So sánh khoai lang và khoai tây: Loại nào tốt cho sức khỏe hơn?

Khoai lang sở hữu rất nhiều chất dinh dưỡng nên chúng hoàn toàn xứng đáng nằm trong nhóm siêu thực phẩm. Trong khi đó, tinh bột trong khoai tây giúp điều chỉnh lượng đường trong m.áu và góp phần tạo cảm giác no.

Khoai tây được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều món ăn, từ món xào, nấu, rán cho tới hầm. Đây là loại thực phẩm ưa chuộng của không ít gia đình Việt. Gần đây, những cuộc tranh luận về độ lành mạnh của khoai tây với khoai lang lại dấy lên. Một số người tin rằng thay thế khoai tây thành khoai lang là lựa chọn đúng đắn để sở hữu cơ thể khỏe mạnh.

Bài Viết Liên Quan

so sanh khoai lang va khoai tay loai nao tot cho suc khoe hon a2369e

Khoai lang lành mạnh do đâu?

Khoai lang sở hữu rất nhiều chất dinh dưỡng nên chúng hoàn toàn xứng đáng nằm trong nhóm siêu thực phẩm. Loại khoai này đem lại một số lợi ích cho sức khỏe như bổ sung chất chống viêm và cân bằng lượng đường huyết trong m.áu.

Mọi người có khả năng dựa vào màu sắc để xác định lượng beta carotene trong khoai lang. Những củ có màu sáng, vàng sậm thường chứa nhiều chất dinh dưỡng cơ thể cần để chuyển hóa thành vitamin A.

Tuy nhiên, bạn không nên coi khoai lang là thực phẩm bổ sung vitamin A chính trong bữa ăn. Chuyên gia Gans giải thích, vitamin A có thể giúp bảo vệ làn da, xương và sức khỏe mắt. Ngoài ra, hợp chất quan trọng này còn hoạt động như chất chống oxy hóa nhằm bảo vệ tế bào. Một củ khoai lang chứa khoảng 10% lượng vitamin A, vitamin C, vitamin B6, kali và mangan chuyên gia khuyến nghị cần bổ sung mỗi ngày.

so sanh khoai lang va khoai tay loai nao tot cho suc khoe hon 037127

Khoai lang sở hữu rất nhiều chất dinh dưỡng nên chúng hoàn toàn xứng đáng nằm trong nhóm siêu thực phẩm.

Tại sao khoai tây tốt cho sức khỏe?

Khoai tây là thực phẩm chứa nhiều tinh bột nên chúng có thể tác động xấu đối cơ thể. Tuy nhiên, theo chuyên gia Gans, khoai tây là thực phẩm tinh bột nhưng không có nghĩa chúng kém lành mạnh.

Tinh bột trong loại thực phẩm này là tinh bột kháng. Chúng giúp điều chỉnh lượng đường trong m.áu và góp phần tạo cảm giác no. Thêm vào đó, khoai tây thực sự đứng đầu trong chỉ số đo lường mức độ thỏa mãn sau khi ăn.

Về cơ bản, chuyên gia Angelone giải thích, tinh bột là một dạng phức tạp của glucose, chúng được phân giải tạo ra năng lượng và lưu trữ trong cơ bắp dưới dạng glycogen hoặc chất béo. Do đó, tinh bột là khởi nguồn của calo. Trên thực tế, hạn chế hấp thụ calo thông qua tinh bột hoặc nhiều thực phẩm nào khác và kết hợp tập luyện sẽ giúp bạn tránh tăng cân.

Mỗi loại khoai tây sở hữu lượng vitamin và khoáng chất khác nhau. Các chất phytonutrient trong khoai tây tím đã được chứng minh có tác dụng hạ huyết áp.

Khoai tây thông thường cung cấp hơn 10% lượng vitamin C, B6, folate, niacin, magie, photpho, kali và mangan các chuyên gia khuyến nghị cần bổ sung mỗi ngày.

so sanh khoai lang va khoai tay loai nao tot cho suc khoe hon bb37c4

Khoai tây là thực phẩm chứa nhiều tinh bột nên chúng có thể tác động xấu đối cơ thể.

Khoai tây hay khoai lang lành mạnh hơn?

Các chỉ số của hai loại khoai rất giống nhau nên chúng đều tốt cho sức khỏe. Khoai lang và khoai tây chứa nhiều vitamin tác động tới toàn bộ cơ thể. Vitamin A rất quan trọng đối với sức khỏe mắt, vitamin C giúp bảo vệ hệ miễn dịch khỏe mạnh, vitamin B6 cần thiết cho quá trình trao đổi chất, hoạt động hệ thần kinh và kali đảm bảo duy trì huyết áp ổn định.

Chuyên gia Angelone cho biết, khoai lang có thể sở hữu nhiều chất chống oxy hóa beta carotene hơn khoai tây. Áp dụng chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa đã được chứng minh giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

Trong khi đó, khoai tây lại vượt trội hơn khoai lang về hàm lượng protein. Thêm vào đó, loại thực phẩm này cũng chứa ít đường hơn.

so sanh khoai lang va khoai tay loai nao tot cho suc khoe hon 9b1845

Các chỉ số của hai loại khoai rất giống nhau nên chúng đều tốt cho sức khỏe.

Cách chế biến khoai tây lành mạnh nhất

Phương pháp nấu khoai tây phổ biến nhất là rán có thể làm phá hủy các phytochemical vốn nhạy cảm với nhiệt độ cao. Chuyên gia Angelone cho biết, bạn cũng mất đi hàm lượng vitamin C trong khoai tây do tác động của nhiệt độ cao.

Phương pháp nấu khoai tây lành mạnh nhất là hấp hoặc luộc. Việc làm này sẽ bảo vệ các chất dinh dưỡng không bị mất đi. Khoai lang luộc đã được chứng minh có khả năng điều hòa lượng đường huyết trong m.áu. Tuy nhiên, folate và vitamin B có thể hòa tan trong nước sôi. Do đó, mọi người nên lưu ý tránh luộc khoai quá lửa.

Ngoài ra, chuyên gia Angelone khuyên, bạn nên kết hợp khoai lang với một vài loại thực phẩm chứa chất béo như dầu ôliu để giúp cơ thể hấp thụ nhiều chất chống oxy hóa beta carotene hơn.

Nguồn: Womenshealthmag/Helino

Đau dạ dày nên ăn gì? Gợi ý những thực phẩm giúp giảm cơn đau

Tình trạng đau dạ dày diễn ra phổ biến ở nhiều người. Những thực phẩm dưới đây bạn nên ăn khi bị đau. Trường hợp cơn đau lâu ngày không dứt bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra.

Đau dạ dày là gì?

dau da day nen an gi goi y nhung thuc pham giup giam con dau bd9790

Đau dạ dày gây nên nhiều khó chịu cho những ai gặp phải

Đau dạ dày là biểu hiện bên ngoài khi bạn cảm thấy đau vùng bụng, có thể đau âm ỉ, đau dữ dội hay đau từng cơn. Các biểu hiện bạn có thể cảm thấy buồn nôn, chuột rút, đau bụng thậm chí tiêu chảy.

Nguyên nhân đau dạ dày

Ăn quá nhiều: Nếu bạn quen với việc ăn quá nhiều, bạn dễ mắc bị đau bụng vì bộ máy tiêu hóa phải làm việc quá mức, nhất là những thức ăn khó tiêu.

Mất nước: Cơ thể bạn cần nước để tiêu hóa, vì vậy khi bạn bị mất nước việc tiêu hóa, chuyển hóa thức ăn trở nên khó khăn hơn.

Không dung nạp thực phẩm: Nếu bạn không dung nạp như không dung nạp với đường sữa hoặc gluten và sử dụng thức ăn này có thể dẫn đến đau dạ dày.

Căng thẳng: Cảm giác căng thẳng có thể dẫn đến đau dạ dày hoặc thậm chí tiêu chảy. Điều này là do một phần của phản ứng làm chậm quá trình tiêu hóa

Mang thai: Dạ dày khó chịu hoặc biểu hiện nôn mửa có thể phổ biến trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Ngộ độc thực phẩm hoặc vi-rút: Thực phẩm có chứa vi khuẩn hoặc vi-rút có thể gây khó chịu cho dạ dày vì cơ thể bạn cố gắng loại bỏ chúng.

Tập luyện không khoa học: Cơn đau dạ dày sau khi tập luyện có thể xảy ra nếu bạn ăn nhiều trước khi tập thể dục.

Đau dạ dày nên ăn gì để tránh đau?

1. Gừng

dau da day nen an gi goi y nhung thuc pham giup giam con dau 359c92

Gừng thường được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên cho nhiều bệnh, trong đó có chứng đau dạ dày.

Gừng điều chỉnh tín hiệu hệ thống thần kinh trong dạ dày và tăng tốc độ tiêu hóa dạ dày, do đó làm giảm buồn nôn và nôn.

Người bị đau dạ dày dùng gừng thường xuyên tốt trong việc chữa các triệu chứng do bệnh dạ dày gây ra. Nhưng đừng quá lạm dụng và tuyệt đối tránh dùng gừng khi đói.

2. Hoa cúc

Hoa cúc là một loại thảo dược có hoa nhỏ màu trắng, một phương thuốc dùng nhiều trong Đông y cho vấn đề dạ dày khó chịu.

Hoa cúc được sử dụng cho các vấn đề về đường ruột, bao gồm khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn và nôn.

Bạn có thể sử dụng hàng ngày dưới dạng một loại trà uống cũng rất tốt cho sức khỏe.

3. Cam thảo

dau da day nen an gi goi y nhung thuc pham giup giam con dau cddbe2

Đây là một phương thuốc phổ biến cho chứng khó tiêu và cũng có thể ngăn ngừa loét dạ dày đau đớn.

DGL trong rễ cam thảo được ưa chuộng vì nó không chứa glycyrrhizin, một hóa chất tự nhiên trong cam thảo có thể gây mất cân bằng chất lỏng, huyết áp cao và nồng độ kali thấp khi tiêu thụ với số lượng lớn.

Trong thời gian điều trị bằng nước cam thảo, người bị đau dạ dày không nên ăn các loại cá biển. Phụ nữ đang mang thai, cho con bú tốt nhất không nên dùng cam thảo.

4. Trà xanh

Chất catechin trong trà, hợp chất chống oxy hóa có thể giúp chống viêm dạ dày. Bên cạnh đó, catechin có tác dụng điều chỉnh sự gia tăng tỷ lệ chủng vi khuẩn do sử dụng kháng sinh.

Bệnh nhân đau dạ dày cũng như các bệnh nhân có vấn đề về đường tiêu hóa cần lưu ý không được uống nước trà quá đặc, tránh uống khi đói bụng gây hiện tượng cồn ruột, đau bụng

5. Đu đủ

dau da day nen an gi goi y nhung thuc pham giup giam con dau 8b0beb

Đu đủ có chứa papain, một loại enzyme mạnh mẽ phá vỡ protein trong thực phẩm giúp dễ tiêu hóa và hấp thụ hơn.

Một số người không sản xuất đủ enzyme tự nhiên để tiêu hóa hoàn toàn thức ăn của họ, vì vậy tiêu thụ thêm enzyme, như papain từ đu đủ, có thể giúp giảm triệu chứng khó tiêu.

Bạn nên dùng 1-2 miếng đu đủ sau bữa ăn chính. Việc làm này sẽ giúp tăng cường khả năng kháng khuẩn, nhanh chóng giảm những cơn đau thắt ở vùng thượng vị và khắc phục tình trạng khó tiêu, và trị táo bón hiệu quả.

6. Chuối

Tác dụng chống tiêu chảy, ổn định dạ dày và đường ruột mạnh mẽ của chuối xanh là do một loại chất xơ đặc biệt có chứa tinh bột kháng.

Tinh bột kháng không thể được tiêu hóa bởi con người, vì vậy nó tiếp tục qua đường tiêu hóa đến tận ruột kết, phần cuối cùng của ruột.

Với người bị dạ dày, ăn chuối nên ăn khi bụng no và ăn sau bữa ăn cơm khoảng 20 – 30 phút, tuyệt đối không ăn khi bụng đói.

7. Gạo trắng

dau da day nen an gi goi y nhung thuc pham giup giam con dau 29f914

Tinh bột gạo trắng với nhiều mangan rất dễ dàng tiêu hóa. Gạo trắng cũng giúp che phủ niêm mạc dạ dày và làm dịu bụng của bạn bằng cách hấp thụ các độc tố khó chịu. Bạn nên ăn với lượng vừa đủ, không ăn quá no tránh gây đầy bụng, ợ nóng.

8. Khoai tây

Khoai tây, giống như chuối, giúp bù đắp sự suy giảm kali và làm dịu bụng của bạn, giảm các triệu chứng đau bụng, đầy hơi và khó tiêu. Nó còn chứa chất cellulose giúp làm giảm cơn đau dạ dày và giảm tiết lượng acid.

Người đau dạ dày nên ăn khoai tây đã được nấu nhừ, khi ăn nên nhai kỹ để gia tăng sự bài tiết của nước bọt giúp trung hòa tính acid trong dạ dày.

9. Cải xanh

dau da day nen an gi goi y nhung thuc pham giup giam con dau 719827

Cải xanh là loại rau họ cải có chứa isothiocyanate sulforaphane, một hợp chất có thể t.iêu d.iệt vi khuẩn H. pylori gây tổn thương dạ dày.

Cải xanh tốt cho hệ tiêu hóa vì có lượng chất xơ dồi dào. Bạn có thể ăn theo nhu cầu nhưng nên rửa sạch và nấu kỹ.

10. Tỏi

Trong danh sách các loại thực phẩm kháng khuẩn, thực phẩm giúp tiêu hóa tốt không thể thiếu tỏi. Giống như bông cải xanh và các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa khác, nó giúp tránh n.hiễm t.rùng vi khuẩn H. pylori.

Người đau dạ dày không nên ăn tỏi quá nhiều. Tỏi có chứa fructan – hợp chất gây ra nhiều vấn đề cho đường ruột và dạ dày, không ăn quá 1.5g mỗi ngày có thể khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương, các triệu chứng ợ nóng, đầy hơi, cồn cào trở nên trầm trọng.

11. Sữa chua

dau da day nen an gi goi y nhung thuc pham giup giam con dau 0f307c

Lợi khuẩn trong sữa chua cực tốt cho bộ máy tiêu hóa. Sữa chua giúp khôi phục lại sự cân bằng vi khuẩn trong dạ dày và đường tiêu hóa của bạn.

Nên ăn sữa chua khi no, vì nếu ăn lúc đói sẽ khiến bệnh dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn, thời điểm ăn sữa chua tốt nhất là buổi tối, sau khi ăn cơm khoảng 1 tiếng.

12. Khoai lang

Khoai lang có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu khi bị đầy hơi hoặc đối phó với chuột rút vì chúng chứa cả kali và magiê. Khoai lang có chỉ số đường thấp (GI) và với sự kết hợp của magiê và kali, thực phẩm này có thể giúp làm dịu dạ dày do thần kinh căng thẳng.

Bạn không nên ăn khoai lang thay cơm. Vì ăn quá nhiều khoai lang trong bữa ăn chính sẽ khiến cho dạ dày của bạn bị co thắt, bị khó tiêu, nghẹn ứ ở cổ, có thể tiêu chảy.

Đau dạ dày không nên ăn những thực phẩm dưới đây

Dạ dày của bạn sẽ trở nên cực kỳ nhạy cảm, thậm chí vài ngày sau khi cảm thấy đã dịu xuống. Có một vài loại thực phẩm bạn muốn tránh trong thời gian này:

Thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên và béo. Chất béo thực sự có thể trì hoãn việc làm rỗng dạ dày, khiến bạn khó tiêu. Thêm vào đó, thực phẩm chiên và béo có ít chất xơ, vì vậy chúng khó tiêu hóa.

Thực phẩm cay. Điều mà bạn chắc chắn muốn tránh nếu bị nôn mửa hoặc tiêu chảy là đồ cay nóng.

Rau sống. Khi đang bị hoặc vừa dứt cơn đau dạ dày bạn nên tránh rau sống bởi nguy cơ vi khuẩn có thể l.àm t.ình trạng kia quay trở lại.

Thực phẩm có tính axit. Chẳng hạn như cà chua, trái cây và nước ngọt (soda). Những thực phẩm này có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày.

Thực phẩm và đồ uống với caffeine. Chẳng hạn như sôcôla, một số loại trà, nước ngọt và cà phê sẽ khiến kích thích dạ dày của bạn hơn.

Theo PV/Khám phá

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *