Cụm từ “ siêu thực phẩm” gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng, khiến không ít người chỉ tập trung ăn một loại thực phẩm hơn các loại khác.
“Siêu thực phẩm” được nhiều người nói đến như là một loại thần dược có thể phòng ngừa, điều trị một số bệnh. Ví dụ, hạt chia – siêu thực phẩm chống ung thư, việt quất – siêu thực phẩm phòng bệnh tim mạch…
Thực chất, trong tự nhiên không có một loại thực phẩm nào được gọi là “siêu thực phẩm”. Theo Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam được Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế công bố năm 2017, mỗi một loại thực phẩm có chứa một số thành phần dinh dưỡng nhất định, với số lượng và tỷ lệ khác nhau. Không thực phẩm nào trong tự nhiên có đầy đủ và cân đối về các chất dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu của con người, ngoại trừ sữa mẹ trong 6 tháng đầu mang đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ.
Đồng thời, những nhà khoa học cho rằng không có một loại thực phẩm nào gọi là tốt hay xấu. Mỗi loại thực phẩm có ưu điểm riêng. Vì vậy người ta chia thực phẩm trong tự nhiên thành 4 nhóm: Nhóm giàu gluxid, giàu protein, giàu lipid, giàu vitamin và muối khoáng.
Vì vậy, không có tiêu chí nào để xác định một siêu thực phẩm.
Bài Viết Liên Quan
- Virus H5N1 tác động thế nào đến t.rẻ e.m?
- Áp dụng “tiêu chuẩn vàng” điều trị thành công nhiều bệnh nhân tim mạch nặng ở phía nam Hà Nội
- Khoai tây: Giàu dinh dưỡng, nhiều công dụng
Khoa học Dinh dưỡng không xác định một thực phẩm nào là “siêu thực phẩm”. Ảnh: Happyeatshealthy.com.
Hiểu nhầm là “siêu thực phẩm”, nhiều người dùng chỉ tập trung ăn một loại thực phẩm, dẫn đến ăn uống không đủ chất, mất cân đối các chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Việc sử dụng đơn lẻ một loại thực phẩm thường xuyên sẽ dẫn đến cơ thể bị thiếu một số chất dinh dưỡng cần thiết.
Khái niệm “siêu thực phẩm” không có ý nghĩa về mặt dinh dưỡng mà chỉ đơn thuần là một thuật ngữ tiếp thị. Để có sức khỏe tốt, cần ăn phối hợp đa dạng nhiều loại thực phẩm, ăn đủ nhu cầu cơ thể, tỷ lệ cân đối hợp lý giữa các chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, cần bảo đảm về vệ sinh an toàn thực phẩm để thức ăn không là nguồn gây bệnh. Duy trì hoạt động thể lực hợp lý, thực hiện một lối sống năng động, lành mạnh. Đó là những yếu tố căn bản để có một tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe tốt.
Bác sĩ Nguyễn Tiến Thành
Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia
Theo VNE
Không chỉ là loại quả tráng miệng đơn thuần, thứ quả vàng được trồng nhiều ở các làng quê Việt này còn chữa ti tỉ bệnh
Không chỉ ngon, bổ, rẻ, chuối tiêu còn là một vị thuốc quý trong Đông y. Đặc biệt, chuối tiêu phát huy công dụng rất tốt với những bệnh thường xuất hiện khi giao mùa.
Chuối tiêu – Thứ quả quen thuộc ở vườn của người Việt là siêu thực phẩm, nhất là vào mùa thu
Mùa thu là mùa se lạnh, mùa gợi nhớ gợi thương cũng là mùa của trái ngọt đậm đà. Một trong những loại quả được nhiều người ưa chuộng chính là chuối tiêu. Chuối tiêu có quanh năm nhưng đến mùa thu – đông lại thành thức quà quý. Hương thơm vị ngọt đậm đà lại dễ trồng ở vườn của mọi nhà, chuối tiêu chiếm vị trí vô cùng quan trọng.
Không chỉ ngon, bổ, rẻ, chuối tiêu còn là một vị thuốc quý trong Đông y. Do đó, bạn không nên bỏ qua tác dụng chữa bệnh của chuối vào mùa này. Theo cựu đại tá, lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), tác dụng chữa bệnh của chuối đã được ghi nhận lâu đời trong sách Đông y.
Nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy, chuối tiêu có rất nhiều công dụng về mặt dinh dưỡng và chữa bệnh. Chuối có chất béo tự nhiên và không cholesterol. Sử dụng chuối nghiền để thay thế cho những thực phẩm nhiều đường hơn là lựa chọn tuyệt vời khi làm bánh. Chuối được biết đến với hàm lượng kali cao, với hơn 400mg kali trong một chuối cỡ vừa.
Một quả chuối cung cấp khoảng 10mg vitamin C, tương đương 15% vitamin C cơ thể cần mỗi ngày. Vitamin C tăng cường hệ thống miễn dịch và sức khoẻ của tế bào và cải thiện sự hấp thu các chất dinh dưỡng khác như sắt. Ăn một quả chuối mỗi ngày cũng cung cấp 35% lượng vitamin B6 cần thiết cho cơ thể mỗi ngày – một loại vitamin cần thiết giúp cơ thể sản sinh, phát triển tế bào mới.
Chuối cũng là một nguồn mangan tốt, cần thiết cho sức khoẻ xương và sự trao đổi chất. Theo USDA, một chuối có khoảng 3g chất xơ, giúp bạn no lâu và tốt cho sức khỏe đường tiêu hóa. Ăn chuối cũng cung cấp chất sắt, magiê, canxi và phốt pho cũng như vitamin A và E, folate, carotene và choline. Chuối cũng có chứa một lượng nhỏ các axit amin cần thiết trong cơ thể.
Những bài thuốc chữa bệnh dễ áp dụng từ chuối tiêu ai cũng nên dắt túi khi tiết trời giao mùa
Lương y Bùi Hồng Minh cho biết, bạn hoàn toàn có thể sử dụng chuối tiêu để làm thuốc chữa bệnh. Ăn nhiều chuối cũng giúp cơ thể luôn dồi dào sinh lực, đôi mắt sáng và làn da khỏe đẹp.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ chuối tiêu rất dễ làm, dễ thực hiện mà bạn có thể làm ngay tại nhà:
– Viêm khí phế quản, ho khan, đờm ít dính, táo bón: Lấy 3 quả chuối tiêu chín, 100g đường phèn. Chuối tiêu bóc vỏ, đem cắt thành từng đoạn khoảng 2cm, cùng với đường phèn đem hấp cách thủy. Ăn mỗi ngày 1-2 lần cho đến khi hết bệnh.
– Bệnh nhân cao huyết áp: Mỗi ngày ăn 3 lần chuối tiêu, mỗi lần ăn 1-2 quả, ăn liên tục trong 2 tháng sẽ giúp giảm tình trạng bệnh.
– Táo bón: Ăn chuối tiêu trước khi đi ngủ sẽ đem lại công dụng chữa bệnh táo bón rất tốt.
– Viêm loét dạ dày: Chuối tiêu xanh đem sấy khô, tán thành bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g.
– Chữa đau dạ dày: Bạn lấy chuối tiêu xanh gọt vỏ, rửa sạch, xắt thành từng miếng nhỏ, ngâm qua nước muối, sau đó đem phơi sấy khô, tán thành bột mịn cất vào lọ. Mỗi lần lấy khoảng 30g đem ra uống với nước sẽ có tác dụng chữa đau dạ dày. Hoặc bạn có thể trộn thêm cùng mật ong để tăng cường khả năng chữa bệnh đau dạ dày.
Theo Helino