Vì sao cần xem xét kỹ hiệu lực bảo vệ của vaccine trước khi phê duyệt?

Thử nghiệm lâm sàng trên người chỉ là một giai đoạn nhỏ trong quá trình phát triển, sản xuất vaccine. Trong đó, hiệu lực bảo vệ quyết định vaccine có được phê duyệt hay không.

Phê duyệt bất kỳ vaccine nào cũng là bước quan trọng. Bởi nó sẽ quyết định vaccine đó đã đạt yêu cầu về tính an toàn, hiệu lực bảo vệ và tính sinh miễn dịch hay chưa. Nếu vội vàng phê duyệt, ảnh hưởng tiêu cực của vaccine sẽ rất lớn. Và thế giới đã từng chứng kiến điều này.

Từ sự cố ngoài ý muốn đến thảm họa sinh học tồi tệ nhất lịch sử nước Mỹ

Ngày 30/8/1954, nhà khoa học E.Eddy của Viện Y tế Quốc gia Mỹ kiểm tra lô vaccine bại liệt mới. Đây được xem là lô vaccine ngừa bại liệt đầu tiên của Mỹ cho t.rẻ e.m, do Jonas Salk sản xuất. Chính vì thế, nó được ngợi ca rất nhiều, kỳ vọng là “thần hộ mệnh” cứu hàng triệu t.rẻ e.m khỏi bị bại liệt, t.ử v.ong.

Theo Washington Post, khi kiểm tra một mẫu từ Phòng thí nghiệm Cutter ở Berkeley, California, Mỹ, bà nhận thấy loại vaccine được thiết kế thay vì chứa virus bất hoạt, nó chứa virus sống, vẫn còn khả năng lây nhiễm. Nhà khoa học biết có gì đó không đúng và nói với một người bạn: “Sẽ có một thảm họa”.

Giám đốc Trung tâm Giáo dục về Vaccine của Bệnh viện Nhi Philadelphia, Paul A. Offit, tiết lộ bất chấp những cảnh báo của bà Eddy, vaccine bại liệt vẫn được đưa vào sử dụng. Theo Reuters, ngày 12/4/1955, Chính phủ Mỹ đã cấp phép vaccine đầu tiên ngừa bệnh bại liệt ở t.rẻ e.m. Ngay lập tức, vaccine này “cháy hàng”, bị nâng giá chóng mặt.

vi sao can xem xet ky hieu luc bao ve cua vaccine truoc khi phe duyet 269 6042211

Lọ vaccine bại liệt do phòng thí nghiệm Cutter sản xuất năm 1955. Ảnh: AP.

Ước tính trong một năm, khoảng 120.000 t.rẻ e.m đã được tiêm vaccine của Cutter. Nhưng đây cũng là lúc bi kịch ập đến. Khoảng 40.000 trẻ mắc bại liệt mặc dù đã tiêm vaccine, triệu chứng gồm sốt, đau họng, nhức đầu, buồn nôn, đau cơ.

Số ca mắc nhanh chóng lan tăng lên tạo thành một đợt bùng phát dịch bại liệt trên khắp nước Mỹ. Các nhà điều tra xác định vaccine đã bị nhiễm virus bại liệt còn sống từ phòng thí nghiệm Cutter.

Năm 2005, ông Offit viết cuốn sách về sự cố này và đ.ánh giá đây là “thảm họa sinh học tồi tệ nhất lịch sử nước Mỹ – dịch bệnh bại liệt do chính con người tạo ra”. Vị chuyên gia nhấn mạnh sức tàn phá của đợt dịch thậm chí chỉ đứng sau bom nguyên tử – thứ người Mỹ sợ hãi nhất.

Kinh nghiệm xương m.áu từ quá khứ đã khiến các quy trình phê duyệt tại tất cả quốc gia và tài liệu của WHO đều rất nghiêm ngặt. Việc phê duyệt vaccine được xem xét dựa trên những dữ liệu khoa học và thận trọng. Do đó, quyết định phê duyệt hay không phải căn cứ trên những báo cáo lâm sàng cả 3 pha.

vi sao can xem xet ky hieu luc bao ve cua vaccine truoc khi phe duyet 131 6042211

Các giai đoạn phát triển của vaccine.

