Dù chỉ mới 13 t.uổi nhưng một c.ô b.é ở Trung Quốc đã mắc bệnh khớp nghiêm trọng. Em bị mẹ bắt phải nhảy dây từ 1.000 đến 3.000 cái/ngày. Bà tin rằng phương pháp này có thể giúp em tăng chiều cao.
Cô bé 13 t.uổi ở Trung Quốc bị tổn thương nghiêm trọng ở đầu gối do mẹ bắt nhảy dây 1.000 – 3.000 cái/ngày để tăng chiều cao. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Cô bé tên là Nguyên Viên, sống với gia đình ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). Cô bé cao 1,58 mét và nặng đến 120 kg, theo Oddity Central.
Mẹ của em biết được rằng ở độ t.uổi 13, các b.é g.ái vẫn có thể tăng thêm chiều cao. Bà cũng nghe người khác nói là nhảy dây có thể giúp cao thêm. Do đó, bà đã bắt con gái phải tập nhảy dây. Tên của bà không được truyền thông địa phương tiết lộ.
“Tập thể dục nhiều cũng có thể giúp con tôi giảm cân. Tôi muốn con cao và ốm hơn để trông xinh đẹp hơn”, người mẹ cho biết.
Mỗi ngày, bé Nguyên Viên được mẹ yêu cầu phải nhảy dây 1.000 cái để tăng chiều cao. Tuy nhiên, qua thời gian, người mẹ không thấy hiệu quả từ cách tập luyện này ở con gái.
Do đó, từ khi Nguyên Viên được nghỉ hè vào giữa tháng 6, c.ô b.é được yêu câu phải nhảy dây từ 1.000 đến 3.000 cái/ngày. Trong ngày có 3 buổi sáng, trưa và tối, mỗi buổi Nguyên viên phải nhảy 1.000 cái.
Phương pháp phản khoa học này đã để lại những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe Nguyên Viên, đặc biệt là khi trọng lượng cơ thể của bé quá nặng.
Triệu chứng đầu tiên là cơn đau đầu gối. Tuy nhiên, mẹ cô bé lúc đầu lại cho rằng con gái đang lười biếng. Chỉ đến khi các triệu chứng trở nặng, bà mẹ mới đưa con đến bác sĩ chấn thương chỉnh hình.
Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện cô bé mắc chứng viêm lồi củ trước xương chày. Đây là tình trạng viêm mạn tính do các tổn thương lặp đi lặp lại nhiều lần ở vị trí nối giữa dây chằng bánh chè với lồi củ trước xương chày.
Truyền thông Trung Quốc không tiết lộ bé Nguyên Viên được điều trị thế nào và tình hình sức khỏe ra sao. Tuy nhiên, đây không phải là trường hợp đầu tiên bố mẹ bắt con nhảy dây dẫn đến chấn thương nghiêm trọng đầu gối ở Trung Quốc.
Mới đây, Bệnh viện chỉnh hình y học cổ truyền Hàng Châu (Trung Quốc) cũng cảnh báo về ca bệnh là một b.é t.rai 10 t.uổi. Cậu bé nhập viện vì đau gót chân dữ dội do bị cha mẹ bắt phải nhảy dây 2.000 đến 3.000 cái/ngày trong suốt 3 tháng.
Em bị bắt nhảy dây như vậy vì cha mẹ sợ em chậm phát triển chiều cao và bị lùn. Bác sĩ chẩn cậu bé mắc calcaneal apophysitis, một căn bệnh gây viêm sưng ảnh hưởng đến xương ở gót chân.
Các chuyên gia khuyến cáo muốn trẻ tăng chiều cao thì tập thể dục là cần thiết. Thế nhưng, tập luyện phải ở mức phù hợp và không đóng vai trò quyết định. Phát triển chiều cao còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như giấc ngủ, dinh dưỡng và di truyền, theo Oddity Central .
Làm thế nào để dự phòng đột quỵ não khi tập thể dục?
Tập thể dục mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả “mắt thấy, tai nghe” thì mỗi người phải tập thể dục đúng cách để dự phòng đột quỵ não – “kẻ g.iết n.gười thầm lặng”.
Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ (Ảnh minh hoạ)
Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích
Theo các chuyên gia y tế, tập thể dục được chia ra làm 2 bài tập chính gồm bài tập hiếu khí và bài tập yếm khí.
Bài tập hiếu khí vận động với cường độ trung bình nhẹ mà cơ thể có thể thực hiện liên tục trong 1 thời gian dài liên tục. Ví dụ như chạy bộ, đi bộ, đạp xe tĩnh, nhảy dây,… cơ thể sử dụng oxy để đốt mỡ (chất béo) và chuyển hóa thành năng lượng giúp cơ bắp chuyển động. Vận động này giúp tiêu thụ mỡ trong cơ thể.
Ngược lại, bài tập yếm khí có cường độ cao trong khoảng thời gian ngắn như chạy nước rút, xà đơn, chống đẩy…
Cả 2 bài tập này đều mang lại lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên, bài tập hiếu khí mang lại lợi ích nhiều hơn trong phòng ngừa đột quỵ não và các biến cố tim mạch.
Đột quỵ (Ảnh minh hoạ)
Về mặt lợi ích, tập thể dục được đưa vào mức khuyến cáo, quan trọng như thuốc điều trị ở bệnh nhân đột quỵ não.
Về thần kinh, tập thể dục giúp thúc đẩy quá trình tạo các tế bào thần kinh mới tại hồi hải mã, giảm căng thẳng và lo âu, cải thiện giấc ngủ.
Về tim mạch, tập thể dục giúp giảm các cholesterol xấu và cải thiện các cholesterol có lợi, tăng tuần hoàn m.áu trong cơ thể, giảm nguy cơ huyết khối tĩnh mạch.
Ngoài ra, tập thể dục còn giúp ích cho nhiều cơ quan bộ phận khác và đặc biệt cải thiện tâm trạng và các quan hệ xã hội, giúp bệnh nhân đột quỵ vượt qua giai đoạn trầm cảm sau đột quỵ.
Ai nên và không nên tập thể dục?
Thực tế, các hoạt động tập thể dục hiếu khí mang lại lợi ích cho người tham gia, nhưng một số đối tượng cần thận trọng hoặc tham vấn ý kiến bác sĩ điều trị trước khi tập. Những người cần cẩn trọng khi tập thể dục hiếu khí gồm: Người mắc bệnh lý tim mạch (suy tim, bệnh van tim, bệnh tim thiếu m.áu cục bộ…), các rối loạn nhịp tim (hội chứng rối loạn nhịp tim – Wolff-Parkinson-White (WPW), bệnh nhân đặt máy tạo nhịp…), tăng huyết áp chưa kiểm soát, xuất huyết não giai đoạn sớm, COPD, hen,…
Khi tập thể dục, người tập nên sử dụng các thiết bị theo dõi (như smartwatch) trong quá trình luyện tập mang lại nhiều lợi ích như theo dõi quá trình luyện tập, tránh nhịp tim tăng quá cao, thân nhiệt tăng quá cao…
Về thời gian tập thể dục, các chuyên gia cho hay: Người khỏe mạnh trưởng thành: tập thể dục (hiếu khí) tối thiểu 150 phút/tuần với các bài tập nhẹ- vừa hoặc 75 phút/tuần với các bài tập cường độ cao hơn.
Bệnh nhân đột quỵ não hoặc tai biến thoáng qua nên tập thể dục (hiếu khí) tối thiểu 10 phút/lần, 4 lần/tuần hoặc cường độ cao tối thiểu 20 phút/lần, 2 lần/tuần làm giảm nguy cơ các biến cố tim mạch, đột quỵ tái phát và tiên lượng sống sau 3 năm lên tới 5-6 lần.
Các chuyên gia đưa ra một số bài tập hiếu khí điển hình gồm:
Đi bộ 30 phút, 5 lần/tuần
Chạy bộ 20-30 phút, 2-3 lần/tuần
Bơi lội 10-30 phút, 2-5 lần/tuần
Đạp xe 35-45 phút, 3 lần/tuần
Nhảy dây 15-25 phút, 2-5 lần/tuần
Tập thể dục (hiếu khí) mang lợi nhiều lợi ích cả về sức khỏe thể c