Đầy bụng khó tiêu là triệu chứng của rối loạn tiêu hóa, gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống và sinh hoạt. Để chấm dứt tình trạng này, bạn có thể áp dụng các mẹo nhỏ sau
Chữa đầy bụng bằng gừng
Gừng không chỉ là một loại gia vị quen thuộc hàng ngày mà còn được xem là một vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh, trong đó có chứng đầy hơi và khó tiêu. Chất enzym có trong gừng giúp dễ dàng phân giải các protein trong thức ăn và chống dị ứng thức ăn rất tốt, kích thích hoạt động của dạ dày khiến cho thức ăn được vận chuyển dễ dàng hơn.
Bài Viết Liên Quan
- Nhiều người bị rụng lông mi do… ve rận làm tổ
- Đi siêu âm, mẹ bầu phải mổ khẩn cấp vì dây rốn gặp vấn đề, các mẹ cẩn trọng với hiện tượng nguy hiểm này
- Béo phì ở t.rẻ e.m Việt Nam: Khi phụ huynh ‘phớt lờ’ cảnh báo
Gừng rất tốt cho hệ tiêu hóa (Ảnh minh họa)
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy một nhánh gừng nhỏ rửa sạch rồi giã lấy nước. Sau đó pha thêm với 150ml nước nóng ấm thêm một lượng mật ong vừa đủ, khuấy đều và thưởng thức để đẩy lùi chứng đầy bụng.
Chữa đầy bụng bằng cách chườm nóng
Chườm nóng là một cách đơn giản và nhanh nhất để loại bỏ chứng đầy bụng và khó tiêu tức thì. Bạn chỉ cần dùng túi chườm nóng, đặt một chai nước nóng lăn nhẹ lên bụng, sau 5 phút thì nhấc lên một lần để da không bị bỏng, lặp lại thao tác này. Chườm nóng ít nhất nửa giờ sau bữa ăn để giảm cảm giác đầy bụng và khó tiêu.
Chữa đầy bụng bằng bạc hà
Bạc hà có thể giúp giảm đầy hơi bằng cách làm thư giãn các cơ co bóp trong ruột, qua đó giúp cho khí và chất thải di chuyển nhanh hơn, làm giảm thiểu chứng đầy bụng khó tiêu.
Detox bạc hà ngoài thanh lọc cơ thể còn chữa đầy bụng rất hiệu quả (Ảnh minh họa)
Cách thực hiện như sau: Bạn hãy dùng lá bạc hà đã rửa sạch để nhai trực tiếp, hoặc pha với nước nóng để uống. Hoặc bạn cũng có thể thử dùng lá bạc hà làm nước detox thanh lọc cơ thể cực tốt.
Chữa đầy bụng bằng sữa chua
Ăn sữa chua là một trong những cách chữa đầy bụng khó tiêu tại nhà hiệu quả, đơn giản và an toàn nhất. Bởi vì trong thành phần sữa chua có chứa vi khuẩn có lợi lactobacillus và lactic có tác dụng kích thích khả năng tiêu hoá, giảm sự tích luỹ khí trong dạ dày, giảm được chứng đầy hơi khó tiêu đáng kể. Để phát huy tối đa hiệu quả của phương pháp này, bạn nên lựa chọn loại sữa chua trắng và không đường sẽ tốt hơn.
Chữa đầy bụng bằng lá ổi
Lá ổi có công dụng làm giảm nhanh lượng dịch nhầy bên trong dạ dày. Bên cạnh đó, vị chát trong lá ổi cũng giúp chống lại các loại vi khuẩn gây chướng khí, nên hỗ trợ điều trị triệu chứng đầy bụng rất hiệu quả.
Uống nước ép lá ổi giúp trị đầy hơi khó tiêu hiệu quả (Ảnh minh họa)
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần xay lá ổi và lọc lấy nước để uống sẽ đ.ánh bay cơn đầy bụng nhanh chóng. Nếu sợ mùi vị của lá ổi, bạn có thể pha với nước nóng cho loãng sẽ dễ uống hơn.
Cách chữa đầy bụng bằng tỏi
Tỏi là thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa, chính vì thế sử dụng tỏi để chữa đầy bụng và khó tiêu sẽ mang lại hiệu quả rất lớn. Bạn có thể áp dụng cách chữa đầy bụng khó tiêu bằng tỏi làm gia vị ăn hàng ngày hoặc ép lấy nước uống cũng rất tốt cho hệ tiêu hoá.
Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng cách lấy tép tỏi tươi giã nát và pha thêm muối đen cùng thì là vào nước sôi để uống, chứng đầy bụng sẽ nhanh chóng biến mất.
Theo giadinhvietnam
Bác sĩ Bệnh viện Nhi Xanh Pôn chỉ ra sai lầm của mẹ Việt khi hạ sốt cho trẻ
Hạ sốt bằng phương pháp chườm nóng rất phổ biến, nhưng trên thực tế rất nhiều cha mẹ mắc phải những sai lầm trong việc sử dụng phương pháp này để hạ sốt cho con.
Sốt là một phản ứng của cơ thể đối với các tác nhân gây bệnh như các bệnh n.hiễm t.rùng, cơ thể bị nóng lạnh đột ngột hoặc có những biến đổi về chuyển hóa,… Về cơ bản, khi bị sốt biện pháp trước mắt để làm hạ nhiệt độ cơ thể được rất nhiều người sử dụng đó là giải pháp chườm.
Câu hỏi đặt ra, chườm nóng hay chườm lạnh nhanh hạ sốt hơn?
Câu trả lời của phần đông người Việt đều lựa chọn phương pháp chườm nóng để hạ sốt làm mát cơ thể. Đây được xem là một phương pháp phổ biến được rất nhiều bố mẹ tin dùng nhất để hạ sốt cho con.
Nhiều phụ huynh sử dụng phương pháp chườm nóng để hạ sốt cho trẻ (Ảnh minh họa)
Liên quan vấn đề nhiều phụ huynh quan tâm như trên, Bác sĩ Phí Văn Công – Khoa Hồi sức cấp cứu Nhi – Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn – Hà Nội mới đây đã chia sẻ bài viết dài trên trang Facebook cá nhân chỉ ra những sai lầm phổ biến mà nhiều người mắc phải khi hạ sốt cho trẻ.
Chườm ở vị trí nào để nhanh hạ sốt?
“Cơ thể con người có 4 cơ chế thải nhiệt chính. Trong đó có cơ chế gọi là Truyền nhiệt trực tiếp. Việc chườm là dựa nhiều vào kiểu thải nhiệt này. Nếu cứ hì hục chườm mà chườm chả đúng nên chả có tác dụng lại mệt người. Mình chườm là mình lấy khăn có nước, đắp lên vị trí có mạch m.áu lớn đi qua, để dòng m.áu đó mang nhiệt độ cao của cơ thể, truyền sang nước có nhiệt độ thấp hơn. Vị trí mạch m.áu lớn là 2 cái nách, 2 bên cổ, 2 cái bẹn. Chườm là chườm ở đấy chứ không phải đắp khăn lên trán”, Bác Sĩ Công chia sẻ.
Theo bác sĩ Công, có thể thấy rằng thói quen chườm trên trán để hạ sốt không mang lại hiệu quả như mọi người vẫn nghĩ. Vị trí chườm đúng để giúp hạ sốt phải là nơi có mạch m.áu lớn đi qua, để dòng m.áu đó mang nhiệt độ cao của cơ thể, truyền sang nước có nhiệt độ thấp hơn một cách dễ dàng. Vị trí mạch m.áu lớn chính là ở 2 nách, 2 bên cổ, 2 bẹn.
Chườm nóng có thật sự giúp trẻ hạ sốt?
Lý giải điều này, Bác sĩ Phí Văn Công cho hay: “Chườm dựa vào chuyện nhiệt độ cơ thể cao hơn thì truyền nhiệt sang cái khăn chườm có nhiệt độ thấp hơn rồi dần dần cái khăn đó nóng lên, mình lại thay khăn khác. Cái này là cơ chế thải nhiệt trực tiếp. Thế thì nước chườm phải mát mát tí. Nhưng nước chườm mà lạnh quá thì mạch nó lại co tít lại, tác dụng thải nhiệt lại kém đi. Hoặc lau người thì nước cũng mát mát tí để nhiệt độ cơ thể có chỗ thải sang rồi bay đi.”
Từ lời giải thích của bác sĩ Công cho thấy chườm hạ sốt đúng cách là phải chườm nước mát mát, chứ không phải là chườm nước nóng. Bởi cơ chế chườm là nhằm giúp cho nhiệt độ cao của cơ thể truyền sang khăn lạnh, đến khi khăn lạnh ấm nóng lên thì nhúng lại khăn khác. Đây được gọi là cơ chế thải nhiệt trực tiếp.
Tuy nhiên, cũng không được chườm nước quá lạnh bởi nước lạnh sẽ khiến cho các mạch m.áu co lại làm tác dụng thải nhiệt bị kém đi. Tốt nhất là phần nước chườm có nhiệt độ thấp hơn 1 – 2 độ C so với cơ thể người bị sốt là hiệu quả nhất. Khi đặt khăn lên cổ tay, nách, trán,… để khăn đạt đến nhiệt độ cơ thể, sau đó cần thay đổi lại nhiều lần cho đến khi nhiệt độ giảm xuống .
Từ lời khuyên của bác sĩ Công có thể thấy rất nhiều các mẹ Việt đã làm sai cách khi chườm hạ sốt cho con. Do vậy, khi trẻ bị sốt bố mẹ nên lưu ý để có biện pháp hạ sốt chăm sóc trẻ tốt nhất, bảo vệ sức khỏe cho con mình.
Theo giadinhvietnam