Bệnh viện Đại học Y Dược Huế cho biết vừa phẫu thuật bảo tồn vú thành công cho một bệnh nhân nữ bị áp xe vú đa ổ do tiêm chất làm đầy không rõ nguồn gốc.
Các bác sĩ kịp thời can thiệp, chữa trị cho chị V. sau khi bị áp xe vú nặng ẢNH: G.T
Ngày 17.9, theo thông tin từ Bệnh viện Đại học Y Dược Huế, Đơn vị Tạo hình thẩm mỹ, thuộc Khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình – Lồng ngực của bệnh viện vừa tiếp nhận, điều trị thành công một trường hợp bị áp xe vú nặng.
Cụ thể, chị T.T.P.V., 22 t.uổi, trú ở TP.Huế nhập viện với triệu chứng sưng nóng, căng tức và sau đó sốt, biến dạng, sưng nề, viêm loét, chảy dịch mủ… vùng vú 2 bên cơ thể. Bệnh nhân được các bác sĩ chuyên khoa xét nghiệm, chẩn đoán đây là trường hợp áp xe (abcess) vú đa ổ 2 bên, bội nhiễm với vi khuẩn S. aureus do việc tự tiêm filler không an toàn gây ra.
Đây là biến chứng thường gặp do bệnh nhân tiêm các loại hóa chất không rõ nguồn gốc, không đúng cách, không đảm bảo vô trùng cũng như không được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa…
Chị V. bị áp xe nặng cả hai bên ngực sau khi tiêm chất làm đầy không an toàn. ẢNH: HỒNG PHÚC
TS-BS Lê Hồng Phúc, trưởng Đơn vị Tạo hình thẩm mỹ, người trực tiếp điều trị và phẫu thuật cho bệnh nhân, cho biết các bác sĩ đã phải tiến hành 2 cuộc phẫu thuật, mỗi cuộc cách nhau 1 tuần để xử lý các ổ áp xe, tháo mủ, cắt lọc tổ chức hoại tử, nạo hút sạch dị vật, bảo tồn tối đa nhu mô vú còn lại; chăm sóc khống chế n.hiễm t.rùng…; cuộc phẫu thuật thứ hai cắt lọc các tổ chức viêm mạn tính còn sót lại và đóng vết mổ.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân được theo dõi và chăm sóc vết mổ cẩn thận. Đến nay, sau gần 2 tuần điều trị, bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh, vết mổ ổn định, dự kiến xuất viện trong vài ngày tới.
Hình ảnh chụp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI) cho thấy những thương tổn, dị vật trong vùng ngực bệnh nhân . ẢNH: HỒNG PHÚC
Theo BS Phúc, áp xe tại chỗ là một trong các biến chứng thường gặp liên quan với việc tự tiêm các loại filler không rõ bản chất cũng như nguồn gốc, xuất xứ. Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện tại, có thể dễ dàng mua các loại hóa chất này ở trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội…
Chất làm đầy (hay filler) hiện nay là một sản phẩm được sử dụng khá nhiều trong ngành thẩm mỹ, đặc biệt là thẩm mỹ vùng mặt, ngực, mông với nhiều mục đích khác nhau như trẻ hóa da hay độn cấu trúc. Filler được chia thành nhiều loại như silicone dạng lỏng, collagen dạng tiêm, a xít hyaluronic…
Đa số các sản phẩm filler có thể được dung nạp tốt, có t.uổi thọ từ 4-18 tháng, nhưng chúng có thể gây các biến chứng sau tiêm bao gồm các biến chứng gần (phản ứng tại chỗ: Sưng, đỏ, bầm tím, đau, ngứa, n.hiễm t.rùng; khối hoặc u cục dưới da do tiêm sai kỹ thuật; hoại tử mô…), biến chứng xa (phản ứng u hạt; dị vật; sẹo; rối loạn sắc tố…) và các biến chứng nguy hiểm có thể để lại di chứng. Trong đó các biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như tắc mạch, hoại tử, mù lòa.
Cùng với nhu cầu làm đẹp, thẩm mỹ ngày càng gia tăng, các thẩm mỹ viện không đảm bảo uy tín, chất lượng mọc lên như nấm, thì những trường hợp biến chứng như bệnh nhân trên ngày càng tăng. Việc tự bơm filler vào bất kỳ bộ phận nào của cơ thể để làm đẹp là rất nguy hiểm.
Đặc biệt việc tiêm filler vào ngực và mông với số lượng lớn thì hầu hết là tiêm silicon công nghiệp dạng lỏng, nguy cơ biến chứng n.hiễm t.rùng, liệt hoặc t.ử v.ong rất cao. Vì vậy, bệnh nhân cần phải chọn những địa chỉ thẩm mỹ uy tín, an toàn, được chứng nhận của Bộ Y tế về chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ để tư vấn và phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cần phải quan tâm thăm khám định kỳ hàng năm, và đến cơ sở y tế nếu có bất thường cho dù là nhỏ nhất, tránh để xảy ra áp xe, hay những biến chứng nặng rất nguy hiểm.
Bệnh nhân ung thư vú có thể sống khỏe đến 20 năm
Nhiều bệnh nhân ung thư vú được chữa khỏi, sống khỏe mạnh bên gia đình 10 năm, 15 năm, thậm chí 20 năm.
Phát hiện sớm ung thư vú, người bệnh có cơ hội chữa khỏi rất cao, quay về cuộc sống bình thường.
Với các chị em, ung thư vú thực sự là căn bệnh đáng lo ngại, bởi đây cũng là bệnh ung thư thường gặp nhất ở nữ giới.
Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020, Việt Nam có gần 183.000 số ca mắc mới ung thư vú, trong đó ung thư vú là 21.555 người mắc chiếm tỷ lệ 11,8%. Ngoài ra cũng trong năm 2020, Việt Nam ghi nhận hơn 9000 trường hợp t.ử v.ong vì căn bệnh này.
TS.BS Lê Thanh Đức (trưởng khoa Nội 5, BV viện K) cho biết, ung thư vú là căn bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp, việc phát hiện càng sớm thì việc điều trị đơn giản, hiệu quả, tỷ lệ chữa khỏi cao và chi phí điều trị thấp.
Tại BV K Trung ương đã chữa trị cho nhiều trường hợp ung thư vú giai đoạn 1 – 2 khỏi bệnh trên 5 năm, sống 10 năm, 15 năm, thậm chí có những trường hợp lập gia đình, sinh con, sống khỏe mạnh đến 20 năm.
Tuy nhiên, nếu phát hiện muộn đã di căn, việc điều trị sẽ không mang lại hiệu quả cao. Trong cộng đồng, nhiều phụ nữ vẫn chưa có kiến thức về biện pháp tự khám vú tại nhà và ý thức được tầm quan trọng của việc đi khám sàng ung thư vú định kỳ nên phần lớn bệnh nhân ung thư vú đến khám và điều trị đã ở giai đoạn muộn, khả năng chữa khỏi thấp, chi phí điều trị tốn kém và kéo dài.
Tại Bệnh viện K, các bác sĩ đã khám và điều trị cho một số chị em ở độ t.uổi 20, chứ không chỉ với chị em ở độ t.uổi thường gặp là ngoài 40 như trước đây … Bởi vậy, công tác nâng cao chất lượng khám tầm soát để phòng ngừa, phát hiện sớm, điều trị ung thư vú ngày càng được Bệnh viện K chú trọng hơn.
Những dấu hiệu cảnh báo ung thư vú
– Khối u không đau ở ngực
– Thường xuyên bị ngứa và rát quanh núm vú
– Núm vú bị rỉ m.áu, tiết dịch khác thường hoặc thụt vào, co lại
– Làn da trên vú bị sần da cam, dày lên hoặc bị lún xuống, có nếp gấp.
– Có hạch ở hố nách.
Tự khám là biện pháp quan trọng nhất để phát hiện sớm ung thư vú. Phụ nữ nên tự khám vú đều đặn mỗi tháng một lần, tốt nhất tự kiểm tra sau kỳ k.inh n.guyệt là lúc vú mềm nhất. Trong gia đình có người thân mắc bệnh thì nguy cơ di truyền càng cao. Nếu bạn phát hiện có khối u hay sự thay đổi của vú, nên đến viện khám càng sớm càng tốt.
Các chị em nên tự khám vú sau kỳ k.inh n.guyệt khoảng 5 ngày, là lúc tuyến vú mềm và dễ cảm nhận nhất; cần có thói quen khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư vú khi qua t.uổi 40. Với những chị em có nguy cơ cao (trong gia đình có mẹ hoặc chị em gái mắc ung thư vú, đột biến gen BRCA1/BRCA2; có kinh sớm; không sinh con…), nên đi khám, tầm soát ở lứa t.uổi sớm hơn.