhân trầm cảm còn có 18-22 triệu chứng cơ thể khác như đau đầu, đau tức ngực, các rối loạn tiêu hóa, rối loạn k.inh n.guyệt, giảm ham muốn, đau khớp…
“Tuy nhiên không phải cứ có một trong những dấu hiệu trên là mắc trầm cảm, cần phải có thêm tiêu chuẩn thời gian. Các triệu chứng này phải xuất hiện liên tục từ 2 tuần trở lên mới được chẩn đoán là trầm cảm”, TS Tâm chia sẻ.
Trong đó, cần đặc biệt lưu tâm đến 3 biểu hiện chính: Đột ngột giảm khí sắc (ủ dột, u sầu, chán chường); giảm ham thích so với trước đây (trước đây thích shopping, buôn dưa lê, xem phim… nay không còn); giảm năng lượng (dễ mệt mỏi)… 7 biểu hiện còn lại là những biểu hiện phổ biến.
Ở giai đoạn trầm cảm nhẹ, bệnh nhân sẽ 1-3 biểu hiện chính nói trên và có từ 1-2 biểu hiện phổ biến.
Giai đoạn trầm cảm nặng, bệnh nhân có đầy đủ 8-10 biểu hiện.
Trầm cảm có thể chữa khỏi được hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ. Hiện nay, các phương pháp điều trị chính là dùng thuốc, liệu pháp tâm lý, shock điện, kích thích từ xuyên sọ.
Do đó các bác sĩ khuyến cáo, nếu thấy có những dấu hiệu thực thể, khám nhiều nơi mà không tìm thấy bệnh thì nên đi khám chuyên khoa tâm thần.
Thảo Nguyên
Theo kienthuc
Đây chính là những giai đoạn chị em dễ bị trầm cảm nhất trong cuộc đời của mình, không kiểm soát tốt có thể dẫn đến t.ự t.ử
Trầm cảm kéo theo những hệ lụy đáng tiếc, do đó, chị em đang ở trong những giai đoạn này cần cảnh giác cao độ nếu không muốn rơi vào con đường muốn t.ự t.ử.
Theo Kiwipedia, trầm cảm là loại rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học. Bệnh do hoạt động của bộ não bị rối loạn gây nên tạo thành những biến đổi thất thường trong suy nghĩ hành vi và tác phong. Có thể xảy ra ở nhiều lứa t.uổi nhưng phổ biến nhất là 18-45 t.uổi, phụ nữ nhiều hơn nam giới với tỷ lệ giới tính: nam/nữ = 1/2, giá trị này chỉ là ước chừng vì còn tùy vào nền văn hóa và dân tộc.
TS Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần (bệnh viện Bạch Mai) cho biết, trầm cảm là căn bệnh xuất hiện ngày càng nhiều trong cuộc sống hiện đại, trong đó nữ thường gặp hơn nam. Áp lực của cuộc sống hiện đại khiến trầm cảm đang có xu hướng trẻ hóa.
Nguyên nhân khiến trầm cảm ở nữ phổ biến hơn nam vì phụ nữ có sự thay đổi hormone ở lứa t.uổi dậy thì, trong chu kỳ k.inh n.guyệt, giai đoạn mang thai, bị sẩy thai, giai đoạn mãn kinh… đều có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm.
Cụ thể hơn, dưới đây chính là những giai đoạn chị em dễ bị trầm cảm nhất trong cuộc đời mình:
Cưới hỏi
Rất nhiều chị em chuẩn bị cưới rơi vào trạng thái trầm cảm.
Rất nhiều chị em chuẩn bị cưới rơi vào trạng thái trầm cảm. Có thể, khi nhận lời cầu hôn, người phụ nữ cảm thấy vô cùng hạnh phúc, vui vẻ và sẵn sàng cùng nhau chuẩn bị một đám cưới đẹp như cổ tích. Nhưng sau đó phát sinh nhiều vấn đề từ những chuyện nhỏ nhặt nhất khiến chị em cảm thấy chán nản, mệt mỏi, thậm chí không còn hào hứng với đám cưới trong tương lai gần của mình nữa. Chưa kể, chị em cũng dễ cáu bẳn với chồng tương lai, tâm trạng ngày càng khó chịu, bí bách, bồn chồn khi sắp đến ngày cưới.
Trầm cảm trước khi cưới hỏi còn bởi chị em lo lắng cuộc sống với mẹ chồng, gia đình nhà chồng, lo lắng công việc nhà, sự nghiệp sẽ bị ảnh hưởng, mất đi vẻ đẹp quyến rũ vốn có, thậm chí là không chắc chắn về tình cảm của mình và đối phương.
Giải pháp: Chỉ kết hôn khi cảm thấy thực sự sẵn sàng, kết hôn với người mình yêu và yêu mình, nên trò chuyện với nhau về cuộc sống hôn nhân trước khi cưới để chia sẻ cùng nhau hơn, chuẩn bị tâm lý thích nghi với gia đình mới, làm quen thật nhiều với gia đình chồng tương lai, không ôm đồm quá nhiều việc một mình, có thể tham gia lớp t.iền hôn nhân… sẽ giúp chị em giảm bớt tình trạng trầm cảm.
Chia tay
Nhiều chị em sau khi chia tay rơi vào trầm cảm với những biểu hiện buồn bã, tuyệt vọng, suy nghĩ tiêu cực, thậm chí muốn t.ự t.ử, luôn có ý nghĩ và hành động làm tổn thương bản thân.
Trong yêu đương, dường như ai cũng từng có lần phải chia tay. Với người phụ nữ vốn là người lụy tình, yếu đuối mà bất ngờ bị chia tay thì càng sốc hơn cả. Nhiều chị em sau khi chia tay rơi vào trầm cảm với những biểu hiện buồn bã, tuyệt vọng, suy nghĩ tiêu cực, thậm chí muốn t.ự t.ử, luôn có ý nghĩ và hành động làm tổn thương bản thân.
Giải pháp: Không nên ở một mình, nên tập trung vào công việc, học tập, thường xuyên gặp gỡ bạn bè để nói chuyện, tâm sự, thay đổi bản thân bằng cách tân trang lại diện mạo bên ngoài xinh đẹp hơn… để thấy dễ chịu hơn.
Mang thai
Nguyên nhân là do sự tăng giảm của hormone ảnh hưởng đến tất cả phụ nữ mang thai, ở một số người sẽ nhạy cảm hơn.
Mang thai là giai đoạn chị em bước sang một trang mới với những thay đổi rõ rệt đi kèm. Nhưng cùng với niềm hạnh phúc có con, nhiều chị em cũng rơi vào trạng thái trầm cảm kéo dài. Nguyên nhân là do sự tăng giảm của hormone ảnh hưởng đến tất cả phụ nữ mang thai, ở một số người sẽ nhạy cảm hơn. Chị em dễ thay đổi tâm tính do căng thẳng, mệt mỏi, sự thay đổi các hormone thai nghén. Tâm trạng thất thường nhất vào giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.
Giải pháp: Luôn ưu tiên bản thân mình trong mọi hoàn cảnh, thay vì làm việc nhà hãy dành thời gian độc sách, ăn sáng trên giường, đi dạo trong công viên, ngủ đủ giấc để tâm trạng luôn tươi mới, duy trì lối sống khoa học, chia nhiều bữa nhỏ.
Sinh con
Việc chăm sóc em bé sau sinh khá tốn công sức, em bé ngủ nghỉ và bú sữa không theo thời gian cố định khiến mẹ thường xuyên mệt mỏi, hay bị mất ngủ, cơ thể suy nhược…
Cũng giống giai đoạn mang thai, rất nhiều chị em bị trầm cảm trong giai đoạn mới sinh con xong. Lúc này, hormone giảm xuống nhanh cũng dẫn đến chứng trầm cảm. Chưa kể, việc chăm sóc em bé sau sinh khá tốn công sức, em bé ngủ nghỉ và bú sữa không theo thời gian cố định khiến mẹ thường xuyên mệt mỏi, hay bị mất ngủ, cơ thể suy nhược. Tình trạng này kéo dài khiến căng thẳng, lo lắng, trầm cảm xuất hiện. Nhất là với những người lần đầu làm mẹ khi phải đối mặt với nhiều vấn đề của em bé thì càng dễ rơi vào trầm cảm hơn.
Giải pháp: Khi nhận thấy những tình cảm tâm lý bất thường hãy nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ để mẹ khỏe, con phát triển đúng cách.
Sau tất cả, dù chị em có gặp bất cứ dấu hiệu nào chứng tỏ bị trầm cảm mà không thể tự mình khắc phục được cần nhanh chóng đến bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh có chuyên khoa tâm thần để được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc.
Theo afamily