Sán làm tổ trong não thiếu nữ

Thiếu nữ 17 t.uổi hoa mắt chóng mặt, ù tai, giảm trí nhớ kèm co giật, bác sĩ khám phát hiện ấu trùng sán trong não.

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quang ngày 16/9 kết quả chụp cắt lớp vi tính có cản quang phát hiện nhiều nốt vôi hóa nhỏ trong nhu mô não hai bán cầu đại não bệnh nhân, có hình ảnh nang ấu trùng sán, phù não nhẹ.

Các chuyên gia Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, hội chẩn trực tuyến, chẩn đoán mắc bệnh kén sán não ở người. Sau xử trí, tình trạng đau đầu và co giật giảm, bệnh nhân được chuyển tuyến trên điều trị tiếp.

san lam to trong nao thieu nu 147 6035293

Hình ảnh kén làm tổ trong não bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Kén sán não là bệnh n.hiễm t.rùng hệ thần kinh do ấu trùng sán sống ký sinh ở người. Bệnh thường hay gặp ở khu vực có mức sống thấp, vệ sinh kém, đặc biệt là vùng có tập quán nuôi lợn thả rông; hoặc do ăn thịt lợn, trâu, bò chưa được nấu chín, ăn tiết canh, nem thính, nem chua, gỏi sống…; người làm nghề g.iết mổ lợn, trâu, bò.

Thực phẩm chứa trứng sán còn sống như rau sống, không vệ sinh sạch sẽ… khi ăn vào dạ dày, vỏ trứng sán bị phá hủy giải phóng ấu trùng sán. Ấu trùng chui qua niêm mạc dạ dày hoặc ruột vào m.áu, hệ bạch huyết rồi ký sinh tại các bộ phận trong cơ thể như não, tim, gan, tổ chức dưới da…

Sán não là bệnh rất nguy hiểm, song có thể phòng tránh. Để phòng bệnh, nên ăn chín uống sôi, không ăn tiết canh lợn, lòng lợn, gỏi, thịt lợn tái… Không ăn thịt lợn gạo, không ăn sống hoặc tái các loại rau trồng dưới nước như rau ngổ, rau muống, rau cần… mà phải nấu chín kỹ. Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; vệ sinh môi trường sạch sẽ. Không đại tiện bừa bãi; không nuôi lợn thả rông…

Uống thuốc tẩy sán dây lợn khi bị nhiễm sán. Khi có dấu hiệu đau đầu hoa mắt, chóng mặt thường xuyên, nên đến cơ sở y tế khám và điều trị bệnh kịp thời.

Cấp cứu kịp thời sản phụ bị phù não và mất thị lực do t.iền sản giật

Chị Trần Thị Phượng đến Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang cấp cứu khi có dấu hiệu chuyển dạ, đau đầu, phù nề toàn thân và mất thị lực.

cap cuu kip thoi san phu bi phu nao va mat thi luc do tien san giat 293 5862053

Hai mẹ con sản phụ Phượng.

Thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang cho biết, các bác sĩ vừa cứu cả mẹ và con khi người mẹ ở tuần 38 thai kỳ có dấu hiệu chuyển dạ nhưng bị phù não, mất thị lực, không phân biệt được sáng, tối do t.iền sản giật nặng.

Theo đó, thai phụ Trần Thị Phượng đến Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang sáng ngày 21/6/2021 khi có dấu hiệu chuyển dạ, đau đầu, phù nề toàn thân và mất thị lực.

Người nhà cho biết chị Phượng đã có dấu hiệu phù toàn thân từ tháng thứ 7 thai kỳ. Thầy thuốc Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng phù to toàn thân, đau đầu, chóng mặt, mất thị lực (không phân biệt được sáng, tối), huyết áp tăng cao 240/120 mmHg, mạch nhanh với tần số 120 lần/phút, Protein niệu tăng cao> 3g/L.

Sản phụ có thai được 38 tuần, đã có dấu hiệu chuyển dạ và từng có t.iền sử mổ đẻ cách đây 5 năm.

Với mức huyết áp tăng cao như vậy có thể khiến sản phụ lên cơn sản giật hoặc tai biến mạch m.áu não bất cứ lúc nào. Vì vậy, các thầy thuốc Khoa Đẻ đã truyền thuốc hạ huyết áp tích cực theo đường tĩnh mạch cho sản phụ. Tuy nhiên khi kiểm tra lại vẫn thấy huyết áp duy trì ở mức cao 180/110 mmHg.

Nhận thấy đây là một trường hợp phức tạp, tính mạng của thai phụ và thai nhi đang lâm vào nguy kịch nên các bác sĩ Khoa Đẻ đã mời Giám đốc bệnh viện Lê Công Tước hội chẩn và thống nhất chẩn đoán sản phụ Phượng bị t.iền sản giật nặng gây phù não, phù gai thị, đồng thời chỉ định mổ cấp cứu lấy thai để cứu tính mạng 2 mẹ con sản phụ và sẵn sàng các biện pháp hồi sức tích cực sau mổ.

11h30, b.é g.ái 38 tuần thai nặng 2,4 kg được kíp mổ của BS CKII Hoàng Vân Yến, Trưởng Khoa Đẻ và BS CKI Nguyễn Quốc Vỹ, Trưởng Khoa Phẫu thuật Gây mê hồi sức phẫu thuật lấy thai thành công. Em bé chào đời tuy nhẹ cân nhưng khóc tốt, hồng hào, khỏe mạnh với các chỉ số sinh tồn ổn định và được người nhà đón bé trong niềm hạnh phúc khôn xiết.

Sau cuộc mổ lấy thai thành công, giờ thứ 5 hậu phẫu, sản phụ đã tỉnh tuy nhiên tình trạng của chị Phượng vẫn tiếp tục diễn biến xấu, huyết áp tăng cao ở mức 175/110 mmHg, mắt không nhìn thấy và toàn thân vẫn bị phù to.

Sau 3 ngày được điều trị tích cực, đến ngày 24/6 sản phụ đã dần phục hồi thị lực, các dấu hiệu sinh tồn ổn định, tiếp xúc tốt và giảm được 7 kg do phù nước trong cơ thể. Một tuần sau điều trị tích cực, chị Phượng đã hồi phục sức khoẻ và được xuất viện về nhà với gia đình.

Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang Lê Công Tước khuyến cáo:

Phụ nữ mang thai, đặc biệt là những phụ nữ có bệnh lý về thận, tiểu đường, tăng huyết áp, basedow, béo phì cần được quản lý thai nghén tại bệnh viện bởi các thầy thuốc sản khoa để phát hiện sớm và điều trị t.iền sản giật, nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Khám thai không chỉ là siêu âm đơn thuần mà sản phụ phải được khám toàn diện, theo dõi huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm m.áu khi cần thiết cũng như tư vấn về dinh dưỡng… để có một thai kỳ khoẻ mạnh nhất.

Nếu phát hiện bị t.iền sản giật hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác thì thai phụ sẽ được nhập viện điều trị kịp thời, đảm bảo an toàn sức khoẻ của mẹ và thai nhi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *