Video ghi lại cho thấy, hàng chục con giun nhỏ màu đen đã được lấy ra khỏi mắt một phụ nữ ở Cao Bằng.
Tờ Dailymail của Anh mới đây đăng tải đoạn video ghi lại cảnh gắp giun khỏi mắt một phụ nữ giấu tên tại Cao Bằng.
Người phụ nữ trung niên đến một phòng khám địa phương để thăm khám do thấy mắt cộm, ngứa, đỏ và đau.
Khi kiểm tra kĩ, bác sĩ phát hiện trong mắt bệnh nhân có rất nhiều sinh vật nhỏ màu đen đang di chuyển.
Bài Viết Liên Quan
- Tán sỏi thận bằng ống nội soi mềm
- Không những mang lại vóc dáng đẹp, giảm cân còn có 8 lợi ích bất ngờ cho sức khỏe
- Rửa bình sữa theo cách này chẳng khác nào cho trẻ uống “sữa độc”, các mẹ cần lưu ý
Những con giun nhỏ được lấy ra khỏi mắt bệnh nhân
Để loại bỏ, bác sĩ dùng que mềm “bắt” từng con giun bỏ vào bát. Lần lượt hơn chục con giun nhỏ màu đen được lấy ra, con lớn nhất có kích thước khoảng 5 cm. Khi lấy ra, những con giun này vẫn ngoe nguẩy trong bát.
Người phụ nữ Cao Bằng cho biết, bà thường xuyên tắm và giặt giũ ở suối, đây có thể là nguyên nhân khiến giun chui vào mắt mà không hay biết.
Các giống giun tròn, giun đũa chó mèo thường có trong phân chó mèo, ấu trùng các loài giun này thường xâm nhập vào cơ thể người qua đường ăn uống hoặc tắm rửa tại những nguồn nước không đảm bảo vệ sinh như sông, hồ, ao suối.
Những con giun được lấy ra vẫn ngoe nguẩy trong bát
Ấu trùng giun có thể ký sinh trong nhiều bộ phận cơ thể, xâm nhập lên mắt và phát triển thành giun ở túi kết mạc. Giun ở trong mắt sẽ gây viêm và chảy nước mắt, cộm ngứa. Trường hợp nhiễm khuẩn nặng sẽ khiến bệnh nhân sợ ánh sáng, viêm kết mạc, thậm chí có thể mù loà nếu không xử lý kịp thời.
Giới khoa học hiện đã biết tới hơn 15.000 loài giun tròn khác nhau. Trong khi một số loài chỉ rõ thấy dưới kính hiển vi, số khác có thể đạt tới chiều dài 2 m.
Để tránh nhiễm các loại giun sán nói chung, cần đảm bảo ăn chín, uống sôi, vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn, không tắm ở ao hồ.
M.Anh
Theo Dailymail/vietnamnet
Từ vụ mổ cấp cứu lấy búi giun 100 con trong bụng bệnh nhân 11 t.uổi, cha mẹ cần làm ngay những việc này kẻo sau lại hối tiếc
Không chỉ bệnh nhi 11 t.uổi phải nhập viện do búi giun khoảng 100 con ngoe nguẩy trong ổ bụng gây tắc ruột mà còn có nhiều trường hợp giun đục thủng ruột, giun chui lên mắt khiến bệnh nhân phải nhập viện trong tình trạng khẩn cấp.
Trung tâm Y tế huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhi 11 t.uổi, trú tại Sơn Dương, Tuyên Quang trong tình trạng còi cọc, suy dinh dưỡng, đau bụng vùng hố chậu phải và vùng dưới kèm buồn nôn, nôn khan.
Kết quả chụp X-quang thấy nhiều hình cản quang dạng ống khu trú hố chậu phải và vùng bụng dưới. Siêu âm thấy hình ảnh giun ký sinh trong các quai ruột. Bác sĩ kết luận bệnh nhi bị tắc ruột do búi giun.
Búi giun khoảng 100 con được gắp ra từ bụng bệnh nhi 11 t.uổi.
Trước đó, một bệnh nhi 2 t.uổi trú tại tỉnh Sơn La đã đến Bệnh viện Sanh Pôn (Hà Nội) khám mắt, nhưng sau khi khám mắt, bé bị đau bụng và được phẫu thuật cấp cứu do bị giun đục thủng ruột thừa.
Khi mở ổ bụng, các bác sỹ thấy ruột thừa của bé đã bị giun đũa đục thủng, làm tràn dịch ra ổ bụng gây tình trạng nhiễm độc. Các bác sỹ đã cắt bỏ ruột thừa, làm vệ sinh ổ bụng và điều trị cho bé.
Giun có thể chui lên mắt gây viêm giác mặc, thậm chí làm mù mắt.
Nghiêm trọng hơn, một bệnh nhi 2 t.uổi ở TP Vinh, Nghệ An vào cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức trong tình trạng viêm phúc mạc, n.hiễm t.rùng, nhiễm độc, thủng đoạn cuối hồi tràng và manh tràng do nhiễm ấu trùng giun tròn từ chó mèo.
Trước đó 6 tháng, bệnh nhân đã có những biểu hiện sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, gia đình đã cho bệnh nhân đi khám và điều trị tại nhiều bệnh viện khác. Các bác sĩ đều nghĩ đến lao vì bé sốt dai dẳng, kéo dài. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm của bệnh nhi là âm tính lao.
Tại BV Việt Đức, các bác sĩ phát hiện hình ảnh sốc, khi chỉ trên 1 đoạn ruột dài 30cm có khoảng 50 lỗ thủng. Khi tiến hành cắt đoạn ruột bị thủng là đoạn cuối hồi tràng dài khoảng 30 cm có 50 lỗ thủng, đường kích 0,5-1cm.
Bệnh nhân đã phải phẫu thuật cắt đoạn hồi manh tràng đưa 2 đoạn ruột ra ngoài làm h.ậu m.ôn nhân tạo.
Theo bác sỹ Nguyễn Minh Sơn, t.rẻ e.m là đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất do thói quen đùa nghịch với đất cát, mà đất cát lại là nơi phát tán trứng giun do đặc tính phóng uế bừa bãi của chó, mèo.
Ca phẫu thuật gắp giun trong bụng bệnh nhân.
Loại giun t.rẻ e.m dễ bị nhiễm gồm các loại giun đũa, giun kim, giun móc, giun tóc. Lý do là trẻ nhỏ rất hiếu động, thích khám phá mọi thứ xung quanh mình, thường hay chơi đùa, đi chân đất, bò lê trên sàn nhà, lại hay mút tay, nhặt thức ăn rơi vãi dưới đất. Tất cả những điều này đã tạo một cơ hội vô cùng thuận lợi cho các loại giun xâm nhập vào cơ thể của trẻ.
Khi đã vào được cơ thể trẻ, giun sẽ tranh giành những chất dinh dưỡng của trẻ, lâu dần làm cho trẻ xanh xao, chậm tăng trưởng thể chất, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ.
Một số loại giun có thể gây ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập. Trong vài tình huống nguy hiểm hơn, giun có thể gây ra những biến chứng như giun chui ống mật, giun chui ống tụy, tắc ruột, viêm nhiễm tiết niệu – s.inh d.ục gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, việc tẩy giun định kỳ cho trẻ là việc làm hết sức cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
Thuốc tẩy giun là một loại thuốc dễ sử dụng và tương đối an toàn. Trẻ cần bắt đầu tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng một lần khi được 1 t.uổi trở lên.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thuốc tẩy giun để cha mẹ có thể lựa chọn sử dụng cho trẻ, trong đó một số thuốc được sản xuất với tiêu chí giúp trẻ dễ uống nên có vị ngọt và thơm, t.iêu d.iệt các loại giun thường gặp như giun đũa, giun kim, giun móc, giun tóc.
Khi uống thuốc tẩy giun, trẻ không cần nhịn đói hay ăn kiêng, cũng không phải dùng thuốc xổ. Một số phản ứng phụ ít gặp sau khi dùng thuốc là trẻ có thể đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy thoáng qua, những triệu chứng này thường nhẹ và sẽ tự khỏi. Một số rất ít trường hợp trẻ có thể có phản ứng dị ứng với thuốc như phát ban, ngứa, nổi mề đay. Khi đó, nên đưa bé đi khám để được bác sĩ tư vấn cách xử lý phù hợp.
Minh Châu
Theo giadinh.net