Trái cây thường chứa nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất… rất tốt cho cơ thể nhưng bạn nên lựa chọn đúng thời điểm để ăn sẽ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Tăng nguy cơ tiểu đường
Một người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường hoặc suy yếu dung nạp glucose nếu mức đường trong m.áu nằm trong khoảng 100- 125 mg / dL vào buổi sáng trước khi ăn sáng.
Chẩn đoán t.iền tiểu đường có thể đóng vai trò là một cảnh báo để chuyển sang chế độ ăn uống lành mạnh hơn.
Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường có thể không được dùng thuốc vào thời điểm này để giảm lượng đường trong m.áu và trái cây chứa nhiều carbohydrate có thể đẩy mức đường trong m.áu sau bữa ăn sáng của họ rất cao.
Độ axit cao gây bệnh dạ dày
Khi mới ngủ dậy dạ dày của một người thường hoàn toàn trống rỗng nên nếu bạn sử dụng hoa quả trái cây vào thời điểm này sẽ khiến cho thành phần axit cao, ăn một số loại trái cây khi bụng đói có thể gây đau đớn.
Bài Viết Liên Quan
- 6 loại đồ uống giúp giải rượu, giảm nồng độ cồn hiệu quả
- Những ‘đại kỵ’ khi ăn thịt bò, hại khủng khiếp không phải ai cũng biết
- Cuộc đua nghiên cứu thuốc mới chữa Covid-19
Ảnh minh họa
Các loại hoa quả trái cây có tính axit cao bao gồm cam, chanh, khế, me và bưởi. Một số loại quả mọng cũng có thể có nhiều axit và gây ra các vấn đề về dạ dày khi ăn một mình hoặc với các thực phẩm khác vào buổi sáng cho bữa sáng.
Thời gian nên sử dụng hoa quả
Ăn trái cây giữa các bữa ăn: Với các loại trái cây thì nên ăn trong khoảng cách bữa ăn chính sẽ giúp kích thích tiết nhiều enzym và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Trong thành phần của trái cây có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể hiệu quả hơn với lượng chất xơ và đường đơn dồi dào. Bạn nên ăn trái cây trước hoặc sau 30 phút giữa những bữa ăn.
Ăn trái cây trước và sau khi tập luyện: Khi bạn muốn bổ sung năng lượng cho cơ thể của mình thì cẩn sử dụng hoa quả đúng thời điểm để chất điện giải và năng lượng cần thiết để giúp bạn thực hiện bài tập vất vả.
Khi bạn sử dụng trái cây sẽ giúp bù đắp lại nguồn năng lượng tiêu hao và giúp bạn giảm đi sự mệt mỏi. Bạn có thể bổ sung các loại trái cây có nhiều chất xơ tự nhiên như chuối, xoài, nho, cam quýt, dứa, lựu và lê sẽ rất tốt cho sức đề kháng của cơ thể.
Theo Min Min/Khỏe & Đẹp
Những nguyên nhân gây bệnh thiếu m.áu
Thiếu m.áu là chứng bệnh do thiếu các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Không có hồng cầu, m.áu không thể đưa oxy đến các cơ quan và mô của cơ thể.
Xuất huyết trong: Xuất huyết trong do chấn thương hoặc do bệnh dạ dày ruột có thể gây thiếu m.áu. Các bệnh như viêm loét dạ dày, trĩ, ung thư, hoặc vật thể lạ trong cơ thể, nếu không điều trị kịp thời cũng có thể gây thiếu m.áu.
Các loại thuốc: Nhiều người sử dụng thuốc giảm đau để đối phó với các cơn đau đầu, đau cơ. Tuy nhiên, sử dụng các loại thuốc này trong thời gian dài có thể tổn thương thành dạ dày, làm tăng nguy cơ xuất huyết trong dẫn đến thiếu m.áu.
K.inh n.guyệt và sinh nở: Ở một số phụ nữ, k.inh n.guyệt, thai kì và sinh nở có thể gây thiếu m.áu. K.inh n.guyệt quá nhiều có thể gây giảm hồng cầu trong thời gian ngắn. Thai nhi cũng có thể làm giảm lượng sắt dự trữ của người mẹ. Ra m.áu nhiều trong khi sinh nở cũng có thể tác động xấu đến lượng hồng cầu.
Thiếu sắt: Thiếu m.áu do thiếu sắt là dạng thiếu m.áu phổ biến nhất. Bạn có thể bổ sung sắt bằng cách bổ sung rau xanh, các loại thịt giàu sắt, hoặc sử dụng viên bổ sung sắt. Chất sắt từ nguồn động vật dễ hấp thu hơn sắt từ nguồn thực vật.
Thiếu vitamin: Thiếu vitamin B12 có thể gây thiếu m.áu ác tính – một bệnh tự miễn. Bệnh này thường do chế độ ăn thiếu vitamin B, hoặc do cơ thể mắc các bệnh về tiêu hóa dẫn đến không thể hấp thu các vitamin từ thực phẩm.
Bệnh thận mãn tính: Những người mắc bệnh thận thường bị thiếu m.áu do thận bị tổn thương không sản sinh đủ hormone erythropoietin. Đây là hormone thúc đẩy tủy xương sản sinh hồng cầu, do đó thiếu erythropoietin có thể gây thiếu m.áu. Dạng thiếu m.áu này thường dẫn đến các biến chứng tim và cơ bắp.
Các bệnh khác: Các bệnh ảnh hưởng đến sự sản sinh hồng cầu bao gồm tiểu đường, HIV/AIDS, lupus và các dạng nhiễm khuẩn khác. Các bệnh do viêm như viêm khớp cũng có thể gây thiếu m.áu./.
CTV Ngọc Diệp/VOV.VN (biên dịch)
Facty