Trong đó, pha 3 của giai đoạn II (nghiên cứu lâm sàng trên người) cần số lượng mẫu lên tới vài nghìn đến vài chục nghìn người tiêm thử. Giai đoạn II cũng đ.ánh giá hiệu lực của vaccine – yếu tố quan trọng nhất.

Nhà nghiên cứu đ.ánh giá dựa trên 3 tiêu chí: Vaccine có ngừa được bệnh, ngừa lây nhiễm mầm bệnh, sản sinh kháng thể hoặc các loại phản ứng miễn dịch khác liên quan đến mầm bệnh không.

Do tính cấp thiết của đại dịch, vaccine Covid-19 đã được rút ngắn nhiều giai đoạn. Thay vì tốn 5-10 năm hoặc hơn, nhiều vaccine như Pfizer, AstraZeneca, Sputnik V hay Moderna mất 1-2 năm. Nguyên nhân là nhà sản xuất dựa trên các công thức đã có sẵn để phát triển, giảm bớt thời gian nghiên cứu.

Vì sao hiệu lực của vaccine là yếu tố quan trọng nhất?

Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khi xem xét vaccine Covid-19 hay bất kỳ vaccine nào khác, chúng ta cần xác định hiệu lực và hiệu quả bảo vệ của nó.

WHO nhấn mạnh chỉ có kết quả thử nghiệm lâm sàng, đặc biệt ở pha 3, mới là yếu tố quyết định để đ.ánh giá vaccine có “hiệu lực bảo vệ”, làm giảm nguy cơ mắc Covid-19 hoặc giảm nhẹ tình trạng bệnh hay không. Với vaccine Covid-19, tại thời điểm hiện tại WHO yêu cầu tất cả phải được đ.ánh giá cả “tính sinh miễn dịch” và “hiệu lực bảo vệ”.

Tất cả vaccine Covid-19 được WHO phê duyệt trong danh sách sử dụng khẩn cấp đều phải được thông qua các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên. Đây là khâu để chuyên gia WHO kiểm tra chất lượng, độ an toàn, hiệu lực vaccine.

Để được phê duyệt, vaccine bắt buộc phải có tỷ lệ hiệu lực cao, tối thiểu 50% trở lên. Sau khi được phê duyệt, chúng vẫn tiếp tục được theo dõi để đảm bảo tính an toàn, hiệu lực liên tục.

Hiệu lực của vaccine được đo lường trong thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát và dựa trên số người đã tiêm phát triển “kết quả quan tâm” (thường là tỷ lệ mắc bệnh) so với nhóm dùng giả dược. Sau khi nghiên cứu hoàn tất, số tình nguyện viên mắc bệnh trong mỗi nhóm sẽ được so sánh, tính toán nguy cơ khi họ tiêm hoặc không tiêm vaccine.

vi sao can xem xet ky hieu luc bao ve cua vaccine truoc khi phe duyet 965 6042211

WHO phân biệt hiệu lực và hiệu quả của vaccine. Việt hóa: Thiên Nhan.

Kết quả này được gọi là hiệu lực của vaccine – thước đo mức độ giảm nguy cơ mắc bệnh. Vaccine có hiệu lực càng cao, số lượng người trong nhóm được tiêm bị bệnh sẽ thấp hơn rất nhiều so với nhóm dùng giả dược.

Ví dụ, vaccine Covid-19 được chứng minh hiệu lực 80% đồng nghĩa những người được tiêm ở thử nghiệm lâm sàng có nguy cơ phát triển/mắc bệnh thấp hơn 80% so với nhóm dùng giả dược. Con số 20% không có nghĩa 20% nhóm được tiêm vaccine sẽ mắc Covid-19.

Yêu cầu về số lượng người đ.ánh giá hiệu lực cũng cần đủ lớn. Như trong quy định của WHO, đ.ánh giá bước này ở pha 3 giai đoạn 2, số mẫu lên tới vài nghìn đến vài chục nghìn người.

Trong khi đó, hiệu quả của vaccine là thuật ngữ dùng để đo trong thế giới thực. Các thử nghiệm lâm sàng có nhiều nhóm người, độ t.uổi rộng, giới tính, dân tộc khác nhau và tình trạng sức khỏe đều được theo dõi. Nhưng nó không thể đại diện cho toàn bộ dân số.

WHO nhấn mạnh hiệu quả trong thế giới thực có thể khác với những gì được đo lường trong các cuộc thử nghiệm. Bởi không ai có thể dự đoán chính xác mức độ sinh kháng thể với một nhóm dân số lớn, thay đổi ra sao trước tình hình dịch bệnh.

Không có vaccine nào hiệu quả 100%. Vaccine Covid-19 cũng vậy. Tỷ lệ nhỏ người không được bảo vệ sau khi tiêm vaccine, kháng thể mất dần theo thời gian cũng là điều chúng ta không thể lường trước. Chưa kể, hiệu quả của vaccine còn phụ thuộc khả năng miễn dịch của từng người.

Do đó, vaccine mang lại giá trị đến đâu, chúng ta vẫn cần thế giới thực trả lời. Cùng lúc đó, các biện pháp phòng dịch vẫn phải thực hiện nghiêm ngặt để tránh lây nhiễm.

Có cần tiêm lại từ đầu nếu muộn liều vaccine Covid-19 thứ 2?

Tôi đã tiêm liều một vaccine Aztrazeneca, vì lý do cá nhân hiện bị trễ lịch tiêm liều hai, như vậy tôi có phải tiêm lại từ đầu không? (Phương, 24 t.uổi, TP HCM)

Trả lời:

Đa số vaccine ngừa Covid-19 hiện nay đều cần hai liều tiêm để đạt được miễn dịch đầy đủ. Khoảng cách giữa hai liều có thể khác nhau tùy từng loại vaccine. Đối với vaccine AztraZeneca, thời gian khuyến cáo giữa hai liều tiêm trong khoảng 8-12 tuần.

Các nghiên cứu cho thấy khoảng thời gian giữa hai liều tiêm vaccine AstraZeneca có ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine. Khoảng cách này nên là từ 8 tuần trở lên để có thể phát huy tối đa hiệu quả vaccine.

Tuy vậy, khoảng thời gian giữa hai liều tiêm vaccine từ khuyến cáo của nhà sản xuất cho đến thực tế cũng có một số thay đổi. Ví dụ, Bộ Y tế Australia khuyến cáo hai mũi tiêm vaccine Astrazeneca cách nhau khoảng 12 tuần trong bối cảnh thông thường, nhưng trong hoàn cảnh dịch bùng phát, có thể rút ngắn xuống 4-8 tuần.

Ngược lại, thời điểm tiêm mũi thứ hai có thể kéo dài hơn do không thể tuân thủ lịch tiêm hoặc do không đủ nguồn vaccine như ở Canada khuyến cáo thì có thể kéo dài khoảng cách giữa hai mũi tiêm đến 16 tuần.

Sau khi tiêm liều đầu tiên 14 ngày và trước khi tiêm liều hai, hiệu quả của vaccine trong ngăn ngừa nhiễm nCoV có triệu chứng đạt từ 52 đến hơn 70%. Như vậy, người được tiêm một liều vaccine vẫn được bảo vệ một phần. Hiện chưa có dữ liệu nghiên cứu hiệu quả của vaccine nếu thời gian tiêm liều hai bị trì hoãn lâu hơn khoảng thời gian khuyến cáo.

Với vaccine mRNA như Pfizer và Moderna, nếu không thể tuân thủ lịch tiêm giữa hai liều thì có thể hoãn liều thứ hai tối đa đến 42 ngày sau khi tiêm liều thứ nhất. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Mỹ (CDC) không khuyến cáo tiêm lại từ đầu nếu không thể thực hiện được liều tiêm thứ hai.

co can tiem lai tu dau neu muon lieu vaccine covid 19 thu 2 48a 5905186

Nhân viên y tế tiêm vaccine Covid-19 cho một người dân ở TP HCM. Ảnh: Hữu Khoa

Tiến sĩ Nguyễn Thị Cẩm Bình
Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock tại Việt Nam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *