Theo ông Trương Văn Phước – thường trực Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, cần có quyết sách để khôi phục kinh tế, đó là nguyện vọng của người dân, doanh nghiệp với Quốc hội khóa XV tại kỳ họp thứ 2 sắp khai mạc.
Bài Viết Liên Quan
- Tưởng là kẹo mẹ để trong tủ, b.é t.rai lấy ra ăn và 15 phút sau nằm bất động trên sàn nhà
- Là “liều thuốc quý” của chị em, vừa chữa bệnh vừa ngừa ung thư lại chỉ tốn vài nghìn đồng nhưng đàn ông phải hạn chế ăn
- Nguy cơ kháng kháng sinh từ thực phẩm
Người dân, doanh nghiệp và các địa phương, đặc biệt là các cực tăng trưởng, đầu tàu kinh tế như TP.HCM đang cần hỗ trợ để khởi động lại sản xuất kinh doanh – Ảnh: Q.ĐỊNH
Ông Phước nói: Dịch bệnh còn phức tạp, nhưng chúng ta đã trở lại sống thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Trước mắt, đời sống người dân rất khó và còn khó thêm nếu sản xuất đình đốn. Tương tự, doanh nghiệp lo thiếu lao động, lo mất đơn hàng, tài chính cạn kiệt. Tăng trưởng kinh tế 9 tháng là 1,42%, thấp so với mục tiêu, vì thế có nhiều việc phải làm để phục hồi kinh tế.
Năm ngoái Việt Nam chống biến thể Alpha thành công, là điểm đến của các nhà đầu tư, chúng ta “lót ổ đón đại bàng”. Nay với biến thể Delta, các nước cùng mở cửa lại, cạnh tranh thu hút đầu tư giữa các nước rất gay gắt, buộc chúng ta phải tạo sự khác biệt trong khôi phục kinh tế.
Quốc hội đứng trước bối cảnh lịch sử để có quyết sách mạnh mẽ, đủ liều lượng đưa đất nước, doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn và kịp tạo cơ hội để kinh tế phục hồi mạnh mẽ và trở lại đường băng cất cánh.Ông Trương Văn Phước
Quốc hội đứng trước bối cảnh lịch sử
* Tạo khác biệt, Chính phủ hỗ trợ gì để giúp doanh nghiệp vượt lên? Có ý kiến nói rằng gói hỗ trợ còn khiêm tốn, vậy quy mô nào là phù hợp?
– Dịch bệnh kéo dài gần 2 năm, các nước phải dùng chính sách tài khóa mạnh để hỗ trợ. Con khóc mẹ phải cho bú. Nhưng hiện cả đàn con cùng khóc… Dân khó, doanh nghiệp khó, địa phương nào cũng khó… Muốn bớt khó phải cần nhiều t.iền, Chính phủ vay mượn nhiều hơn qua phát hành công trái, trái phiếu. Vậy bao nhiêu là đủ?
Tính đến tháng 5-2021, các nước ASEAN đã sử dụng khoảng 7,8% GDP để kích thích kinh tế. Hiện gói này của Việt Nam khoảng 2% GDP, nếu được có thể nâng lên tối thiểu 5% GDP, tương đương ít nhất 20 tỉ USD (khoảng 450.000 tỉ đồng). Có gói hỗ trợ với quy mô phù hợp mới có thể hỗ trợ lãi suất, giảm thuế, kích thích đầu tư, tạo lan tỏa cho cả nền kinh tế, thêm hấp dẫn đầu tư nước ngoài.
Quốc hội đang đứng trước bối cảnh lịch sử để có quyết sách mạnh mẽ, đủ liều lượng đưa đất nước, doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn.
* Để có gói hỗ trợ phù hợp, chính sách đột phá, nơi nào có thẩm quyền quyết định?
– Quốc hội là nơi quyết định các chỉ tiêu kinh tế – xã hội như tăng trưởng GDP, lạm phát, bội chi ngân sách, nợ công… Với trần nợ công đang ở mức 60% GDP, trước là 65% GDP trong khi hiện nợ công chỉ là 44-45% GDP theo cách tính mới. Nếu Quốc hội cho phép tăng lên 50-52%, thậm chí 55% GDP, vẫn chưa đụng trần 60%.
Tương tự, bội chi ngân sách hiện là 3,7% GDP, có thể tăng lên, thậm chí 5,5% GDP để có nguồn lực chống dịch và lo an sinh xã hội.
Rất nhiều ý kiến đồng tình rằng dư địa để tạo nguồn lực phục hồi kinh tế từ chính sách tài khóa còn rất lớn. Vấn đề này rất cấp bách, khi Quốc hội thảo luận, tạo ra đồng thuận để người dân ủng hộ chương trình khôi phục kinh tế quốc gia, nhất là khi Chính phủ phát hành công trái, trái phiếu…
Doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Tân Bình (TP.HCM) tuyển dụng để bổ sung cho lực lượng lao động ngoại tỉnh đã về quê (ảnh chụp sáng 17-10) – Ảnh: NHẬT THỊNH
Đẩy nhanh cấp bù lãi suất
* Nới rộng tài khóa, t.iền hỗ trợ, theo ông, nên nhắm đến đối tượng nào?
– Theo tôi, trước hết cần có quỹ từ ngân sách để hỗ trợ người lao động từ quê trở lại khu công nghiệp làm việc và ổn định đời sống, nông dân khôi phục việc đồng áng, người dân mở lại kinh doanh dịch vụ thương mại. Doanh nghiệp đang kiến nghị giảm, hỗ trợ lãi suất và dự báo tới đây sẽ khó vay vốn do tài chính xấu đi vì dịch bệnh trong khi họ cần vốn rẻ. Ngân hàng không thể giảm lãi suất nhiều hơn vì họ cũng là doanh nghiệp, chỉ có thể tiết giảm chi phí để bớt chút lãi vay.
Vì vậy, chỉ có cấp bù lãi suất từ ngân sách mới giúp người vay t.iền giảm gánh nặng về chi phí. Việc hỗ trợ lãi suất phải chọn ngành, doanh nghiệp có tác động tạo việc làm, tạo tăng trưởng cho nền kinh tế, không hỗ trợ dàn trải.
Hiện ngân hàng cho vay khoảng 10 triệu tỉ đồng, nên chọn hỗ trợ lãi suất cho 15-20% tổng dư nợ (1,5 – 2 triệu tỉ đồng), nếu ngân sách cấp bù 3%, cần 45.000 – 60.000 tỉ đồng.
Ngân sách không cần đưa t.iền tươi mà trừ vào thuế thu nhập ngân hàng nộp hằng năm. Bên cạnh đó cũng cần cho doanh nghiệp được chuyển lỗ sang năm sau, nếu năm sau lời, họ được cấn trừ dần số lỗ năm trước, thay vì phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Như vậy, nguồn thu ngân sách sẽ hạn hẹp hơn, phải tìm nguồn khác bù vào…
* Nhưng với thực trạng tài chính xấu đi do đại dịch, doanh nghiệp rất khó vay vốn, như thế cũng khó tiếp cận được hỗ trợ lãi suất…?
– Đấy là thực tế phải giải quyết. Nếu theo quy định hiện hành, doanh nghiệp thua lỗ trong đại dịch, việc tiếp cận vốn sẽ khó khăn. Đừng trách ngân hàng, bởi có quy định “hệ số an toàn vốn” nhằm giữ an toàn cho hệ thống ngân hàng. Nhưng dịch bệnh là chưa từng có, vì thế cần có giải pháp chưa có t.iền lệ như nới lỏng thể chế quản trị rủi ro tín dụng.
Cụ thể, doanh nghiệp thua lỗ do đại dịch, nay có phương án tốt, ngân hàng xem xét cho vay theo quy định và cần được Ngân hàng Nhà nước quy định hệ số rủi ro thấp xuống. Đương nhiên hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) vẫn ít nhất là 8% theo quy định của Basel. Như vậy ngân hàng có thể cho vay nhiều hơn với số t.iền lớn hơn. Khi Ngân hàng Nhà nước linh hoạt sẽ mở đường cho ngân hàng tiếp tục cho doanh nghiệp vay vốn.
Bên cạnh hỗ trợ lãi suất từ ngân sách, Ngân hàng Nhà nước cũng có thể hỗ trợ giảm thêm lãi suất qua các công cụ lãi suất của chính sách t.iền tệ. Phải phối hợp nhịp nhàng nhuần nhuyễn giữa chính sách tài khóa và t.iền tệ để tăng hiệu quả hỗ trợ nền kinh tế.
Nguồn: Tổng cục Thống kê – Đồ họa: N.KH.
* Có lo ngại gói hỗ trợ có thể gây ra lạm phát, gần đây thêm “giá năng lượng tăng nóng”, càng thêm tâm lý thận trọng khi xây dựng gói phục hồi kinh tế?
– Có tâm lý lo ngại “hỗ trợ quá hóa lạm phát”. Nhiều nước có hiện tượng giá tiêu dùng tăng cao do nhu cầu phục hồi mạnh mẽ cộng thêm giá năng lượng tăng cao. Nhưng ngân hàng trung ương nhiều nước tin rằng lạm phát chỉ là nhất thời, đến đầu năm 2022 sẽ thấp xuống, do vậy không quá lo ngại.
Không có gì được mà không mất, và chẳng có gì mất mà không được. Mục tiêu là khôi phục kinh tế, cần xem xét, nếu cái được nhiều hơn cái mất. Chúng ta mở rộng chính sách tài khóa trong 3 năm, giữa năm 2024 đ.ánh giá lại để điều chỉnh. Tương tự, chúng ta không nới rộng quá mức chính sách t.iền tệ, hoặc hạ chuẩn cho vay, mà chỉ linh hoạt để cứu doanh nghiệp, hỗ trợ đời sống người dân.
Nguồn: Tổng cục Thống kê – Đồ họa: N.KH.
Chính phủ trình không kịp, Quốc hội cũng có thể bàn
Đại biểu Lê Thanh Vân, ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính – ngân sách của Quốc hội, chia sẻ như thế về việc cần bàn và đưa ra gói hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Ông Vân nói: Sau những tác động mạnh mẽ của dịch COVID-19, nền kinh tế bị tổn thương nghiêm trọng, đặc biệt ở những khu vực chịu tác động mạnh.
Dịch bệnh làm phá hủy cơ thể kinh tế, đứt gãy tất cả các chuỗi cung ứng, giá trị. Ở giai đoạn cao điểm, các trung tâm kinh tế như TP.HCM có khoảng 15-20% số doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, rất khó khăn. Do vậy Chính phủ cần có đề án chi tiết về kế hoạch, giải pháp phục hồi kinh tế.
Nếu đề án trình kịp ở kỳ họp sắp tới, Quốc hội có thể dành riêng 1-2 ngày để bàn sâu và đưa ra nghị quyết riêng hoặc một nhóm giải pháp trong nghị quyết chung của kỳ họp. Nếu Chính phủ trình không kịp, Quốc hội có thể tổ chức kỳ họp chuyên đề để bàn về vấn đề này.
Đề án phải đ.ánh giá lại tăng trưởng GDP để định vị lại vị trí, năng lực nền kinh tế hiện nay, từ đó có giải pháp điều chỉnh các chỉ tiêu kinh tế – xã hội. Điều tiên quyết phải có những gói hỗ trợ từ phía Nhà nước, song song với việc điều chỉnh, nới lỏng có kiểm soát chính sách t.iền tệ và chính sách tài khóa thích hợp để mở cửa trở lại nền kinh tế.
Nhà nước đóng vai trò chủ trì để chia sẻ khó khăn doanh nghiệp, người dân bằng việc hỗ trợ lãi suất cho vay giúp các doanh nghiệp, hộ gia đình có nguồn lực khôi phục sản xuất kinh doanh. Cùng với đó có chính sách miễn giảm thuế, phí, đặc biệt các loại phí liên quan đến việc tạo nguồn lực cho doanh nghiệp.
Mặt khác, đề án cũng phải đ.ánh giá lại tác động của đại dịch đối với các nhóm dễ tổn thương như người lao động mất việc làm, giảm thu nhập, những người trụ cột kiếm sống cho cả gia đình ở đô thị nay vì dịch phải về quê trở thành gánh nặng cho gia đình hay vấn đề giải quyết việc làm ở các khu công nghiệp thiếu nguồn lao động khi mở cửa lại… Từ đó Nhà nước chia sẻ và hỗ trợ bảo đảm an sinh xã hội.
Đại dịch vừa qua cũng tác động đến nhận thức, hành vi của các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương và là cơ hội để cải cách thể chế. Trước hết cải cách thể chế tổ chức nhân sự theo hướng tinh giản, tinh gọn, đưa công nghệ quản lý, tích hợp, số hóa dữ liệu thích ứng với điều kiện dịch bệnh để tiết giảm chi phí trung gian, giảm chi phí chi thường xuyên.
Mặt khác, đại dịch cho thấy năng lực nhận thức và năng lực hành vi của một bộ phận cán bộ các cấp chưa đáp ứng yêu cầu, đề án phải phân tích cũng như đưa ra các giải pháp để đổi mới tư duy quản lý, đòi hỏi năng lực, tầm nhìn, tính quyết đoán, sự chịu trách nhiệm và thanh lọc đội ngũ cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu mới.
Doanh nghiệp đang chờ được vay vốn ngân hàng với lãi suất thấp hơn nhờ hỗ trợ lãi suất từ ngân sách – Ảnh: N.PHƯỢNG
Ông Nguyễn Chí Dũng (bộ trưởng Bộ Kế hoạch – đầu tư): Đề án phục hồi kinh tế tập trung vào 4 chương trình
Đề án phục hồi kinh tế 2022 – 2023 đang tham khảo ý kiến nhiều nơi, chưa có dự thảo cuối, sẽ tập trung vào 4 chương trình. Thứ nhất là chương trình mở cửa nền kinh tế đi đôi với kiểm soát dịch bệnh. Chương trình thứ hai là hỗ trợ an sinh xã hội, hỗ trợ lao động – việc làm cho những đối tượng bị tổn thương cần có gói hỗ trợ để ổn định đời sống. Thứ ba là chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, mạch m.áu của nền kinh tế. Chương trình thứ tư là hỗ trợ về đầu tư hạ tầng, kích thích tăng trưởng.
Trong đầu tư công, Bộ Kế hoạch – đầu tư và các bộ ngành đang chọn lựa, đầu tư vào cái nào. Đến nay bộ đang lựa chọn để đầu tư hiệu quả, như các lĩnh vực kích thích tăng trưởng, triển khai được ngay. Còn cụ thể, chính sách cần gì, cân đối thế nào, kiểm soát rủi ro ra sao, bộ đang lấy ý kiến các bộ, ngành. Đến nay bộ đang tổng hợp, chưa có tính toán cụ thể về nguồn lực là bao nhiêu, sau đó sẽ cân nhắc cần làm gì.
Ông Chu Tiến Dũng (chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM): Kỳ vọng Quốc hội ra quyết sách
Trong kỳ họp này, cộng đồng doanh nghiệp TP.HCM kỳ vọng Quốc hội sẽ có những quyết sách hỗ trợ các doanh nghiệp đang rất khó khăn vì dịch bệnh. Đầu tiên là chính sách tài khóa, bao gồm hỗ trợ doanh nghiệp về mặt chính sách thuế như giảm, giãn thuế. Kế đến là nhóm chính sách liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Ngoài ra, việc hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn rất quan trọng, Nhà nước có thể có các chính sách cho ngân hàng để doanh nghiệp tiếp cận vốn với lãi suất điều chỉnh thấp hơn hiện nay hoặc bơm vốn qua việc nới vốn điều lệ của quỹ bảo lãnh tín dụng. Từ đó, quỹ bảo lãnh tín dụng sẽ thực hiện bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Với nhóm doanh nghiệp lớn, phải làm sao hỗ trợ đủ lực để doanh nghiệp bật lên. Còn nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa thì phải hỗ trợ làm sao để họ có thể tồn tại, sớm phục hồi.
Ngoài ra, cần có chính sách để tăng nhu cầu mua sắm, tiêu thụ nội địa vì dịch bệnh ảnh hưởng đến thu nhập, muốn tăng cầu thì phải đẩy mạnh đầu tư công.
Chính sách hỗ trợ không nên cào bằng bởi đại dịch làm cho các doanh nghiệp phía Nam kiệt quệ, nhất là doanh nghiệp TP.HCM. Đây cũng là địa phương đóng góp ngân sách lớn cho quốc gia, do đó cần phải có một giải pháp đặc biệt cho doanh nghiệp TP.HCM để cho doanh nghiệp phục hồi nhanh nhất. Đồng thời, cần tăng tập trung đầu tư công cho TP.HCM thông qua các cơ chế, chính sách riêng để TP có đủ lực phục hồi, vươn lên.
Kỳ vọng Việt Nam chuyển mình thích ứng với đại dịch
Đại diện cộng đồng DN nước ngoài và chuyên gia quốc tế đã gợi ý một số lộ trình và biện pháp để Thủ đô có nới lỏng giãn cách, mở cửa kinh tế; trong bối cảnh các TP lớn trên địa bàn cả nước, trong đó có Thủ đô Hà Nội đang dần chuyển mình để dần thích nghi với đại dịch một cách linh hoạt và an toàn.
Khôi phục kinh tế – nhiệm vụ cấp bách
“Đợt bùng phát dịch lần thứ 4 có vẻ đã qua đỉnh. Chương trình tiêm chủng có tiến triển. Việt Nam có vẻ sẽ chuyển dịch theo một hướng mới. Nền kinh tế sẽ mở cửa trở lại. Đó cũng là điều mà cộng đồng DN mong muốn”- ông Takeo Nakajima – Trưởng Đại diện Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Việt Nam chia sẻ với Kinh tế & Đô thị.
Cộng đồng DN nước ngoài đều nhất trí việc khôi phục kinh tế là nhiệm vụ cấp bách nhất. Dẫn chứng một báo cáo gần đây của Phòng Công nghiệp Thương mại Đức (AHK) tại Việt Nam, ông Marko Walde – Trưởng đại diện cơ quan này cho biết, 67% công ty Đức đang có kế hoạch tìm kiếm các nhà cung cấp mới hoặc bổ sung ở các quốc gia khác, chủ yếu ở châu Á – Thái Bình Dương. Trong khi đó, ông Takeo nhận định, GDP quý III giảm 6,17% là một con số đáng chú ý và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mở cửa nền kinh tế.
“Tỷ lệ tiêm chủng cao không có nghĩa là không có ca nhiễm Covid nào; ngay cả Singapore và Israel cũng đã chứng kiến sự tăng đột biến số ca nhiễm. Nhưng xã hội sẽ an toàn hơn nhiều nếu các biện pháp thích hợp có hiệu lực”- đại diện JETRO Việt Nam dẫn chứng.
Lĩnh vực sản xuất sẽ dẫn dắt sự phục hồi kinh tế nhằm thích ứng với đại dịch Covid-19. Ảnh: Thanh Hải
Trước tình hình đó, các chuyên gia và đại diện cộng đồng DN nước ngoài hoan nghênh Việt Nam đã chuyển mục tiêu “không Covid-19” sang “thích ứng” với Covid-19. Như khẳng định của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Từ tình hình thực tiễn, yêu cầu của phòng, chống dịch và phát triển kinh tế – xã hội, Việt Nam sẽ mở cửa nền kinh tế nhưng phải có lộ trình thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
“Hậu làn sóng thứ tư là bước đi quan trọng để Việt Nam lấy lại uy tín và niềm tin từ các nhà đầu tư quốc tế rằng “Việt Nam là quốc gia an toàn để kinh doanh!” – ông Takeo nhấn mạnh.
Lĩnh vực nào dẫn dắt đà phục hồi?
Theo đại diện JETRO Việt Nam, lĩnh vực sản xuất sẽ là lĩnh vực dẫn dắt sự phục hồi kinh tế nhằm thích ứng với đại dịch, đặc biệt là xuất nhập khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc và Châu Âu. Bên cạnh đó, công nghệ thông tin và kỹ thuật số là những lĩnh vực còn nhiều tiềm năng, đồng thời ít bị ảnh hưởng bởi hạn chế cần giữ đà phát triển. Đầu tư công và xây dựng cũng cần được tiếp tục để duy trì nền kinh tế. Các ngành dịch vụ ăn uống và du lịch có thể chậm chân hơn trong quá trình phục hồi.
“Làm thế nào để mở biên giới cũng là một câu hỏi quan trọng”- ông Takeo Nakajima nói, nhấn mạnh các chuyên gia và kỹ sư, FDI và du lịch quốc tế là những yếu tố quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Việc tăng cường hợp tác với các quốc gia láng giềng, trong đó có Nhật Bản, cũng sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình này. Áp dụng công nghệ số cũng là một giải pháp tiềm năng, ông Takeo gợi ý.
Cũng với tinh thần đó, ông Yee Chung SECK, luật sư điều hành hãng luật Baker McKenzie trong lĩnh vực dược phẩm và chăm sóc sức khỏe khẳng định, đối với các nhà đầu tư, nhà quản lý và chuyên gia nước ngoài, các thủ tục xuất nhập cảnh nên được nới lỏng thông qua việc cung cấp chứng nhận tiêm chủng và xét nghiệm âm tính. Đối với công dân nước ngoài đang làm việc và sinh sống tại Việt Nam, việc gia hạn lưu trú và giấy phép lao động sẽ dễ dàng hơn. Du lịch và hàng không là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Những khách du lịch tới Việt Nam có thể bị giới hạn ở một số khu vực hoặc tỉnh nhất định ở giai đoạn đầu, và vẫn cần tuân thủ quy định tiêm phòng và có kết quả xét nghiệm âm tính, chịu giám sát nghiêm ngặt xung quanh việc di chuyển. Đó là những chia sẻ chân tình của nhiều DN đầu tư nước ngoài mà Kinh tế & Đô thị ghi nhận được.