Cứu b.é t.rai mắc Covid-19 diễn biến nặng

B.é t.rai không thuộc nhóm nguy cơ cao nhưng tổn thương phổi nặng và cần điều trị kéo dài.

Ngày 23/9, PGS.TS Phùng Nguyễn Thế Nguyên, Trưởng Đơn vị điều trị Covid-19, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho biết đơn vị này vừa điều trị thành công một bệnh nhi mắc Covid-19 có diễn biến nặng.

Bệnh nhi là b.é t.rai 13 t.uổi, 48 kg, t.iền sử khỏe mạnh, không bệnh nền. Bốn ngày đầu sau khi có xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, em sốt nhẹ, ho khan. Sau đó, trẻ hết sốt nhưng ho nhiều, tức ngực, khó thở nên được đưa đến bệnh viện.

Sau khi được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1, các bác sĩ khoa Cấp cứu ghi nhận nhịp thở của bệnh nhi là 26-28 lần/phút, chỉ số này không quá nhanh so với trẻ 13 t.uổi. Chỉ số SpO2 là 92%, đây là biểu hiện cho thấy tình trạng bé diễn biến nặng.

cuu be trai mac covid 19 dien bien nang 55f 6048810

Hình ảnh X-quang của bé lúc nhập viện, phổi tổn thương nặng. Ảnh: BSCC .

Dù triệu chứng bệnh không quá rầm rộ, kết quả X-quang khiến các y bác sĩ bất ngờ bởi phổi bé bị tổn thương nặng. Ngoài ra, các kết quả xét nghiệm cho thấy phản ứng viêm tăng cao, rối loạn đông m.áu.

Bệnh nhi nhanh chóng được điều trị theo phác đồ viêm phổi nặng của Covid -19, hỗ trợ hô hấp, kháng sinh, steroid và thuốc chống đông.

“Đây là trường hợp trẻ khỏe mạnh, không yếu tố nguy cơ, không béo phì, triệu chứng không quá rầm rộ nhưng tổn thương phổi nặng và cần điều trị kéo dài”, bác sĩ Nguyên nhận định.

Sau 5 ngày điều trị, tình trạng bệnh nhi cải thiện tốt, hết khó thở, giảm ho nhưng tổn thương phổi trên X-quang cải thiện chậm, SpO2 còn thấp (93-94%).

Sau 17 ngày điều trị theo phác đồ đồng thời theo dõi sát triệu chứng và oxy m.áu, b.é t.rai khỏi bệnh hoàn toàn, tổn thương phổi cải thiện đáng kể, xét nghiệm rRT-PCR cho kết quả âm tính.

PGS.TS Phùng Nguyễn Thế Nguyên nhận định cho đến nay, t.rẻ e.m mắc SARS CoV-2 phần lớn không triệu chứng hoặc biểu hiện nhẹ. Tuy nhiên, tình trạng nặng vẫn có thể gặp ở t.rẻ e.m ngay cả khi không có yếu tố nguy cơ.

“Những trường hợp này không thể điều trị tại nhà mà cần có sự can thiệp cấp cứu của nhân viên y tế”, PGS Phùng Nguyễn Thế Nguyên nói.

Tính đến ngày 22/9, TP.HCM đang điều trị 3.731 trẻ dưới 16 t.uổi mắc Covid-19. Tỷ lệ trẻ diễn tiến nặng

Trưởng Đơn vị điều trị Covid-19 của Bệnh viện Nhi đồng 1 khuyến cáo khi chăm sóc trẻ mắc Covid-19 tại nhà, phụ huynh cần theo dõi sát sức khỏe của bé. Các triệu chứng cần đặc biệt lưu ý là trẻ khó thở, than mệt, gắng sức kém, vã mồ hôi nhiều, nói từng từ, từng câu ngắn, thở nhanh, gắng sức, nhịp tim nhanh hay SpO2

Khi trẻ có các triệu chứng này, phụ huynh phải nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện hoặc liên hệ ngay với Tổ phản ứng nhanh tại địa phương.

Luyện thở phục hồi di chứng sau mắc Covid-19

Bài tập luyện thở, dao động thân nhẹ nhàng trong tư thế ngồi hoa sen sẽ giúp các bệnh nhân hồi phục hô hấp, thư giãn tinh thần hậu Covid-19.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng đơn vị Điều trị Ban ngày, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM Cơ sở 3, cho biết, nhiều bệnh nhân Covid-19, dù nhẹ hay nặng, chia sẻ với bác sĩ họ vẫn bị triệu chứng khó thở, cơ bắp yếu, tâm thần không ổn… h.ành h.ạ nhiều tháng sau khi xét nghiệm âm tính với virus.

Sau khi khỏi Covid-19 người bệnh cần thời gian và sự chăm sóc phù hợp để hồi phục, bao gồm chế độ dinh dưỡng, vận động, dùng thuốc. Bác sĩ Vũ hướng dẫn một phương pháp trong số đó là tập luyện yoga – khí công chỉ với một tư thế đơn giản là ngồi hoa sen.

Cụ thể, người bệnh ngồi xếp bằng kép, hai bàn chân bắt chéo, lòng bàn chân ngửa lên trên. Nếu không được thì ngồi nửa hoa sen (xếp bằng đơn). Hai bàn tay để lên hai đầu gối, lưng thẳng rồi bắt đầu thở.

Lúc này, người bệnh hít vào tối đa, ưỡn lưng được càng tốt, giữ hơi mở thanh quản (bằng cách hít thêm), đồng thời giao động thân qua lại 2-6 lần. Tiếp đến thở ra bằng cách vặn chéo thân mình, ngó ra phía sau bên phải hoặc trái, đẩy hết khí trong phổi ra. Sau đó, lặp lại tương tự.

Người bệnh nên tập động tác này hai lần mỗi ngày buổi sáng, chiều. Mỗi lần 15-30 phút, dao động 2-6 cái tùy sức, có thể nhiều hơn. Số lần dao động khi mới tập thì nên ít, quen rồi thì dao động nhiều hơn, làm từ 6-10 hơi thở.

luyen tho phuc hoi di chung sau mac covid 19 ec1 6027433

Bác sĩ Vũ hướng dẫn các động tác trong bài tập thở, lần lượt từ trái qua là giữ hơi mở thanh quản; dao động thân qua lại 2-6 cái (hình giữa) và thở ra bằng cách vặn chéo thân mình ngó ra phía sau bên phải hoặc trái. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Theo bác sĩ Vũ, động tác này rất đơn giản, có ưu điểm là người bệnh giữ sự chủ động, có thể tự tập, không sợ té ngã, phù hợp với người sức yếu, không cần sử dụng thêm các dụng cụ tập gì. Tuy nhiên, người bệnh sức khỏe quá yếu, chưa ngồi được vững, bị viêm khớp chi dưới giai đoạn cấp… không nên hoặc hạn chế thực hiện bài này.

Tập thở trong tư thế ngồi hoa sen làm cột sống được thẳng, giãn ra là một điều kiện thuận lợi cho hô hấp, giúp bệnh nhân Covid-19 tăng sức thở. Ngoài ra, ngồi hoa sen là một tư thế giúp tập trung, ổn định tinh thần (cho nên ngồi thiền hay ngồi ở tư thế này). Các khớp chi dưới cũng được giãn ra, tăng sức cơ. Khí huyết lưu thông làm ấm toàn bộ cột sống, thần kinh giao cảm và phó giao cảm hoạt động tốt, từ đó cải thiện được sức khỏe.

Một số người bệnh cảm thấy việc giữ hơi mở thanh quản khó thực hiện, song cần cố gắng tập đúng vì đây là phần trọng tâm của động tác. Cần hít thở chuẩn để tăng cường hô hấp, đưa không khí vào sâu tận đáy phổi. Để thực hiện đúng việc giữ hơi mở thanh quản, cần phân biệt được giữ hơi mở thanh quản và nín hơi đóng thanh quản. Giữ hơi mở thanh quản đúng thì hõm cổ lõm, các cơ vùng ngực bụng luôn giữ được độ căng. Nín hơi đóng thanh quản sai thì hõm cổ đầy, cơ ngực và bụng không căng, cảm giác tăng áp lực ở vùng đầu.

Người bệnh chưa giữ hơi được nhiều, có thể làm đơn giản hơn như sau: khi bắt đầu dao động thì hít vào luôn. Trong quá trình cơ thể dao động vẫn liên tục hít vào, khi kết thúc dao động mới thở ra (nếu thở ra hít vào là sai). Như vậy là giữ được nguyên tắc thở “giữ hơi mở thanh quản”. Nếu tập lâu ngày đã quen với cách thở, các cơ hô hấp vùng ngực bụng đã mạnh thì có thể hít vào trước rồi tiếp tục giữ hơi trong lúc dao động.

Trường hợp người bệnh không thể ngồi xếp hoa sen kiểu hai chân bắt chéo thì có thể thay đổi bằng cách xếp bằng thường chân trước chân sau; xếp bằng đơn chân trên chân dưới; hoặc xếp bằng kép hai chân giấu ở phía dưới, tuỳ theo tình trạng.

Tư thế ngồi chuẩn hoa sen giống như ngồi kiết già, khi mới ngồi sẽ đau, m.áu khó chảy, gây tê rần chân, nhưng ngồi đúng tư thế sẽ mang đến tác dụng tốt nhất, lâu dần m.áu và thần kinh lần lần hoạt động tốt trong bất cứ tư thế nào. Nếu ngồi được hoa sen kiểu này, người bệnh giữ được cơ thể rất vững chắc, cảm nhận rõ khi dao động.

“Tập yoga – khí công cần thời gian để chuyển biến, nếu tổn thương ít thì mau hồi phục, tổn thương nhiều cần nhiều thời gian hơn, nhưng chắc chắn một điều là có tập là có chuyển biến tốt lên”, bác sĩ Vũ nói.

Vì vậy, bác sĩ Vũ khuyến cáo, để bài tập có tác dụng người bệnh cần tập đều, chứ không phải tập nhiều. Tập đều là kiên nhẫn tập lâu dài, nhiều tuần, nhiều tháng, thậm chí suốt đời để có sức khỏe tốt. Nếu tập mỗi lần dài 1-2 giờ hoặc hơn, hoặc lười tập, khi có khi không sẽ khiến cơ thể mỏi mệt, khó có tác dụng như mong đợi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *