Chỉ là những tổn thương thông thường do dẫm phải gai, nổi mụn nhọt… nhưng do chăm sóc không cẩn trọng, bệnh nhi bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng, gây nhiễm khuẩn huyết, suy đa phủ tạng, nguy kịch.
Vết thương nhỏ gây họa lớn
Ngày 22/9, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, thời gian gần đây tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu vàng. Tính từ đầu tháng 9 đến nay, khoa Điều trị tích cực nội khoa – Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và điều trị cho 8 trường hợp. Đây là loại vi khuẩn gây nên nhiều bệnh cấp tính nặng, rất khó điều trị và có thể dẫn đến t.ử v.ong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Trường hợp b.é g.ái P.S. (10 t.uổi, ở Lai Châu) đang điều trị tại viện sau hơn 10 ngày vẫn đang rất nguy kịch.
Trước thời điểm nhập viện 3 tuần, bé dẫm phải gai, bàn chân trái sưng. Những tưởng chỉ là vết thương đơn giản, gia đình không đưa bé đến viện mà tự điều trị thuốc nam tại nhà.
Tuy nhiên, sau 3 tuần, bé xuất hiện tình trạng c.hảy m.áu mũi, bàn chân trái sưng đau, trợt da có mủ. Lúc này, gia đình đưa bé đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị n.hiễm t.rùng huyết/suy đa tạng.
Diễn biến bệnh ngày càng nặng lên, bệnh nhi được chuyển đến khoa Điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương hôm 10/9 trong tình trạng thở oxy, da tái, khó thở, suy sụt huyết động, xuất huyết ngoài da và niêm mạc… Các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, có mủ màng phổi màng tim.
Bệnh nhi được hồi sức tích cực. Để cứu bé, các bác sĩ đã hội chẩn và quyết định tiến hành phẫu thuật mổ bóc tách màng phổi, cắt màng tim ngoài tim để giải phóng mủ, tiếp đó tiến hành lọc m.áu, bồi phụ nhiều yếu tố đông m.áu cho trẻ. Tuy nhiên tiên lượng của trẻ vẫn rất nặng do trẻ nhập viện muộn, tổn thương nhiều cơ quan gây khó khăn trong quá trình điều trị.
Chỉ từ 4 vết mụn nhỏ trên gáy, bệnh nhi nhiễm khuẩn tụ cầu vàng nguy kịch.
Trường hợp khác, b.é g.ái P.T. (18 tháng t.uổi, ở Hà Nội) nhập viện ngày 12/9 trong tình trạng nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu gây tổn thương nhiều cơ quan: viêm phổi nặng, tràn mủ màng phổi, hạ huyết áp và rối loạn đông m.áu.
Người nhà cho biết, cách đây 2 tháng trẻ được đưa về quê chơi với ông bà. Trước khi nhập viện 4 ngày, trẻ xuất hiện nốt mụn nhọt sau gáy, đến ngày thứ hai trẻ có triệu chứng sốt, đi ngoài phân lỏng nên được người nhà cho đi khám tại bệnh viện tuyến huyện và được bác sĩ kê đơn thuốc về nhà uống. Đến ngày thứ 3 trẻ vẫn sốt cao liên tục, tím tái toàn thân, khó thở nên gia đình đưa đến BV tỉnh điều trị. Bệnh nhi được các bác sĩ chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết. Do tình trạng trẻ chuyển biến nhanh, liên tục sốt cao, khó thở, buồn nôn, được chuyển cấp cứu lên tuyến trên.
Bác sĩ cho biết, với các biện pháp điều trị tích cực như thở máy, dẫn lưu ổ mủ màng phổi, dùng các thuốc trợ tim và kháng sinh thích hợp, hiện trẻ đã qua cơn nguy kịch, cai được máy thở, tuy nhiên vẫn cần theo dõi thêm biến chứng khác của bệnh.
Nhiễm khuẩn tụ cầu vàng rất nguy hiểm
Ths.BS Ngô Tiến Đông – Khoa Điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, nhiễm khuẩn huyết tụ cầu vàng là do các vi khuẩn tụ cầu, các loại vi trùng được phát hiện trên da hoặc trên mũi, có thể xuất hiện trên cơ thể người khỏe mạnh. Thông thường các vi khuẩn này nằm trên da sẽ không gây bệnh hoặc chỉ gây ra các vấn đề n.hiễm t.rùng da tương đối nhỏ. Tuy nhiên nhiễm khuẩn do tụ cầu có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và các di chứng nặng nề nếu vi khuẩn xâm nhập vào m.áu.
Vi khuẩn tụ cầu vàng có thể xâm nhập vào m.áu qua những nốt mụn nhọt ngoài da, những vết cắt hoặc vết thương khác trên vùng da lành…
Khi xâm nhập vào m.áu, vi khuẩn tụ cầu tiết ra các chất độc hại đối với cơ thể, dẫn đến các ổ viêm mủ ở nhiều cơ quan như phổi (viêm phổi hoại tử, viêm mủ màng phổi..), tim ( viêm mủ màng tim, viêm trong buồng tim), xương khớp (các ở viêm mủ ở cơ, viêm mủ trong xương gây hoại tử xương), rối loạn đông m.áu gây tắc mạch chi mạch phổi hoặc gây c.hảy m.áu khó cầm nhiều cơ quan, áp- xe thận suy thận…
Trẻ nhiễm khuẩn huyết tụ cầu thường có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, có thể có ban ngoài da, rối loạn tiêu hóa trên một trẻ đã hoặc đang có tổn thương mụn, nhọt ngoài da trước đó. Cá biệt một số trẻ nhỏ không có đường vào ngoài da rõ rệt gây khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị kịp thời.
BS Ngô Tiến Đông khuyến cáo, để phòng tránh nhiễm khuẩn các bậc phụ huynh cần giữ vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ, mặc thoáng cho trẻ, tránh để mồ hôi vì đây là điều thuận lợi để tụ cầu phát triển và gây bệnh. Chú ý khi tắm cho trẻ nhỏ cần tắm kỹ ở những nếp gấp da, kẽ da vì ở đây thường tích tụ nhiều chất bẩn. Khi trẻ có mụn, nhọt cha mẹ không được tự ý chích, nặn hoặc dùng các loại cao dán, lá cây để đắp vì dễ gây viêm loét diện rộng, gây n.hiễm t.rùng m.áu. Vết cắt, vết trầy xước trên da phải luôn được giữ sạch sẽ cho đến khi lành.
Nếu trẻ có sốt hoặc vùng tổn thương ngoài da sưng nóng đỏ nhiều, nên sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí kịp thời, tránh tự ý dùng thuốc kháng sinh để điều trị (nhóm vi khuẩn tụ cầu cần điều trị nhóm kháng sinh đặc hiệu do bản thân động lực vi khuẩn cũng như tình trạng tụ cầu kháng kháng sinh đang gia tăng). Đặc biệt trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các bậc phụ huynh cũng không nên vì tâm lý e ngại mà chậm trễ đưa trẻ đi viện, để bệnh của trẻ diễn biến nặng, gây trở ngại cho việc điều trị, thậm chí đe dọa đến tính mạng của trẻ.
Bé sơ sinh tổn thương gan do sốt xuất huyết
B.é g.ái 28 ngày t.uổi, ngụ Cà Mau, sau ba ngày sốt, nôn ói, ọc sữa, tiêu phân sệt có lẫn ít m.áu thì xuất hiện nhiều chấm xuất huyết da.
Bác sĩ bệnh viện địa phương chẩn đoán bé sốt xuất huyết, tiểu cầu giảm gấp vài chục lần bình thường, men gan tăng, rối loạn đông m.áu. Siêu âm thấy tràn dịch màng phổi, màng bụng. Bé được xử trí thở oxy, truyền dịch, kháng sinh điều chỉnh toan m.áu, đường huyết nhưng tình trạng diễn tiến phức tạp.
Bé lừ đừ, thở nhanh, nhịp tim nhanh, xuất hiện bầm m.áu vết chích, rỉ m.áu, mảng bầm da, da xanh xao, tái nhợt nên được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.
Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, ngày 16/9, cho biết khi nhập viện bé được chẩn đoán sốt xuất huyết nặng, tổn thương gan nặng, rối loạn đông m.áu nặng, xuất huyết tiêu hóa. Trẻ sơ sinh – nhũ nhi mắc sốt xuất huyết thường biến chứng rối loạn đông m.áu gây xuất huyết bầm da, đặc biệt trẻ nhỏ quá khó thiết lập đường truyền tĩnh mạch dẫn đến bầm xuất huyết ở các vị trí tiêm chích.
Bệnh nhi được điều trị tích cực tại bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Ảnh: Bác sĩ cung cấp
Bé được truyền dịch, truyền m.áu, truyền tiểu cầu, huyết tương tươi đông lạnh, vitamin K1, hỗ trợ gan. Sau hơn một tuần điều trị, tình trạng bé cải thiện dần, bú được, tỉnh táo. “Đây là trường hợp sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh biểu hiện tổn thương gan nặng hiếm gặp được cứu sống”, bác sĩ Tiến chia sẻ. Những trường hợp này diễn tiến nặng, phức tạp cần được điều trị tích cực.
Bác sĩ khuyến cáo hiện vào mùa mưa nên bệnh sốt xuất huyết “rình rập” tấn công trẻ. Phụ huynh nên cho trẻ ngủ màn, diệt muỗi, loăng quăng, phát quang xung quanh nhà, nhất là dọn dẹp các chai lọ, hộp, bịch, dụng cụ chứa nước…
Theo bác sĩ Tiến, trẻ dưới một t.uổi khi bị sốt, có thể kèm theo ho hoặc sổ mũi, tiêu chảy, ói nên dễ bỏ sót không theo dõi bệnh sốt xuất huyết. Trẻ không biết nói hoặc không biết diễn tả triệu chứng nên phụ huynh cần theo dõi sát tình trạng.
Cần đưa ngay vào viện nếu thấy bé sốt trên hai ngày, có một trong các dấu hiệu như quấy khóc, bứt rứt, lăn trở khó chịu hoặc li bì, lơ mơ; c.hảy m.áu cam, m.áu răng hoặc ói ra m.áu, tiêu phân đen, đỏ; tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống.
B.é g.ái sốt xuất huyết cận kề cửa tử B.é t.rai máu cô đặc do sốc sốt xuất huyết Sai lầm cần tránh khi chữa sốt xuất huyết tại nhà