Ngày 30/9, Bệnh viện Quốc tế Phương Châu cho biết, bệnh viện vừa tổ chức Hội nghị khoa học thường niên (ACP) với hơn 1.000 thầy thuốc tham dự.
ACP là cơ hội để các thầy thuốc trao đổi và học hỏi kinh nghiệm với các đồng nghiệp đến từ các bệnh viện tuyến trên, các bệnh viện khu vực ĐBSCL, các chuyên gia quốc tế nhằm đem lại những phương pháp chẩn đoán, điều trị, dự phòng tốt nhất cho người dân.
ACP 2019 được tổ chức tại 3 hội trường với 6 phiên làm việc và 37 bài báo cáo do các chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế (Nhật Bản, Ấn Độ…) về các lĩnh vực: Sản – phụ khoa, hiếm muộn, nhi – sơ sinh, đa khoa, nam khoa, quản lý chất lượng, điều dưỡng… trình bày.
Bài Viết Liên Quan
- Mẹ bầu đau nhức khó ngủ, phải làm sao để tốt cho cả mẹ và con?
- Mất trí sau 6 tháng hít bóng cười
- Loại lá người Nhật coi là ‘lá hồi sinh’, đun làm nước uống cơ thể nhận về 6 lợi ích
BS.CKII. Nguyễn Duy Linh – Giám đốc Y khoa Bệnh viện Quốc tế Phương Châu phát biểu khai mạc hội nghị.
Tại ACP 2019, đặc biệt nhất là phiên mở đầu của Hội trường sản với chủ đề “Băng huyết sau sanh” gồm một chuỗi các báo cáo chuyên sâu về dự phòng và điều trị băng huyết sau sanh, một trong các tai biến sản khoa thường gặp, có thể gây nguy hiểm đến cả mẹ và thai nhi.
ACP 2019 có điểm nhấn về cấp cứu sản khoa và sơ sinh. Đặc biệt là phần cập nhật an toàn sản – nhi theo tiêu chuẩn Nhật Bản được trình bày bởi các báo cáo viên đến từ Tập đoàn Y tế Kishokai. Đây là một trong những Tập đoàn y tế tư nhân lớn nhất Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực sản – nhi.
ACP 2019 được tổ chức tại 3 hội trường với 6 phiên làm việc và 37 bài báo cáo do các chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế.
Ông Nguyễn Duy Linh – Giám đốc Y khoa Bệnh viện Quốc tế Phương Châu cho biết, Tập đoàn Y tế Phương Châu và Tập đoàn Y tế Kishokai đã hợp tác chuyên môn hơn 1 năm qua với mục tiêu đem lại sự an toàn cao nhất cho mẹ và thai nhi. Hai đơn vị đã cùng nhau làm việc để đưa ra những phác đồ, phương pháp điều trị tốt nhất cho khách hàng của Phương Châu. ACP 2019 là dịp để chia sẻ một số kết quả đạt được của hai bên trong thời gian qua.
Theo giadinhvietnam
Lo sốt xuất huyết phức tạp thêm
Bệnh sốt xuất huyết diễn biến phức tạp ở khu vực ĐBSCL với số ca nhập viện tăng đột biến nhưng người dân vẫn còn chủ quan, lơ là phòng tránh
Theo báo cáo của Bệnh viện Sản – Nhi Cà Mau (tỉnh Cà Mau), trong 9 tháng đầu năm 2019, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị 308 bệnh nhân sốt xuất huyết (SXH), tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2018.
Quá tải giường bệnh
BS Bùi Kim Đắng, Phó Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Sản – Nhi Cà Mau, cho biết do vào mùa SXH nên lượng bệnh nhân điều trị tại khoa thời gian gần đây tăng đột biến, khiến quá tải giường bệnh. Khoa có 75 giường nhưng những ngày qua có hơn 100 bệnh nhân nhập viện điều trị SXH và tay chân miệng.
Bệnh viện Sản – Nhi Cà Mau quá tải bệnh nhi điều trị sốt xuất huyết Ảnh: VÂN DU
Ngồi bên giường bệnh để chăm sóc cháu ruột 3 t.uổi, bà L.T.P.M (ngụ TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) cho biết cháu mắc SXH từ ngày 24-9, được đưa đến phòng khám tư điều trị nhưng bệnh không thuyên giảm nên chuyển vào bệnh viện này. Theo bà M., ở khu vực nhà bà sinh sống, do có nhiều kênh rạch nên các gia đình rất lo con em mình mắc SXH.
Cán bộ y tế tỉnh Đồng Tháp hướng dẫn người dân súc lu nước diệt lăng quăng để phòng chống sốt xuất huyết Ảnh: TÂM MINH
Từ đầu năm đến nay, toàn huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang có 822 ca SXH được phát hiện và điều trị tại Trung tâm Y tế huyện này. “Số ca mắc SXH xuất hiện nhiều nhất ở thị trấn An Thới, thị trấn Dương Đông và xã Dương Tơ” – bác sĩ Võ Thành Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện đảo Phú Quốc, thông tin.
Trong khi đó, Đồng Tháp đang là địa phương có nhiều “điểm nóng” SXH. Theo thống kê của Sở Y tế tỉnh, với trên 3.000 ca mắc SXH trên toàn tỉnh trong 9 tháng qua, tăng 110% so với cùng kỳ năm 2018. Trong số này có 106 ca nặng, 2 ca t.ử v.ong.
Điều đáng nói, dù bệnh SXH tăng nhưng một bộ phận người dân còn thiếu hiểu biết hoặc lơ là, chủ quan trong phòng chống. Tại các hộ dân, đa số trước và sau nhà có khá nhiều vỏ dừa, thau, bể chứa nước mưa; nhiều vũng nước kèm rác thải ứ đọng xung quanh. Chị N.T.N (ngụ xã Bình Thạnh Trung, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) có 3 người con bị bệnh SXH, nói: “Có nghe nói về SXH nhưng hồi nào giờ mấy đứa nhỏ không bị bệnh nên tôi cũng ít quan tâm. Con bị bệnh, tôi rất lo lắng nhưng cũng chưa biết làm sao để đề phòng cho tốt”.
Tăng cường tuyên truyền
Mới đây, khi các tuyên truyền viên của ngành y tế đến tận nhà hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng chống SXH, bà P.T.G (ngụ xã Tân Phú Đông, TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) quả quyết: “Tôi súc lu để diệt lăng quăng, ngủ mùng tránh muỗi cắn, mua thuốc xịt muỗi, vệ sinh quanh nhà…”. Tuy nhiên, qua kiểm tra, các tuyên truyền viên phát hiện nhà bà G. có 18 vật dụng chứa nước, trong đó 10 cái lu có lăng quăng.
Do đặc thù công việc của người dân nơi đây là làm bột, chăn nuôi heo và trồng cây kiểng nên sử dụng rất nhiều lu, khạp để chứa nước và không dọn dẹp vệ sinh, úp lại sau khi sử dụng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi đẻ trứng, lăng quăng phát triển, dễ phát sinh các ổ bệnh.
Nhằm chủ động phòng chống dịch bệnh, các huyện, thị xã, TP trong tỉnh Đồng Tháp đã triển khai những biện pháp phòng chống như: giám sát côn trùng, xử lý ổ dịch bằng hóa chất; tuyên truyền cho người dân cách phòng bệnh. Tuy nhiên, theo đ.ánh giá của Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp, công tác tuyên truyền, vận động người dân phòng bệnh chưa mang lại hiệu quả cao; các hộ gia đình chưa ý thức tốt việc giữ gìn vệ sinh môi trường, còn để các dụng cụ chứa nước có lăng quăng. Tâm lý người dân còn trông chờ vào việc xử lý ca bệnh, ổ dịch bằng hóa chất mà không quan tâm đến diệt trừ lăng quăng tại nhà.
“Tình hình bệnh SXH trong tỉnh tăng từ tháng 7 đến nay và đang diễn biến phức tạp. Để phòng bệnh, giải pháp căn cơ trước mắt vẫn là các ngành, tổ chức chính trị – xã hội ở địa phương cần tăng cường tuyên truyền cho người dân các giải pháp phòng bệnh như: phát quang bụi rậm, vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, phòng tránh muỗi đốt. Phải tuyên truyền cho người dân hiểu lăng quăng là mầm mống của bệnh SXH để nâng cao ý thức phòng bệnh” – ông Nguyễn Lâm Thái Thuận, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp, khuyến cáo.
Ngành y tế các tỉnh, thành ĐBSCL cũng đang quyết liệt triển khai các chương trình, chiến dịch phòng chống SXH; kêu gọi người dân không chủ quan trước dịch bệnh. Khi các bé có biểu hiện của bệnh, người nhà cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị.
Phát động chiến dịch diệt lăng quăng
Ban Chỉ đạo Chăm sóc và Bảo vệ sức khỏe nhân dân tỉnh Đồng Tháp vừa tổ chức lễ phát động chiến dịch “Nhà nhà diệt lăng quăng phòng chống SXH năm 2019”. Tại lễ phát động, ông Nguyễn Lâm Thái Thuận kêu gọi các cấp chính quyền, ban ngành, các tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị, hộ gia đình và người dân chủ động kiểm soát tốt dịch bệnh SXH, không để bùng phát.
Sau lễ phát động, các huyện, thị xã, TP trong tỉnh đồng loạt tổ chức lễ phát động ra quân để tạo sự quan tâm của người dân; tổ chức hoạt động diệt lăng quăng phòng chống bệnh SXH ở xã/phường.
Theo nguoilaodong