Vợ chồng chị Phạm Mỹ Dung cùng 2 cậu con trai (10 và 13 t.uổi) sống tại TP.HCM, vừa trải qua 14 ngày tự điều trị Covid-19 tại nhà.
Sau khi khỏi bệnh, chị vẫn không hiểu bằng cách nào, virus SARS-CoV-2 có thể “thâm nhập” vào gia đình mình.
Mắc Covid-19 không rõ nguồn lây sau 40 ngày tiêm đủ 2 mũi vaccine
Chị Dung và chồng đã tiêm 2 mũi vaccine Covid-19, mũi thứ 2 vào ngày 28/7. Cả gia đình ở nhà suốt gần 2 tháng, không tiếp xúc bất kỳ ai. Đủ loại thức ăn, nhu yếu phẩm được gửi từ quê vào TP.HCM. Các đồ dùng khác trước khi được đưa vào nhà, đều phải qua 3 vòng khử khuẩn, ướt đẫm cồn và để chờ ở ngoài 2, 3 tiếng.
Gia đình phòng dịch kỹ đến mức mọi người hay đùa là “thuộc dạng sợ virus”, nên chị không bao giờ hình dung bản thân có thể mắc Covid-19 cho đến khi xuất hiện triệu chứng đau họng, khan tiếng và sốt.
Chị nghĩ bị cảm thông thường, những ngày sau vẫn làm việc online, họp hành và “cãi cọ” với đồng nghiệp đầy hào hứng. Đến một ngày, chị bị tắt tiếng và cổ họng như muốn sưng lên. Test nhanh 3 lần đều âm tính, chị chắc nịch chỉ bị viêm họng.
Sau 6 ngày sốt và đau họng khủng khiếp, hôm 3/9 chị Dung phát hiện mắt bị đỏ. Đọc bài báo viết “triệu chứng đỏ mắt khi nhiễm Covid-19″, một lần nữa chị đi lấy bộ test nhanh ở tủ thuốc gia đình. Như mọi lần, cả nhà xúm lại quanh bộ test nhanh, chờ đợi chiếc vạch màu đỏ dần xuất hiện. Nhưng rồi, không phải 1 vạch như mọi khi, mà là… 2 vạch.
“Mình rất bất ngờ vì mọi triệu chứng đã hết, chỉ còn biểu hiện đỏ mắt. Mình nghĩ test… cho vui, ai dè dương tính luôn”, chị nhớ lại.
Ngay lập tức, “đám đông” 4 thành viên giải tán và cách ly, bắt đầu khử khuẩn toàn bộ nhà cửa bằng cồn. 3 người còn lại test nhanh âm tính, nhưng chị Dung xác định nếu chị đã nhiễm thì có thể cả nhà cũng nhiễm.
Vì đã tiêm đủ 2 mũi vaccine Covid-19 nên các triệu chứng sẽ nhẹ hơn, chị quyết định tự điều trị tại nhà, vừa thoải mái về chỗ ăn, ngủ, vừa đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, giúp sớm khỏi bệnh.
4 thành viên trong gia đình chị Phạm Mỹ Dung đều lần lượt mắc Covid-19
Đầu tiên, chị khai báo với cơ quan y tế phường để được ghi nhận thông tin. Theo chị việc này rất quan trọng, vì dữ liệu được lưu trữ sẽ giúp các F0 sau khi khỏi bệnh được cấp giấy chứng nhận và giấy đi đường thuận tiện.
Tiếp đó, chị kết nối với Trạm y tế lưu động chốt ở địa bàn, được bác sĩ tư vấn và cấp túi thuốc F0.
Chị cũng thông báo với nhóm cư dân chung cư nơi gia đình sinh sống. Ban Quản lý, bảo vệ tòa nhà và hàng xóm đều giúp đỡ nhiệt tình. Họ giao đồ ăn, thuốc men, còn mua sả, gừng, chanh để gia đình cùng xông.
Chị tiếp tục liên hệ bác sĩ quen, được hỗ trợ và hướng dẫn cách tự điều trị Covid-19 tại nhà. Chị cũng không quên gọi điện cho người thân, báo cho một đồng nghiệp để bàn giao công việc và một số người bạn để trò chuyện bất cứ lúc nào.
Sau cùng, chị đưa máy đo huyết áp, đo nhiệt độ và đo chỉ số SpO2 (độ bão hòa oxy trong m.áu ngoại biên), ấm đun nước sôi, thuốc men, vitamin C vào phòng cách ly riêng, sẵn sàng bước vào “trận chiến”.
Túi thuốc F0 được Trạm y tế lưu động cấp kịp thời và đầy đủ cho gia đình chị Dung. Bác sĩ luôn gọi điện hỏi thăm mỗi ngày. Các loại máy đo nhiệt độ, huyết áp và chỉ số SpO2 gia đình tự trang bị
“ Gia đình F0″ cùng nhau trải qua 14 ngày yêu thương
Dù đã tiêm vaccine Covid-19, nhưng chị Dung cũng trải qua nhiều triệu chứng thông thường của bệnh, như sốt cao, đau họng, nghẹt mũi và khó thở. Trong đó, khó thở là cảm giác kinh khủng nhất, mỗi lần hít thở chỉ được 1/3 phần oxy vào cơ thể.
Chị bắt đầu tập thở, nằm sấp hoặc bằng cách nào đó để bản thân cảm thấy dễ chịu nhất, hít thở được tốt nhất. Chị thường xuyên đo chỉ số SpO2, luôn giữ bình tĩnh và điều chỉnh tinh thần theo hướng thoải mái nhất.
Do mất mùi vị, nên húp nước mắm hay uống nước cam, sẽ đều như uống nước lọc, ăn loại trái cây gì cũng giống nhau, nên chị cố gắng nhìn vào màu sắc để vui vẻ nuốt vào. “Màu sắc sẽ đ.ánh lạc hướng cảm giác mất mùi vị để ăn uống tốt hơn”. Chị uống nhiều nước, càng nhiều càng tốt, bổ sung cả nước ép trái cây.
Chị ở một mình trong phòng, vẫn luôn giữ lạc quan và chia sẻ. Mọi giao tiếp với bên ngoài đều qua video call. Mấy ngày đầu, cả nhà kết nối qua Zalo. Nhiều thời điểm trong ngày, “ông xã” và “bọn trẻ” gọi chị, không khí luôn rất vui vẻ và nhiều yêu thương. Con trai còn viết “hôn mẹ” rồi gửi tờ giấy qua khe cửa khiến chị rất xúc động.
“Chia sẻ là điều vô cùng quan trọng. Bạn sẽ có một vài người bạn luôn nhắn tin mỗi sáng sớm hay lúc đêm khuya, dặn dò, gửi mưa, gửi nắng, gửi hoa, gửi cà phê, gửi nhạc. Họ sẽ theo dõi và đồng hành với mọi triệu chứng của bạn từ sốt, khó thở, đến lúc bạn khỏe lại”, chị Dung tâm sự, chính việc sẻ chia đó đã giúp bản thân chị tốt hơn mỗi ngày, là động lực cố gắng chiến đấu với virus.
Đến ngày thứ 3 và thứ 5 của bệnh, lần lượt 3 thành viên còn lại trong gia đình đều test nhanh dương tính. Cả nhà dỡ bỏ cách ly phòng và bắt đầu sống chung.
Bé Kiệt, 10 t.uổi, biểu hiện khàn giọng và đỏ mắt, nhưng may mắn chỉ sốt nhẹ. Đêm đầu tiên, chị dùng khăn ấm lau cho con, hạ sốt nhanh chóng nên không phải uống thuốc. Bé chỉ ăn và… ăn, được dịp vòi vĩnh ba và anh hai đủ món.
“Chồng mình phục vụ F0 này siêu mệt vì… chỉ đòi ăn”, chị cười nói.
Người chồng và con trai cả nhiễm bệnh không có triệu chứng, chỉ sốt 1 ngày, uống thuốc và nhiều nước, bổ sung vitamin C, nước ép rồi nhanh chóng khỏe lại.
Những bữa ăn nhiều “màu sắc” giúp cả gia đình đảm bảo đủ dinh dưỡng để vượt qua dịch bệnh
Cả nhà cùng nhau nấu ăn, cùng nhau uống thuốc, cùng nhau xông sả, gừng, chanh, cùng nhau xem phim. Mọi thứ đã đến rất bất ngờ và trôi qua cùng nhiều lo lắng, nhưng hơn cả là nhiều yêu thương. Sau 14 ngày, “gia đình F0″ đều âm tính với SARS-CoV-2, “thẻ xanh” xịn nhất chính là kháng thể miễn dịch của 4 thành viên.
Sau khi cùng chồng và hai con trải qua những ngày đáng nhớ nhất cuộc đời, chị Dung nhận ra giá trị cuộc sống chính là sự sẻ chia, yêu thương và cố gắng. Các bác sĩ luôn tận tình, “ông xã” từ một người không biết nấu ăn, đã trở thành “Master Chef” của gia đình, chế biến được rất nhiều món ngon. Đó là điều nếu không mắc bệnh, chắc chắn chị sẽ không “khai phá” được.
Gia đình, hàng xóm, bạn bè và người thân, đồng nghiệp trao gửi nhiều yêu thương. Cả nhà chấp nhận sống chung với Covid-19 và đón nhận nhiều điều bất ngờ, hai cậu con trai học được cách quan tâm và chăm sóc lẫn nhau.
Dù mắc bệnh nhưng con trai chị Dung vẫn chăm chỉ học online
Chị Dung khuyên mọi người xác định tư tưởng giữa lúc dịch bệnh diễn biến phức tạp, bằng cách nào đó, Covid-19 có thể xuất hiện trong nhà mình, nên cần nhanh chóng tiêm đủ 2 mũi vaccine. Nếu không may nhiễm bệnh thì mọi chuyện đỡ áp lực hơn, chấp nhận và chiến đấu bằng tinh thần lạc quan nhất.
“May mắn nhất là 2 vợ chồng đã tiêm vaccine nên triệu chứng nhẹ hơn so với thực tế những gì virus SARS-CoV-2 gây ra. Hai con mình cũng đã được miễn dịch tự nhiên, theo cách suy nghĩ này cũng nhẹ nhàng và may mắn”, chị nói.
Theo chị, tinh thần là liều thuốc cực kỳ quan trọng, có được điều này, mọi chuyện sẽ ổn cả. Ngoài ra, mỗi gia đình nên trang bị sẵn máy đo huyết áp, đo chỉ số SpO2 và đo nhiệt độ. Đây là bộ 3 công cụ đắc lực để cách ly và điều trị tại nhà, là thứ không thể thiếu trong tủ thuốc gia đình thời dịch bệnh cũng như lúc bình thường.
“Sau tất cả, chúng mình đang lên kế hoạch để vi vu cùng nhau sau khi hết giãn cách. Chúng mình nhớ Đà Lạt rất nhiều, tháng 10 và 11 đang là thời điểm rất đẹp. Nhanh thôi, dịch bệnh sẽ kết thúc, cả nhà sẽ phóng xe lên Đà Lạt”, chị cười.
00:03:27
Clip hướng dẫn cách tự phát hiện các triệu chứng Covid-19 nặng tại nhà (Nguồn: Bộ Y tế)
Xe tiêm vaccine lưu động trị giá 1,8 tỷ đồng
Chiếc xe thiết kế với thùng xe có thể nâng lên, mở rộng ra kèm theo bạt che, tủ đông, hệ thống khử khuẩn tự động… phục vụ tiêm vaccine.
Ba ngày nay, quận Gò Vấp triển khai tiêm vaccine Covid-19 bằng xe tiêm chủng lưu động. Chiều 14/8, chiếc xe đậu trong khuôn viên UBND phường 9 để tiến hành tiêm cho hơn 300 người dân trong khu vực này.
“Việc triển khai xe tiêm vaccine lưu động giúp bà con đỡ phải đi xa, nhất là những người lớn t.uổi. Trên xe thông thoáng, lắp đầy đủ thiết bị phục vụ tốt cho việc tiêm chủng”, ông Trần Việt Phương, Phó trưởng trạm Y tế phường 9 cho biết.
Xe do Thaco sản xuất dựa trên mẫu xe tải Mitsubishi Fuso Canter 6.5. Về cơ bản, từ mẫu xe tải ban đầu, hãng cải tiến thùng xe trở thành các cánh có thể đóng mở để che mưa, nắng, bên trong chứa các thiết bị cần thiết cho tiêm chủng. Chi phí để sản xuất mẫu xe này vào khoảng 1,8 tỷ đồng.
Mẫu xe trong bài được một doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn mua rồi trao tặng cho quận. Ngoài ra, tự hãng Thaco cũng tặng cho Bộ Y tế 63 chiếc xe tiêm chủng lưu động như vậy cùng 63 xe vận chuyển vaccine để Bộ phân bổ về các tỉnh, thành.
Hai bên thùng xe có khả năng nâng lên, mở rộng ra kèm theo những tấm bạt giúp che nắng, mưa. Đuôi xe lắp bậc thang lên xuống và chia thành hai lối để người dân thuận tiện lên, xuống khi tiêm.
Những bộ bàn ghế bằng inox dễ lau chùi được gắn cố định trên sàn xe và có thể gấp mở dễ dàng bằng tay.
Trện xe còn trang bị thêm bình oxy, băng ca… để kịp thời xử lý tình huống khẩn cấp trong tiêm phòng.
Để đủ điện chạy các thiết bị, xe gắn thêm máy phát điện dưới gầm. Tuy vậy, thực tế khi sử dụng, xe được nối thẳng vào hệ thống điện dân dụng để đảm bảo đủ điện hoạt động trong thời gian dài. Ảnh: Huy Mạnh
Xe có 4 càng đỡ, dài khoảng 1 m để nâng mặt sàn. Những chỉ dẫn việc thao tác các bộ phận như sàn, càng đỡ, nâng hạ mái che… cùng cảnh báo nguy hiểm được thể hiện chi tiết bên hông xe.
Không gian thùng xe khi mở hết cỡ có diện tích khoảng 15 m2, đặt được 4 bàn và 8 băng ghế dài, chia làm hai dãy cho nhân viên y tế ngồi làm việc.
Trong thùng xe được trang bị tủ đông để bảo quản các liều vaccine và mẫu xét nghiệm y tế.
Trên trần của thùng xe ngoài gắn đèn còn lắp thêm 4 máy phun khử khuẩn tự động bằng nhiệt.
Việc điều khiển hoạt động của xe hoàn toàn tự động qua remote.
Trên xe trang bị hệ thống đèn đảm bảo đủ ánh sáng để nhân viên y tế làm việc khi trời tối.
Nhiều quận huyện khác cũng triển khai mô các đội tiêm lưu động đi đến từng cụm dân cư, khu cách ly, phong toả… Công tác tiêm vaccine ở TP HCM được đẩy ở đợt thứ 5. Ngoài các nhóm ưu tiên, thành phố còn tiêm vaccine cho tất cả người từ 18 t.uổi trở lên, huy động cơ sở y tế tư nhân tham gia, rút gọn thủ tục, tiêm vào buổi tối…
Ngoài Sài Gòn, nhiều tỉnh thành khác cũng được trang bị xe tiêm lưu động do Thaco tài trợ. Trong ảnh là một chiếc nằm tại CDC Hà Nội. Ảnh: Huy Mạnh
Các bước thiết lập xe lưu động khi tiêm. Video: Thaco – Biên tập: Bình Nguyễn