Ô nhiễm không khí có thể gây nên những bệnh khủng khiếp thế nào?

Theo uớc tính có khoảng 30% các trường hợp t.ử v.ong do ung thư phổi, 25% các ca đột quỵ não cũng như các bệnh lý về tim mạch, 43% trường hợp t.ử v.ong do các bệnh lý hô hấp có liên quan đến ô nhiễm không khí.

Bài Viết Liên Quan

o nhiem khong khi co the gay nen nhung benh khung khiep the nao b04e11

Ảnh minh họa: Internet

Nghiên cứu mới của Ngân hàng Thế giới (WB) và Viện Đ.ánh giá và Nghiên cứu y tế cho thấy, nguy cơ t.ử v.ong do ô nhiễm không khí đứng thứ tư trong các nguyên nhân t.ử v.ong hàng đầu trên thế giới.

Gần đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liên tục cảnh báo mối đe dọa từ ô nhiễm không khí với sức khỏe con người cao hơn nhiều so với những con số báo cáo. Rằng ô nhiễm không khí là nguyên nhân làm hơn 3 triệu người t.ử v.ong sớm mỗi năm do đột quỵ, mắc bệnh tim mạch, hô hấp, lão hóa não bộ, đe dọa hầu hết cộng đồng dân cư các thành phố lớn ở những nước đang phát triển và các nước chậm phát triển.

Theo WHO, ô nhiễm không khí được coi là kẻ hại c.hết người thầm lặng. Ước tính có khoảng 30% các trường hợp t.ử v.ong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí. Tương tự như vậy, tỷ lệ đột quỵ não cũng như các bệnh lý về tim mạch chiếm khoảng 25%. Riêng đối với bệnh lý hô hấp, các đối tượng bị ảnh hưởng sẽ nhiều hơn rất nhiều, ước tính khoảng 43% các trường hợp t.ử v.ong do các bệnh lý hô hấp có liên quan đến ô nhiễm không khí. Do đó WHO đã khuyến cáo nếu chúng ta không có biện pháp để bảo vệ môi trường, giữ cho bầu không khí trong lành, chất lượng không khí tốt thì con người sẽ là đối tượng đầu tiên phải gánh chịu hậu quả và tiếp theo sẽ là thế hệ tương lai của chúng ta.

o nhiem khong khi co the gay nen nhung benh khung khiep the nao cda461

Hút t.huốc l.á vừa gây bệnh cho chính cơ thể mình, vừa ‘góp phần’ làm ô nhiễm không khí. Ảnh minh họa: Internet

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh cho thấy, các hạt phân tử được tìm thấy trong tình trạng ô nhiễm có thể xâm nhập não người do hít thở không khí. Các phân tử ô nhiễm là magnetite (oxit sắt từ) có kích thước nhỏ hơn 150 nanometer được phát hiện bên trong vỏ não trước . GS. Barbara Maher tại Đại học Lancaster chủ trì nghiên cứu cho biết, magnetite là chất độc đối với não người. Các phân tử magnetite luôn có mặt trong môi trường ô nhiễm. Magnetite là một dạng khoáng của sắt, chúng có khả năng dễ phản ứng và giải phóng các hạt phân tử khác, tạo ra các gốc tự do, gây ra mất cân bằng ôxy hóa trong các tế bào thần kinh, phá hủy và t.iêu d.iệt tế bào thần kinh.

Theo ước tính của WHO, ô nhiễm không khí bên ngoài (Outdoor air pollution) gây ra 1,3 triệu ca t.ử v.ong trên thế giới mỗi năm và được xem là yếu tố nguy cơ đối với bệnh hô hấp cấp tính và mạn tính. Còn nhóm nghiên cứu của Maher cho rằng, phân tử gây ô nhiễm này có thể tăng mối nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer.

Nhiều nghiên cứu trước đây được liên kết với sự có mặt của magnetite trong não đối với sự xuất hiện của bệnh Alzheimer’s. GS. Maher cho rằng điều này có thể xuất hiện bởi sự phát triển của các gốc tự do, gây ra tổn thương bên trong não và các phân tử cũng có thể gây ra các tổn thương khác ở não. Cho đến nay, đây là các nhân tố môi trường tiềm ẩn đối với bệnh Alzheimer’s nhưng bằng chứng của điều này bị hạn chế nên cần được nghiên cứu thêm.

o nhiem khong khi co the gay nen nhung benh khung khiep the nao 12cb9d

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh cho thấy, các hạt phân tử được tìm thấy trong tình trạng ô nhiễm có thể xâm nhập não người do hít thở không khí. Ảnh minh họa: Internet

PGS.TS Vũ Văn Giáp – Tổng thư ký Hội Hô hấp Việt Nam, Phó giám đốc Trung tâm Hô hấp (Bệnh viện Bạch Mai), ô nhiễm không khí sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân nói chung, đặc biệt đối với những người dễ bị cảm thụ, trong đó có người già, phụ nữ có thai, t.rẻ e.m và những người có bệnh lý về hô hấp, tim mạch…

Trong các thành phần của không khí ô nhiễm thì các hạt bụi có vai trò quyết định chất lượng không khí. Thông thường các hạt bụi mà chúng ta nhìn thấy hay cảm nhận được là các hạt bụi kích thước lớn. Còn các hạt bụi siêu mịn, kích thước dưới 2,5 micromet thì chúng ta sẽ không cảm nhận được rõ ràng, khi hít vào phổi, chúng sẽ đi theo đường m.áu đến các cơ quan trong cơ thể và gây ra phản ứng viêm và có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan khác nhau.

Khi chất lượng không khí kém, khói bụi trong môi trường nhiều thì người ảnh hưởng đầu tiên và rõ rệt nhất là những bệnh nhân có sẵn bệnh lý về hô hấp. Người bệnh sẽ thấy khó thở nhiều hơn, ho nhiều hơn, kèm theo tức nặng ngực và các dấu hiệu của đợt cấp sẽ xuất hiện.Các nghiên cứu cho thấy ở những thời điểm thời tiết khắc nghiệt hoặc có ô nhiễm không khí cao thì tần suất bệnh nhân nhâp viện do các căn nguyên về hô hấp và tim mạch tăng cao hơn. Do vậy chúng tôi khuyến cáo những người đã mắc bệnh về hô hấp không nên ra ngoài khi không có việc thật sự cần thiết trong những thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng.

o nhiem khong khi co the gay nen nhung benh khung khiep the nao 13235a

Khi chất lượng không khí kém, khói bụi trong môi trường nhiều thì người ảnh hưởng đầu tiên và rõ rệt nhất là những bệnh nhân có sẵn bệnh lý về hô hấp. Người bệnh sẽ thấy khó thở nhiều hơn, ho nhiều hơn, kèm theo tức nặng ngực và các dấu hiệu của đợt cấp sẽ xuất hiện. Ảnh minh họa: Internet

Với bệnh nhân hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần phải tuân thủ và duy trì thuốc hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ. Khi có các dấu hiệu hoặc triệu chứng khó chịu, khó thở cần phải tăng liều thuốc giãn phế quản theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bệnh nhân vẫn khó thở – không thể tự kiểm soát được thì cần liên lạc với bác sĩ điều trị, bác sĩ gia đình hoặc cơ sở y tế để được hỗ trợ, hướng dẫn các giải pháp khắc phục, phòng ngừa và cấp cứu cơn khó thở, tránh nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.
Với các bệnh nhân mắc bệnh hô hấp, ngoài bụi thì khói và các mùi hắc khó chịu cũng là tác nhân gây các đợt cấp cho nên chúng tôi khuyên người dân mắc các bệnh hô hấp khi đi ra ngoài nên đeo khẩu trang để tránh khói từ các phương tiện giao thông, bụi từ các công tình xây dựng hoặc các mùi hắc khó chịu, lưu ý phải chọn lựa khẩu trang có thể lọc được bụi mịn (khẩu trang y tế thông thường thì không thể cản được hạt bụi siêu mịn).

Ngoài ra, trong nhà bạn cần tránh khói từ bếp, từ người hút t.huốc l.á, thuốc lào; Không bao giờ nổ xe máy hay máy phát điện… trong phòng kín cửa. Không đốt rác hay đốt vàng mã khi đã đến giờ ngủ của các thành viên gia đình; Nếu phòng sử dụng máy điều hòa thì cần bố trí quạt thông gió; Phòng ngủ cần thoáng khí nhưng cần tránh gió lùa; Nên sử dụng cửa kính để tránh khói bụi từ ngoài xông vào nhà.

QUẢNG AN (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

Sợ ra đường ô nhiễm nên “trốn” trong nhà, bạn có an toàn hơn?

Lời kêu gọi mọi người nên tránh ra đường do ô nhiễm không khí ở Hà Nội khiến nhiều người cố thủ ở nhà, nhưng chưa chắc đây đã là một giải pháp an toàn.

Ô nhiễm không khí trong nhà còn đáng sợ hơn ở ngoài đường

Ô nhiễm không khí Hà Nội đang ở mức báo động tím khiến nhiều người giờ mới nhận ra tầm quan trọng của chất lượng không khí trong nhà, “lô cốt” cuối cùng để tránh nạn cho sức khỏe. Bởi theo đ.ánh giá, những ngôi nhà hiện đại đang ngày càng bị ô nhiễm nhiều hơn.

so ra duong o nhiem nen tron trong nha ban co an toan hon 3688aa

Những ngôi nhà khép kín tạo điều kiện cho các nhân tố ô nhiễm tích tụ. Ảnh minh họa

Theo nghiên cứu về sự phơi nhiễm của con người đối với các chất ô nhiễm trong không khí của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ EPA (Environmental Protection Agency), nồng độ các chất ô nhiễm trong nhà có thể cao hơn 2 – 5 lần, đôi khi 100 lần so với nồng độ ngoài trời. Ở Việt Nam, hầu hết các ngôi nhà hiện đại có cấu trúc khép kín, tạo điều kiện cho các nhân tố gây ô nhiễm tích tụ, khiến cho nồng độ ô nhiễm tăng cao hơn.

Tác nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà đến từ nhiều chính đồ vật trong nhà như: Sưởi ấm, nấu ăn, làm sạch, khói thuốc, nước hoa và đồ nội thất. Đôi khi những tác nhân này còn đến từ bên ngoài lọt vào như virus, vi khuẩn… đeo bám khi bạn tiếp xúc với những vật dụng nơi công cộng.

Bạn có thể không tin, nhưng chỉ một hành động di chuyển đơn giản cũng làm khuấy động những hạt bụi.

so ra duong o nhiem nen tron trong nha ban co an toan hon 12041d

Trong các tác nhân hóa học gây ô nhiễm, một số chất nguy hiểm ẩn nấp trong nhiều loại sản phẩm khác nhau và có nét chung là tỏa ra mùi hương như nước hoa xịt phòng, mùi sơn, mùi gỗ mới, cồn, t.huốc l.á, mùi mồ hôi… Nhiều chất nằm trong danh sách các chất gây ung thư của WHO như benzen, trichlorethylene, trichloroethylene và fomandehit.

Một số tác nhân lại có nguồn gốc sinh học như phấn hoa, các loại nấm mốc và các chất gây dị ứng phát ra từ các loại vật nuôi, sâu bọ, gián… Các chuyên gia cho rằng, những người thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân này có thể mắc các bệnh ở đường hô hấp, ung thư, giảm khả năng hoạt động trí óc.

Giải pháp cho tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà

Theo thống kê năm 2012 của WHO, mỗi năm có 4,3 triệu người t.ử v.ong sớm do ô nhiễm không khí trong nhà, gây ra bởi việc sử dụng không hiệu quả các nhiên liệu rắn trong nấu ăn. Trong những người c.hết, 12% số người t.ử v.ong do viêm phổi, 34% do đột quỵ, 26% do thiếu m.áu cục bộ cơ tim, 22% do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và 6% c.hết vì ung thư phổi.

so ra duong o nhiem nen tron trong nha ban co an toan hon f3243c

Tăng cường dọn dẹp vệ sinh để làm sạch nhà bạn.

Con người ít quan tâm đến mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe do ô nhiễm không khí trong nhà gây ra và thường cho rằng không khí trong nhà “trong lành hơn ngoài trời”. Tuy nhiên, mỗi ngày trung bình bạn tiêu thụ khoảng 1,3kg thực phẩm và 1,2kg nước nhưng hít thở đến 18kg không khí. Do vậy, việc cải thiện chất lượng không khí trong nhà để tự bảo vệ sức khỏe gia đình là điều cần thiết.

Chỉ những việc đơn giản như mở cửa sổ tăng cường lưu thông gió, không hút thuốc hay đốt nến trong nhà, dùng các loại sàn có bề mặt cứng giúp các bụi bẩn và lông của vật nuôi bám vào thảm có thể quay trở lại không khí…. cũng có thể làm giảm ô nhiễm không khí.

Cần phải tăng cường vệ sinh nhà cửa thường xuyên, tiệt trừ những nguồn phát sinh gây bụi, mốc, nấm… Ngoài ra, có thể sử dụng các loại điều hòa không khí, máy lọc không khí giải phóng các gốc OH tự do để hấp thụ Hydro của những yếu tố gây ô nhiễm và ức chế hoạt động của chúng.

so ra duong o nhiem nen tron trong nha ban co an toan hon e1b0a7

Trồng cây xanh cũng là một giải pháp hữu ích.

Việc giữ độ ẩm trong nhà khoảng từ 30% đến 50%, sử dụng thảm chùi chân, giảm thiểu việc sử dụng các sản phẩm làm sạch hoặc làm mát không khí, trồng một ít cây cũng sẽ giúp ích rất nhiều.

Minh Khôi

Theo ĐSPL

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *