Phòng cảm lạnh với hành tây

Hành tây có chứa các hợp chất chống viêm, chống oxy hóa cao nên có tác dụng tốt trong việc phòng chống nhiều chứng bệnh, từ cảm mạo thông thường đến tim mạch, tiểu đường, loãng xương.

Khác với hành ta là loại gia vị, ăn cả phần lá và phần củ thì hành tây được sử dụng như một loại rau, chủ yếu dùng phần củ (gọi là củ nhưng thực chất củ hành tây là phần thân của cây).

Đây là loại cây hợp với khí hậu ôn đới nên được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, nó có tên khoa học là Allium cepa.

VietGiaiTri.Com 745728c6

Hành tây đặc biệt có lợi cho phụ nữ

Theo nguồn Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, thành phần giá trị dinh dưỡng trong 100g hành tây bao gồm: năng lượng: 40 kcal; carbohydrate: 9,34 g; đường: 4,24 g; chất xơ: 1,7 g; protein: 1,1 g; vitamin B6: 0,12 mg 9%; vitamin C: 7,4 mg 12%; vitamin E 0,02 mg 0%; canxi: 23 mg 2%; sắt: 0,21 mg 2%; magiê: 0,129 mg 0%; phốt pho: 29 mg 4%; kali: 146 mg 3%; natri: 4 mg 0%; kẽm: 0,17 mg 2% … Ngoài ra còn chứa các chất dinh dưỡng khác như folate, vitamin K, thiamin, niacin, chất béo…

Hành tây đặc biệt có lợi cho phụ nữ, nhất là những người có nguy cơ gia tăng bệnh loãng xương khi bước vào thời kỳ mãn kinh, bởi vì nó có tác dụng ngăn ngừa chứng xương dễ vỡ.

Trong y học cổ truyền Ấn Độ, hành tây được sử dụng như một phương thuốc phổ biến giúp chữa bệnh đau họng, do trong hành tây chứa pleiomeric, một hợp chất có khả năng ngăn chặn chứng đau họng.

Ngoài ra, hành tây còn chứa chất chống oxy hóa cực mạnh là quercetin, tiếp đó là phenol, flavonoids, giúp phòng ngừa một số bệnh ung thư. Một số nghiên cứu còn cho thấy rằng, ăn hành tây có thể giúp giảm ung thư ở đầu và cổ, ung thư ruột kết bằng cách ức chế sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư.

Hành tây cũng có ích trong việc chữa lành các vết thương vì tác dụng chống viêm, giảm sưng tốt. Cắt một vài lát nhỏ hành tây, ăn với cháo nóng cũng có thể giúp bạn giải cảm, giải nhiệt.

Theo Hải Âu

Phụ nữ

Cách trị bệnh thường gặp mùa đông

Đây là những bài thuốc dân gian, với loại cây thuốc dễ tìm. Các độc giả có thể tham khảo và tự chữa bệnh cho mình và gia đình.

Viêm Amiđan: Cương tằm (con tằm khô) 10gr, phèn chua 5gr, phèn đen 5gr. Tất cả đem tán thành bột, sau đó lấy lá bạc hà và gừng sắc với nước và hòa với bột cương tằm chà xát vào cổ họng.

Cảm lạnh, nhức đầu: Dùng 10gr gừng tươi giã nát, lọc bằng nước sôi thêm 10gr đường trắng quấy đều, uống nóng, đắp mền kín. Hoặc dùng 10gr gừng tươi giã nát, lọc bằng nước sôi, cho vào cháo nóng để ăn.

VietGiaiTri.Com c7ffbeae

Môi nứt nẻ: Dùng lát dưa chuột tươi chà lên môi bị nứt nẻ.

Cảm cúm: Lá tre 20gr, lá bưởi 20gr, lá chanh 15gr, lá sả 10gr, lá dâu 6gr, lá cúc tần 10gr, gừng tươi 3 lát. Nấu với nước, uống nóng chừng vài muỗng canh, phần còn lại dùng để xông. Đắp mền cho vã mồ hôi.

Da mặt khô, nhăn, nứt nẻ: Lấy lá mồng tơi non ở đầu nhánh, giã nát lấy nước cốt, thêm ít muối, thoa nhiều lần trước khi ngủ.

Đau họng, ho khan: Lấy hạt mướp đắng, nhai nát nuốt từ từ, còn bã lấy đắp ở ngoài.

Đau bụng, tiêu chảy: Dùng lá non và búp ổi non sắc với nước uống. Uống nóng sau bữa ăn.

Sốt cao, khát nước: Lá tre 200gr, rau má 25gr sắc với nước, uống nóng ngày 2 lần.

Theo Bee

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *