Mệt mỏi, yếu cơ, rối loạn lo âu, thiếu m.áu, chóng mặt, nhức đầu… là một số triệu chứng có thể gặp phải trong giai đoạn phục hồi sau điều trị Covid-19.
Bác sĩ chuyên khoa 1, Lê Thị Thúy Hằng, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cơ sở 3, cho biết: Gần hai năm Covid-19 bùng phát trên toàn cầu, song song với việc điều trị các ca nhiễm là công tác điều trị các di chứng hậu Covid-19 ở những người sống sót. Số ca mắc “Covid-19 sau giai đoạn cấp tính” hay “hội chứng hậu Covid-19″ đang tăng.
“Đây là bệnh đa hệ thống, bao gồm rất nhiều triệu chứng suy nhược ảnh hưởng đến hệ hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, thần kinh, cơ xương, miễn dịch và hệ tạo m.áu (như khó thở, đau ngực, đ.ánh trống ngực, đau cơ, mất ngủ, trầm cảm…), có thể kéo dài hàng tuần hoặc lâu hơn sau khi khỏi bệnh. Cơ chế của tình trạng này có thể liên quan đến virus hoặc sự gián đoạn qua trung gian miễn dịch của hệ thống thần kinh tự chủ”, bác sĩ Hằng phân tích.
Nghiên cứu cho thấy các triệu chứng tâm thần dai dẳng ở bệnh nhân hậu Covid-19, như trầm cảm, lo lắng và suy giảm nhận thức, rối loạn lo âu có thể liên quan đến các yếu tố tâm lý và tổn thương sinh học thần kinh. Mệt mỏi hoặc yếu cơ (63%) và khó ngủ (26%) là những triệu chứng phổ biến nhất. Lo lắng hoặc trầm cảm chiếm 23% bệnh nhân.
Các triệu chứng thần kinh bao gồm chứng thiếu m.áu, chóng mặt, nhức đầu dai đẳng và co giật có thể tồn tại trong một thời gian dài sau cơn bệnh Covid-19 cấp tính, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thậm chí các triệu chứng của bệnh tâm thần, thần kinh và thể chất ở những người mắc hội chứng hậu Covid-19 làm tăng ý định và hành vi t.ự s.át ở nhóm bệnh nhân này.
Nhiều bằng chứng khác cho thấy phổi là cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi với Covid-19, người bệnh bị suy giảm chức năng hô hấp dai dẳng sau khi xuất viện với những triệu chứng đau ngực, mệt mỏi và ho kéo dài dai dẳng, cảm giác thở hụt hơi mặc dù đo nồng độ oxy m.áu trong giới hạn bình thường.
Với tình hình dịch bệnh căng thẳng, việc đi khám chữa bệnh hết sức khó khăn và nhiều người cũng ngại ra đường. Tình trạng bệnh lý nặng nề ảnh hưởng chất lượng cuộc sống người bệnh khiến họ suy sụp, trầm cảm. Việc điều trị phục hồi cho người bệnh sẽ trở nên khó khăn và mất thời gian hơn. Việc dùng thuốc giảm đau thời gian dài có thể dẫn đến suy gan thận hoặc các thuốc chống trầm cảm sẽ dễ dẫn tới lệ thuộc thuốc kèm tác dụng phụ nghiêm trọng.
Theo bác sĩ Thúy Hằng, y học cổ truyền với thế mạnh sử dụng các bài thuốc có nguồn gốc cây hoa rễ lá tự nhiên kết hợp với các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc trong giai đoạn này sẽ giúp người bệnh giảm dần các loại thuốc giảm đau an thần.
“Sự kết hợp với các biện pháp như châm cứu cấy chỉ, nhĩ châm, nhĩ hoàn, xoa bóp bấm huyệt, chườm thuốc thảo dược dựa trên lý luận y học cổ truyền đó là âm dương, ngũ hành, bổ tả sẽ hỗ trợ rất nhiều cho người bệnh”, bác sĩ Hằng chia sẻ.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chú ý về chế độ ăn và sinh hoạt, các bài tập vật lý trị liệu phù hợp, các phường pháp luyện tập dưỡng sinh để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
“Khi có bất kỳ triệu chứng khó chịu nào, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được khám và tư vấn. Việc tiếp tục chịu đựng các triệu chứng kéo dài dai dẳng cho đến khi tới gặp bác sĩ có thể vấn đề đã quá nghiêm trọng” bác sĩ khuyến cáo.
Nhân viên y tế phường 3, quận 8 đến thăm khám, tặng thuốc cho người mắc Covid-19 đang điều trị tại nhà, ngày 29/8. Ảnh: Quỳnh Trần
Luyện thở phục hồi di chứng sau mắc Covid-19
Bài tập luyện thở, dao động thân nhẹ nhàng trong tư thế ngồi hoa sen sẽ giúp các bệnh nhân hồi phục hô hấp, thư giãn tinh thần hậu Covid-19.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng đơn vị Điều trị Ban ngày, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM Cơ sở 3, cho biết, nhiều bệnh nhân Covid-19, dù nhẹ hay nặng, chia sẻ với bác sĩ họ vẫn bị triệu chứng khó thở, cơ bắp yếu, tâm thần không ổn… h.ành h.ạ nhiều tháng sau khi xét nghiệm âm tính với virus.
Sau khi khỏi Covid-19 người bệnh cần thời gian và sự chăm sóc phù hợp để hồi phục, bao gồm chế độ dinh dưỡng, vận động, dùng thuốc. Bác sĩ Vũ hướng dẫn một phương pháp trong số đó là tập luyện yoga – khí công chỉ với một tư thế đơn giản là ngồi hoa sen.
Cụ thể, người bệnh ngồi xếp bằng kép, hai bàn chân bắt chéo, lòng bàn chân ngửa lên trên. Nếu không được thì ngồi nửa hoa sen (xếp bằng đơn). Hai bàn tay để lên hai đầu gối, lưng thẳng rồi bắt đầu thở.
Lúc này, người bệnh hít vào tối đa, ưỡn lưng được càng tốt, giữ hơi mở thanh quản (bằng cách hít thêm), đồng thời giao động thân qua lại 2-6 lần. Tiếp đến thở ra bằng cách vặn chéo thân mình, ngó ra phía sau bên phải hoặc trái, đẩy hết khí trong phổi ra. Sau đó, lặp lại tương tự.
Người bệnh nên tập động tác này hai lần mỗi ngày buổi sáng, chiều. Mỗi lần 15-30 phút, dao động 2-6 cái tùy sức, có thể nhiều hơn. Số lần dao động khi mới tập thì nên ít, quen rồi thì dao động nhiều hơn, làm từ 6-10 hơi thở.
Bác sĩ Vũ hướng dẫn các động tác trong bài tập thở, lần lượt từ trái qua là giữ hơi mở thanh quản; dao động thân qua lại 2-6 cái (hình giữa) và thở ra bằng cách vặn chéo thân mình ngó ra phía sau bên phải hoặc trái. Ảnh: Bác sĩ cung cấp
Theo bác sĩ Vũ, động tác này rất đơn giản, có ưu điểm là người bệnh giữ sự chủ động, có thể tự tập, không sợ té ngã, phù hợp với người sức yếu, không cần sử dụng thêm các dụng cụ tập gì. Tuy nhiên, người bệnh sức khỏe quá yếu, chưa ngồi được vững, bị viêm khớp chi dưới giai đoạn cấp… không nên hoặc hạn chế thực hiện bài này.
Tập thở trong tư thế ngồi hoa sen làm cột sống được thẳng, giãn ra là một điều kiện thuận lợi cho hô hấp, giúp bệnh nhân Covid-19 tăng sức thở. Ngoài ra, ngồi hoa sen là một tư thế giúp tập trung, ổn định tinh thần (cho nên ngồi thiền hay ngồi ở tư thế này). Các khớp chi dưới cũng được giãn ra, tăng sức cơ. Khí huyết lưu thông làm ấm toàn bộ cột sống, thần kinh giao cảm và phó giao cảm hoạt động tốt, từ đó cải thiện được sức khỏe.
Một số người bệnh cảm thấy việc giữ hơi mở thanh quản khó thực hiện, song cần cố gắng tập đúng vì đây là phần trọng tâm của động tác. Cần hít thở chuẩn để tăng cường hô hấp, đưa không khí vào sâu tận đáy phổi. Để thực hiện đúng việc giữ hơi mở thanh quản, cần phân biệt được giữ hơi mở thanh quản và nín hơi đóng thanh quản. Giữ hơi mở thanh quản đúng thì hõm cổ lõm, các cơ vùng ngực bụng luôn giữ được độ căng. Nín hơi đóng thanh quản sai thì hõm cổ đầy, cơ ngực và bụng không căng, cảm giác tăng áp lực ở vùng đầu.
Người bệnh chưa giữ hơi được nhiều, có thể làm đơn giản hơn như sau: khi bắt đầu dao động thì hít vào luôn. Trong quá trình cơ thể dao động vẫn liên tục hít vào, khi kết thúc dao động mới thở ra (nếu thở ra hít vào là sai). Như vậy là giữ được nguyên tắc thở “giữ hơi mở thanh quản”. Nếu tập lâu ngày đã quen với cách thở, các cơ hô hấp vùng ngực bụng đã mạnh thì có thể hít vào trước rồi tiếp tục giữ hơi trong lúc dao động.
Trường hợp người bệnh không thể ngồi xếp hoa sen kiểu hai chân bắt chéo thì có thể thay đổi bằng cách xếp bằng thường chân trước chân sau; xếp bằng đơn chân trên chân dưới; hoặc xếp bằng kép hai chân giấu ở phía dưới, tuỳ theo tình trạng.
Tư thế ngồi chuẩn hoa sen giống như ngồi kiết già, khi mới ngồi sẽ đau, m.áu khó chảy, gây tê rần chân, nhưng ngồi đúng tư thế sẽ mang đến tác dụng tốt nhất, lâu dần m.áu và thần kinh lần lần hoạt động tốt trong bất cứ tư thế nào. Nếu ngồi được hoa sen kiểu này, người bệnh giữ được cơ thể rất vững chắc, cảm nhận rõ khi dao động.
“Tập yoga – khí công cần thời gian để chuyển biến, nếu tổn thương ít thì mau hồi phục, tổn thương nhiều cần nhiều thời gian hơn, nhưng chắc chắn một điều là có tập là có chuyển biến tốt lên”, bác sĩ Vũ nói.
Vì vậy, bác sĩ Vũ khuyến cáo, để bài tập có tác dụng người bệnh cần tập đều, chứ không phải tập nhiều. Tập đều là kiên nhẫn tập lâu dài, nhiều tuần, nhiều tháng, thậm chí suốt đời để có sức khỏe tốt. Nếu tập mỗi lần dài 1-2 giờ hoặc hơn, hoặc lười tập, khi có khi không sẽ khiến cơ thể mỏi mệt, khó có tác dụng như mong đợi.