Anh thợ sơn là F0 giúp vợ bầu ‘đ.ánh bại’ Covid-19 với 12 ngày điều trị tại nhà

Nhận được tin cả 2 vợ chồng dương tính với SARS-CoV-2, đêm đó, anh Tuấn thức trắng. Bên cạnh anh là người vợ mang thai ở tuần 34.

Chồng chở vợ bầu đi khắp nơi xin nhập viện

Mặc dù được cảnh báo bởi một cơn sốt cao với người vợ vào chiều 4/9 nhưng gia đình anh Nguyễn Công Tuấn (SN 1992, ở Thuận giao, Thị xã Thuận An, Bình Dương) vẫn không nghĩ họ bị nhiễm SARS-CoV-2.

“Thảo, vợ tôi, bắt đầu sốt từ chiều. Đến đêm, nhiệt độ tăng dần, 4h sáng, cơn sốt vẫn chưa dứt”, anh kể.

Do vợ mang thai nên anh Tuấn lo lắng, không để chị uống thuốc hạ sốt. Anh chăm sóc vợ bằng cách chườm khăn lạnh và lau mát giảm nhiệt. “Sau đó, tôi tìm hiểu thấy phụ nữ mang thai 34 tuần có thể uống hạ sốt nên tôi lấy cho vợ uống”.

anh tho son la f0 giup vo bau danh bai covid 19 voi 12 ngay dieu tri tai nha 0de 6045321

Anh Nguyễn Công Tuấn

Họ vẫn chỉ nghĩ chị bị cảm cúm thông thường bởi chiều đó chị Thảo tắm muộn. Sang ngày 5/9, khi cơn sốt vừa dứt, chị Thảo chuyển sang ho. Đến sáng 6/9, cơn ho không dứt, họ lờ mờ nghĩ đến việc có thể đã mắc Covid-19. Lúc này, ở nhiều dãy trọ xung quanh nơi họ sống cũng đã xuất hiện không ít ca F0.

Hai vợ chồng đến một phòng khám tư để thực hiện test nhanh. Kết quả cả 2 người dương tính với SARS-CoV-2 khiến anh Tuấn như c.hết lặng. “Tôi vô cùng lo lắng. Bản thân mình mắc sẽ cố để vượt qua nhưng nhìn sang vợ, với cái thai đã ở tuần 34, tôi không thể bình tĩnh”, anh nói.

Bác sĩ phòng khám tư vấn cho vợ chồng anh liên hệ với y tế để được nhập viện. Nhưng do quá tải nên mọi cố gắng kết nối của anh đều không có kết quả.

Tối đó, nhìn vợ ngủ say bên cạnh, anh Tuấn càng lo thắt lòng. Anh nhắm mắt nhưng không thể ngủ nổi. Vợ anh sức khỏe yếu, gầy gò (chỉ nặng 39kg) nên khi chị mang bầu, anh rất lo ngại. Hiện, chị lại mắc Covid-19 – nhiều nguy cơ. Cứ như vậy, anh thức trắng đêm.

Sáng 7/9, người đàn ông sinh năm 1992 chuẩn bị đồ đạc. Xác định có thể vợ sẽ sinh trong viện nên anh chuẩn bị hết đồ sơ sinh cho mẹ và bé. Sau đó, anh chở vợ vào viện.

“Trong nỗi lo lắng, tôi chở vợ đến 5, 6 bệnh viện. Quá trình đi, cả 2 vợ chồng cố gắng không tiếp xúc ai. Lúc đến cổng viện, chúng tôi chỉ đứng từ xa hỏi bảo vệ. Họ không cho nhập viện, tôi lại đưa vợ đến nơi khác. Cứ như thế, suốt 2 tiếng, không có kết quả, chúng tôi phải quay về”.

Khi được một người quen là bác sĩ động viên rằng vợ anh triệu chứng nhẹ và bệnh viện quá tải, hai vợ chồng có thể cách ly, điều trị tại nhà, anh Tuấn mới an tâm hơn. Anh cũng được khuyến cáo, điều quan trọng nhất là phải theo dõi diễn biến sức khỏe.

“3 ngày đầu tiên sau khi biết tin dương tính là những ngày then chốt. Ngày đầu mới nhận tin, dù sốc, hoang mang nhưng tôi phải bình tĩnh. Ngày 2, tôi tìm cách để giải quyết vấn đề. Tôi gọi điện khắp nơi và đến nhiều viện để cho vợ nhập viện. Khi không thể vào viện, chúng tôi xác định ở nhà điều trị.

Ngày thứ 3, chúng tôi chuẩn bị cho cuộc chiến bằng cách đọc rất nhiều tài liệu, hỏi nhiều người để rút ra kiến thức cần thiết. Khi có kiến thức, hiểu biết, nỗi lo sợ mới phai dần”, anh nói.

Hành trình chống lại Covid-19 để con được chào đời

Anh Tuấn nói, điều anh chú trọng chính là chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tinh thần thoải mái và vận động thường xuyên.

Sau khi hết sốt, chị Thảo chuyển sang bị đau họng và ho dai dẳng. Sau đó, chị tiếp tục có dấu hiệu bị mất khứu giác. Triệu chứng này kéo dài trong 9, 10 ngày. Do mất khứu giác, người mệt mỏi nên chị ăn không ngon. Lúc này, anh Tuấn phải tìm mọi cách để động viên vợ. May mắn đối diện phòng trọ của họ là phòng trọ của mẹ vợ. Hàng ngày, bà nấu ăn, sau đó mang sang để trước cửa phòng trọ cho các con.

Theo khuyến cáo của bác sĩ, họ uống tối thiểu 2 lít nước/ngày. “Hôm nào uống thiếu nước, tôi cảm thấy cơ thể mệt hơn”, anh khẳng định.

anh tho son la f0 giup vo bau danh bai covid 19 voi 12 ngay dieu tri tai nha 952 6045321

Chị Nguyễn Thị Thảo và con trai

Do giãn cách, không thể ra ngoài, anh nhờ người lân cận mua đồ. “Vợ mang bầu thèm ăn bánh trái, đồ ngọt nhưng không thể ra ngoài để mua. Tôi xoay đủ cách để đảm bảo sữa bầu, các thức ăn cần thiết cho mẹ và thai nhi phát triển”, anh kể.

Buổi sáng, họ xông và súc miệng, rồi dành thời gian tập thể dục, vận động. Anh cố gắng nấu ăn, giặt giũ… để vợ có thời gian nghỉ ngơi. Anh cũng không cho vợ đọc các tin tức tiêu cực liên quan đến Covid-19 để tinh thần thoải mái, lạc quan.

Anh Tuấn cũng thường xuyên dọn vệ sinh, khử khuẩn nhà cửa, khu vực phòng vệ sinh.

Nếu như vợ xuất hiện nhiều triệu chứng rõ rệt, anh Tuấn lại chỉ sốt nhẹ và cơ thể mệt mỏi. “Đặc biệt có những hôm, cổ họng tôi đau nhức khi ăn, uống cảm giác như có kim đ.âm trong cổ. Nhưng do quá lo và chăm sóc vợ nên tôi cũng không quá để tâm đến triệu chứng của mình”, anh nói.

Sau 6 ngày từ khi biết kết quả, 2 vợ chồng cảm thấy sức khỏe tốt hơn. Họ không còn đau họng, chỉ ho nhẹ. Tuy nhiên đến ngày 14, cơn mệt mỏi lại quay trở lại. Anh Tuấn còn bị mất ngủ. Đến ngày 16, họ tự mua bộ kit test nhanh và có kết quả âm tính. Dù vậy, do hội chứng “hậu Covid”, họ vẫn cảm thấy mệt mỏi.

Ngày 21/8, chị Thảo xuất hiện những cơn đau bụng. Do là con đầu lòng, nên các triệu chứng khác lạ đều khiến hai vợ chồng lo lắng. Anh Tuấn liên hệ và chụp hình ảnh xét nghiệm âm tính gửi phòng khám để được đăng ký đến khám. Đến phòng siêu âm, họ thở phào khi được bác sĩ trấn an thai nhi ở tuần 37, phát triển bình thường, nước ối đầy đủ.

anh tho son la f0 giup vo bau danh bai covid 19 voi 12 ngay dieu tri tai nha 843 6045321

Em bé chào đời ngày 5/9 trong cảm xúc như vỡ òa của vợ chồng anh Tuấn.

Đến ngày 4/9, khu vực anh Tuấn sinh sống có chiến dịch xét nghiệm diện rộng để bóc tách F0. Ở lần xét nghiệm thứ 2 này, vợ chồng anh Tuấn tiếp tục có kết quả âm tính.

1 tháng sau khi phát hiện và khỏi Covid-19, vợ chồng anh Tuấn hồi hộp chào đón con ra đời. Sinh con trong những ngày dịch diễn biến phức tạp là kỷ niệm khó quên đối với vợ chồng anh.

Ngày 4/9, chị Thảo có ra huyết hồng. Được người thân và bác sĩ dự đoán có thể tối hoặc sáng hôm sau sẽ chuyển dạ nên họ chuẩn bị tinh thần để vào viện.

2h30 những cơn đau bụng xuất hiện, anh Tuấn đưa vợ đến Bệnh viện phụ sản Bình Dương. Sinh con những ngày dịch bệnh nên chỉ mình anh được vào chăm vợ. B.é t.rai 2kg7 chào đời sau 1 ngày vợ trở dạ khiến ông bố trẻ không khỏi xúc động. “Cảm giác đó không thể nói thành lời”, anh nhớ lại.

Anh Tuấn và chị Thảo quê ở An Giang. Hơn 4 năm trước, họ đến Thuận An, Bình Dương để lập nghiệp. Chị là công nhân, anh là một thợ sơn.

Anh thừa nhận, đây là lần đầu tiên họ trải qua những ngày tháng khó khăn đến vậy. “Vốn liếng tích lũy mấy năm trờisau 1 tháng hết sạch. Trong đó, t.iền điện thoại tăng đột biến do gọi nhiều để hỏi thông tin”, anh cười chia sẻ.

Tuy nhiên vợ an toàn và gia đình đón chào thành viên mới khiến anh không nén nổi nỗi vui mừng. “Trước đây, mất ngủ vì lo vợ mắc Covid-19 nay mất ngủ vì chăm con nhỏ”, anh hồ hởi khoe.

F0 điều trị tại nhà: Người nằng nặc đòi đi bệnh viện, người quả quyết không

Vì tâm lý hoang mang, nhiều F0 điều trị tại nhà cứ một mực đòi được đi bệnh viện, lại có những người dù chuyển nặng nhưng vẫn quả quyết không chịu đi vì cho rằng: “Tôi khỏe mà”.

f0 dieu tri tai nha nguoi nang nac doi di benh vien nguoi qua quyet khong d23 6018034

Tiếp tế Ôxy tận nhà cho F0 điều trị tại nhà. Ảnh L.N

Nửa đêm 1 hay 2 giờ sáng, F0 gọi điện cho bác sĩ cầu cứu: “Bác sĩ ơi cứu tôi với, cho tôi đi bệnh viện chứ tôi nặng lắm rồi”, nhưng khi kiểm tra tất cả các chỉ số thì đều bình thường, chỉ có một cái bất thường đó là tâm lý, do bệnh nhân quá lo lắng. Nhưng cũng có những F0 chỉ số Sp02 tụt và có dấu hiệu chuyển nặng, bác sĩ chỉ định và báo đội cấp cứu đến chuyển đi bệnh viện thì một mực quả quyết: “Tôi không đi. Tôi khỏe thế này mà đi bệnh viện làm gì”…Muôn kiểu F0 cũng là một trong những áp lực vô hình cho các y bác sĩ trong đội hình theo dõi, hỗ trợ điều trị F0 tại nhà.

Bác sĩ Nguyễn Phước Vĩnh, giảng viên Bộ môn giải phẫu Trường ĐH Y Dược TP.HCM, là một trong những bác sĩ đang tham gia trong đội hình theo dõi, hỗ trợ điều trị F0 tại nhà do khoa Y Trường ĐH Y Dược TP.HCM tổ chức, đã kể với phóng viên Thanh Niên về những buồn, vui trong suốt quá trình đồng hành cùng F0 điều trị tại nhà.

f0 dieu tri tai nha nguoi nang nac doi di benh vien nguoi qua quyet khong 06b 6018034

Bác sĩ Vĩnh mỗi ngày với công việc theo dõi và hỗ trợ điều trị F0 tại nhà 24/24

Giống như tổng đài trực chiến

Bác sĩ Vĩnh cho biết gần 2 tháng nay, dù vẫn làm công việc ở cơ quan bình thường nhưng cũng vừa nhận nhiệm vụ theo dõi, hỗ trợ F0 điều trị tại nhà 24/24.

“Mỗi ngày, ngoài việc mình thường xuyên gọi điện để nắm được tình hình sức khoẻ của bệnh nhân F0 thì bất cứ lúc nào bệnh nhân có vấn đề gì cũng có thể gọi cho mình, nên dường như là ôm điện thoại suốt, đi ngủ cũng để điện thoại ngay bên cạnh mà lâu lâu vẫn giật mình tỉnh dậy để kiểm tra tin nhắn xem có bệnh nhân nào nhắn không, vì cứ sợ mình ngủ quên rồi bỏ nhỡ”, bác sĩ Vĩnh kể.

Việc được ngủ đủ giấc hay ăn trọn bữa là điều quá xa xỉ với tất cả các bác sĩ tham gia vào đội hình theo dõi F0 từ xa này, thậm chí rất nhiều đêm họ không thể ngủ được vì vừa đặt máy xuống là bệnh nhân gọi, mới xong một bệnh nhân thì chuông điện thoại lại reo.

“Có những ngày bệnh nhân gọi liên tục, không thể rời được điện thoại dù là đêm khuya. Nhưng nhiều khi nửa đêm họ gọi chỉ là thấy mình có những triệu chứng lạ chứ không hẳn là bệnh chuyển nặng. Chẳng hạn như có hôm 2 – 3 giờ sáng, bệnh nhân mất mùi, mất vị giác rồi hốt hoảng gọi điện: “Bác sĩ ơi, sao giờ tôi không ngửi được mùi gì hết”. Đó là những triệu chứng mà người mắc Covid-19 thường gặp phải nhưng do bệnh nhân không hiểu được diễn tiến của bệnh nên sẽ hoang mang khi xuất hiện những triệu chứng lạ. Thế là dù đang đêm khuya, bệnh nhân cũng cầm máy lên gọi cho mình và mình cũng phải giải thích cặn kẽ để bệnh nhân hiểu, cũng như là trấn an tinh thần bệnh nhân. Thế là bị mất giấc ngủ và nhiều đêm không ngủ lại được nhưng mình cũng không thể nào từ chối các cuộc gọi từ bệnh nhân”, bác sĩ Vĩnh kể.

f0 dieu tri tai nha nguoi nang nac doi di benh vien nguoi qua quyet khong e30 6018034

Bệnh nhân có thể gọi đến bất cứ lúc nào, nên dù có đi ngủ bác sĩ Vĩnh cũng phải để điện thoại kế bên, nhưng lâu lâu lại giật mình ngồi dậy xem có bị bỏ nhỡ cuộc gọi hay tin nhắn nào của bệnh nhân không

Trước đây, ngày thường khi hết giờ làm việc là bác sĩ Vĩnh thường không nghe điện thoại số lạ. Nhưng trong thời điểm hiện tại, số nào bác sĩ cũng phải nghe. Nên nhiều khi bác sĩ Vĩnh kể cũng bực bội vì bắt máy lên là tư vấn bất động sản, tư vấn ngân hàng…nhưng không bao giờ bác sĩ Vĩnh dám bỏ nhỡ cuộc gọi nào, mà phải nghe hết, vì sợ bệnh nhân đang cần mình.

Cũng chính vì thế, một điều khó tránh khỏi là rất dễ bị stress, và sự thật, tất cả các bác sĩ tham gia nhận nhiệm vụ theo dõi, hỗ trợ F0 điều trị tại nhà, họ đều đã phải trải qua những ngày rất căng thẳng.

“Mấy ngày đầu mình bị stress luôn vì không ngủ được. Cứ nằm chút xíu là có điện thoại đến. Lúc đầu stress quá mà mình tự hỏi: “Trời ơi, sao mà áp lực kinh khủng vậy”. Vì mình không thể tưởng tượng được là công việc này lại giống như tổng đài cấp cứu 115 mà trực chiến vậy đó. Bệnh nhân gọi đến liên tục và mình cũng phải xử lý liên tục. Nhưng từ từ rồi cũng quen, làm riết rồi quen dần với công việc, với căng thẳng”, bác sĩ Vĩnh tâm sự.

Không riêng gì bác sĩ Vĩnh, mà tất cả các bác sĩ khác đều như vậy. Nhưng mỗi ngày họ luôn cố gắng, tất cả đều hướng đến mục đích chung là làm sao để giúp y tế các quận đang quá tải, giúp các gia đình F0 được an tâm, không hoảng loạn điều trị tốt để nhanh chóng khỏi bệnh và giúp phát hiện sớm các ca trở nặng để kịp thời chuyển viện, nhằm giảm thiểu t.ử v.ong. Cứ thế mỗi ngày họ đều lao vào công việc bất kể giờ giấc, ngày đêm vì bệnh nhân đang cần họ.

TP.HCM: 273.213 ca Covid-19 cộng đồng, 137.208 bệnh nhân hồi phục

Tắm được không, uống nước này hay ăn món này được không…?

Đó là những tình huống “dở khóc dở cười” nhất mà bác sĩ Vĩnh kể là cũng phải “chịu trận” vì tâm lý bệnh nhân đa phần là hoang mang nên cái gì cũng hỏi, cái gì cũng thắc mắc.

“Thậm chí nửa đêm họ gọi cũng chỉ để hỏi là tôi tắm được không, uống cái này được không, ăn món này được không…Nói chung là đủ thứ hết, đụng cái gì bệnh nhân cũng gọi hỏi mình. Nên làm việc này cũng phải cần sự kiên nhẫn rất nhiều”, bác sĩ Vĩnh tâm sự.

Và bác sĩ kể thêm: “Có những bệnh nhân họ bị hoang mang và gọi điện nói chuyện hơn cả tiếng đồng hồ. Đa phần rơi vào những bệnh nhân đã khỏi bệnh nhưng sau khi nhiễm bệnh xong thì thường cơ thể sẽ uể oải, đau mỏi một thời gian nữa mới hết, nên họ hoang mang và gọi điện hỏi. Mà họ cứ nói hoài, nói hoài là sao tôi hết bệnh rồi mà lại thế này, lại thế kia…Và mình cũng phải kiên nhẫn giải thích, trấn an họ”.

f0 dieu tri tai nha nguoi nang nac doi di benh vien nguoi qua quyet khong db3 6018034

f0 dieu tri tai nha nguoi nang nac doi di benh vien nguoi qua quyet khong b6d 6018034

Hạnh phúc nhất là khi nhận được những tin nhắn của bệnh nhân báo đã khỏi bệnh

Cũng theo bác sĩ Vĩnh, đa phần người dân khi nhiễm bệnh, họ lo sợ, hoang mang và cần chỗ dựa nên khi mình liên hệ đến để theo dõi và hỗ trợ điều trị tại nhà thì người bệnh nhân rất hợp tác và vô cùng biết ơn.

Nhưng bác sĩ Vĩnh kể cũng có những trường hợp rất khó đỡ: “Có những bệnh nhân bị tiếp cận trễ, đó là khi địa phương giao danh sách trễ và mình liên hệ thì bệnh nhân sẽ có thái độ: “Tôi bị biết bao nhiêu ngày rồi không ai lo cho tôi hết, đến bây giờ mới chịu liên hệ với tôi”. Thì buộc mình cũng phải giải thích cặn kẽ cho họ hiểu để họ đồng ý cho mình theo dõi sức khoẻ và hỗ trợ họ điều trị tại nhà. Rồi cũng có những trường hợp mà hoàn cảnh của họ quá thương tâm, quá khó khăn nên khi mình gọi đến thì họ bảo: Giờ tôi bệnh nhưng tôi không cần hỗ trợ gì hết mà chỉ cần hỗ trợ về kinh tế thôi”.

Đấy cũng là một trong những tình huống mà các bác sĩ gặp phải với muôn kiểu F0. Mà đau đầu nhất là có những bệnh nhân thì một mực đòi đi bệnh viện, lại có người nhất quyết không chịu đi dù bệnh chuyển nặng rất nguy hiểm.

Bác sĩ Vĩnh nhớ lại: “Có những bệnh nhân bị hoang mang và một hai là đòi nhập viện: “Bác sĩ cho tôi nhập viện liền, giờ tôi khó thở quá rồi”, nhưng khi kiểm tra lại thì tất cả chỉ số từ huyết áp, mạch, nồng độ ôxy trong m.áu đều bình thường, chỉ có một cái bất thường đó là tâm lý. Thường rơi vào những ngày đầu khi bệnh nhân mới nhiễm bệnh sẽ rất dễ bị hoang mang làm ảnh hưởng đến tâm lý nên lúc nào cũng tưởng là mình đang chuyển nặng. Rồi có một bệnh nhân mới 36 t.uổi, bình thường khoẻ lắm nhưng khi có dấu hiệu chuyển nặng thì mình báo ngay cho đội cấp cứu, vì Sp02 tụt nhiều nhưng bệnh nhân một mực không chịu nhập viện: “Tôi khoẻ, tôi không có gì hết, tôi không có chuyển viện đâu”. Nhưng cũng may là mình cho đội cấp cứu đến liền, để chuyển đi và cứu kịp thời”.

f0 dieu tri tai nha nguoi nang nac doi di benh vien nguoi qua quyet khong 069 6018034

Dù công việc khá căng thẳng, nhưng tất cả các bác sĩ đều không nề hà bất cứ điều gì, luôn làm hết mình bằng tấm lòng của người thầy thuốc

Mặc dù làm công việc này rất nhiều áp lực và căng thẳng, nhiều khi ám ảnh luôn cả tiếng chuông điện thoại. Nhưng niềm hạnh phúc nhất của không riêng bác sĩ Vĩnh mà tất cả các bác sĩ trong đội hình theo dõi và hỗ trợ F0 điều trị tại nhà đó là mỗi lần nhận được thông báo bệnh nhân đã khỏi bệnh, đi kèm với đó là những lời cảm ơn rất dễ thương và ấm lòng. Chỉ thế thôi, nhưng mỗi ngày đã là động lực tinh thần rất lớn để các bác sĩ quên hết mệt mỏi mà lao vào công việc.

“Thậm chí có rất nhiều bệnh nhân sau khi điều trị tại nhà đã khỏi bệnh, họ biết ơn nên đã làm rất nhiều điều ý nghĩa sau đó. Họ lan toả những câu chuyện tích cực, những cách để giúp mình khỏi bệnh và cùng giúp các F0 khác vượt qua dịch bệnh…Tụi mình thấy hạnh phúc và vui lắm”, bác sĩ Vĩnh bày tỏ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *