Khi mới nhiễm bệnh, anh Hoan lo lắng, không ngủ được. Khi trấn tĩnh lại, anh áp dụng cách của bác sĩ hướng dẫn là xông và tập thể dục.
3 ngày sau, anh bắt đầu thấy mùi dầu gió, khứu giác dần dần rõ nét.
Hai cha con khỏi bệnh ở ngày thứ 9
Anh Lê Văn Hoan, hiện là luật sư thuộc Đoàn luật sư TP.HCM, cư trú ở TP Thủ Đức. Ngày 10/9, sau 9 ngày ở Bệnh viện dã chiến số 1 cách ly, điều trị, anh và con gái đã có kết quả xét nghiệm PCR âm tính với nCoV và được xuất viện. Dưới đây là chia sẻ về 3 bí quyết để bệnh nhanh khỏi và không cần hỗ trợ từ bác sĩ của anh Hoan.
“Ngày 31/8, gia đình tôi được gọi đi lấy mẫu xét nghiệm nCoV cộng đồng tại khu phố. Theo như thông báo của nhân viên y tế, lần này là xét nghiệm mẫu gộp bằng phương pháp PCR.
Chiều 1/9, tôi nhận được điện thoại của nhân viên y tế yêu cầu ra test nhanh tại địa đ.iểm gần nhà. Kết quả tôi bị dương tính với SARS-CoV-2.
Anh Lê Văn Hoan. Ảnh: NVCC.
Con gái 15 t.uổi của tôi cũng có kết quả dương tính. Riêng vợ và con lớn thì âm tính. Hàng xóm nhà tôi cũng có 2 người nhiễm bệnh.
Tôi và con có 15 phút để chuẩn bị vào đi cách ly tập trung ở Trường THCS Trường Thọ. Tôi và con gái được ở chung một phòng.
Mặc dù đã chuẩn bị tâm lý khá kỹ nhưng thật sự tôi vẫn có cảm giác lo lắng. Đêm đầu tiên ở khu cách ly, tôi không thể nào ngủ được.
Sáng hôm sau thức dậy, tôi uể oải do mất ngủ, mất khứu giác. Tuy nhiên, tôi nghĩ mình phải bắt đầu một hành trình không mong muốn. Tôi bắt đầu tập thể dục và tiến hành xông bằng tỏi, gừng, sả.
Trước đi cách ly, tôi đã có sự chuẩn bị nên mang theo những thứ cần thiết. Tỏi bóc ra, đ.ập nát để khoảng 10 phút. Nấu nước gừng, sả cho vào ly với tỏi đ.ập nát xông. Hít vào từ từ bằng mũi trong khoảng 10 giây, nín thở 10 giây và thở ra bằng miệng trong 10 giây. Cứ như thế trong 10 phút. 10 phút tiếp theo thì làm ngược lại: hít vào bằng đường miệng và thở ra bằng mũi. Cứ tiếp tục lặp lại cho đến khi nước xông nguội.
Ngày đầu tiên tôi làm 3 lần thấy rất dễ chịu. Từ ngày thứ 2 trở đi, tôi xông có khi lên tới 5 hoặc 6 lần.
Sau 9 ngày bị bệnh, anh Hoan và con gái có kết quả xét nghiệm PCR âm tính với nCoV và được xuất viện. Ảnh: NVCC.
Chiều 3/9, hai cha con tôi được chuyển đến Bệnh viện dã chiến số 1. Vào đây, chúng tôi được xếp 4 người ở một phòng. Tôi tiếp tục xông như những ngày trước đó, đồng thời tập thể dục (chủ yếu chạy tại chỗ) ngày 2 lần, mỗi lần từ 1 giờ đến 1 giờ 30 phút. Buổi tối, trước khi đi ngủ, tôi cũng nấu nước xông.
Hằng ngày, hai cha con tôi uống 5 đến 6 lít nước ấm (nấu sả, gừng, chanh), tắm bằng nước ấm.
Mặc dù cách ly không phải làm gì nhưng ban ngày gần như hai cha con tôi không còn thời gian rảnh, vì phải tập trung vào việc xông và tập thể dục. Riêng con tôi thì thời gian tập thể dục ít hơn vì còn phải học online.
Đến ngày thứ 3, tôi bắt đầu thấy mùi dầu gió (trước đó có thoa nhiều cũng không thấy mùi gì) và khứu giác dần dần rõ nét.
Ngày thứ 7, tôi tự test nhanh có kết quả âm tính. Đến ngày thứ 9, bệnh viện lấy mẫu xét nghiệm PCR cho cha con tôi và hai người trong phòng. Kết quả, cả 4 chúng tôi âm tính và được xuất viện.
Cần cố gắng để virus không xâm nhập vào phổi
Khi phải đi điều trị do bệnh Covid-19, tôi đã tham khảo rất nhiều bài viết liên quan đến đề tài này. Tôi thấy bài viết của dược sĩ Nguyễn Duy Như Dược, Đại học Dược Hà Nội hợp lý nên làm theo. Bài viết dài nhưng tôi tóm tắt như sau:
Thứ nhất , chúng ta không nên để mình nhiễm bệnh bằng cách thực hiện quy tắc 5K và tiêm vắc xin.
Thứ hai , khi đã lây nhiễm không để virus SARS-CoV-2 tấn công đến phổi. Khi virus đã bám được vào niêm mạc mũi họng thì cần có chốt chặn thứ hai nhằm làm giảm hoặc mất hoạt lực của virus ngay khi chúng vừa bám vào niêm mạc. Thường xuyên thụt rửa khoang mũi và súc họng thật kỹ nhiều lần bằng nước muối ấm (nồng độ 0,9% đến 1%).
Ngoài ra, xông hơi với tinh dầu sả chanh, húng chanh, quế hay hương nhu… Riêng tôi thì xông bằng tỏi, sả và gừng. Chốt chặn thứ hai này rất quan trọng để giảm virus tấn công phổi, giảm nguy cơ t.ử v.ong và phải được thực hiện quyết liệt.
Thứ ba , khi virus SARS-CoV-2 đã tấn công phổi, cần hạn chế thấp nhất t.ử v.ong.
Để bệnh không phát triển theo chiều hướng xấu đi, tôi đã tuân thủ triệt để các hướng dẫn trên của những chuyên gia y tế. Thậm chí, trong thời gian cách ly, cha con tôi không cần đến sự trợ giúp của các y bác sỹ, gần như tự lo hết.
Với cách thức như trên tôi thấy việc điều trị vừa rẻ (chi phí gần như không đáng kể) vừa khỏe mà hiệu quả lại cao.
Bác sĩ ở Bệnh viện dã chiến số 1 tổ chức Trung thu cho bệnh nhân Covid-19.
Hành lý cần mang khi đến bệnh viện điều trị:
Thuốc, khử khuẩn và dụng cụ y tế, vệ sinh (rất cần thiết)
Thuốc ho, sổ mũi, viêm họng, hạ sốt, vitamin C.
Thuốc xịt mũi: 2 lọ xisat.
Nước súc miệng: 10 chai nước muối sinh lý (nếu không mang có thể tự pha).
Cồn khử khuẩn.
Khẩu trang: ngày dự kiến thay 3 lần.
Nhiệt kế, máy đo huyết áp, máy đo SpO2.
Dầu gió.
Muối tinh: 1 kg (Không thể thiếu).
Chanh, gừng, sả, tỏi (Không thể thiếu).
Ngoài ra có thể mang thêm một ít thực phẩm như mì gói, sữa, ngũ cốc, cà chua, trứng, chà bông, trái cây để ăn thêm. Đồ dùng cá nhân và bình đun siêu tốc.
F0 nặng vừa về nhà kể chuyện rưng rưng lần đầu tiên ăn ổ bánh mì của bác sĩ
Khi biết mình bị nhiễm COVID-19 cũng không hoang mang lắm. Nhưng khi bệnh chuyển nặng, phải đi chữa bệnh thì việc tự tin đã hết hẳn, tôi cảm nhận được việc phổi mình bị ảnh hưởng nặng nề và tình hình sức khỏe chuyển biến xấu.
“Anh xét nghiệm” đẩy xe dọc hành lang – Ảnh: THANH TÙNG
Câu chuyện của anh Thanh Tùng, một F0 nặng ở TP.HCM và vừa được về nhà sau 16 ngày điều trị COVID-19 ở bệnh viện.
Tôi bắt đầu nhận ra mình bị nhiễm COVID-19 vào ngày 12-7, ngày đó sốt liên tục và rất khó hạ sốt dù dùng thuốc hạ sốt liên tục.
Bác sĩ đi khắp viện tìm oxy cho tôi thở
Khi biết mình bị nhiễm COVID-19 tôi cũng không hoang mang lắm, vì thứ nhất, lúc đó TP.HCM đang bùng dịch mạnh, việc đi ra ngoài hằng ngày hoặc tiếp xúc với người khác nguy cơ nhiễm cũng cao; thứ hai là tôi vẫn nghĩ mình sẽ ở trong phạm vi 80% ca F0 triệu chứng nhẹ, vì mình còn trẻ và sức đề kháng tốt, mình có thể tự khỏi được.
Nhưng khi bệnh chuyển nặng, phải đi chữa bệnh thì việc tự tin đã hết hẳn, tôi cảm nhận được việc phổi mình bị ảnh hưởng nặng nề và tình hình sức khỏe chuyển biến xấu.
Trong những lúc lo lắng nhất thì cứ nghĩ về gia đình, vợ và các con, về niềm tin và sự yêu thương, sự cố gắng vượt qua căn bệnh này để về với gia đình là động lực lớn nhất để cố gắng.
Khi bệnh trở nặng cần oxy để thở thì các y bác sỹ Bệnh viện quận 7 hỗ trợ rất nhiều. Những ngày đầu oxy khan hiếm, tôi đã từng thấy các bác sĩ đi khắp bệnh viện cố gắng tìm oxy cho tôi thở, xin lại từ các bệnh nhân khác đã đỡ hơn. Điều đó thật sự hết sức đáng quý.
Ngoài ra còn về tinh thần, y bác sĩ động viên liên tục mỗi khi thăm khám, tôi vẫn nghĩ căn bệnh này vượt qua được là nhờ tinh thần ổn định nhiều.
Cảm ơn Nhà nước
Trong những ngày căng thẳng, cố gắng vượt qua bệnh tật, tôi lo cho sức khỏe nhiều nhất, nhưng những ngày đã tạm hồi phục lại lo lắng nhất về viện phí. 16 ngày trong viện liên tục, vào rất nhiều thuốc, 3 lần xét nghiệm PCR, chi phí giường bệnh, oxy sử dụng những ngày đầu liên tục…
Mọi thứ làm việc hân hoan khi sắp được ra viện thêm phần lo lắng vì “cái hóa đơn sắp nhận”. Nhưng khi nhận được hóa đơn thanh toán, thật sự nhẹ nhõm, Nhà nước hỗ trợ người bệnh COVID-19 rất rất nhiều.
Trước hết là về chi phí sinh hoạt trong viện. Trong bệnh viện bạn sẽ ở khu cách ly, khu này sẽ không có người nhà hay bất cứ ai vào chăm sóc người bệnh (cách ly hoàn toàn mà), nên mọi sinh hoạt, vệ sinh cá nhân đều tự thực hiện.
Việc ăn uống sẽ có hai giai đoạn, khi bạn chưa có kết quả xét nghiệm PCR dương tính (chỉ test nhanh dương tính) bạn sẽ phải tự chi trả 3 bữa ăn, mỗi bữa 35.000 đồng, cái này căngtin bệnh viện sẽ phục vụ tận khu cách ly cho các bạn.
Sau từ 2-3 ngày, khi các bạn đã có kết quả xét nghiệm PCR dương tính, bạn sẽ được hỗ trợ 3 bữa ăn mỗi ngày, hoàn toàn miễn phí mà anh em chung phòng hay gọi là “cơm nhà nước” (trong hình ảnh tôi có chụp thông báo này của bệnh viện dán trong khu cách ly).
Về chi phí khám chữa bệnh, như trong hóa đơn thanh toán cuối cùng, các đợt xét nghiệm PCR với chi phí hơn 700.000 đồng mỗi lần, cũng được ghi chú “ngân sách nhà nước chi trả”. Tôi thuộc dạng nặng, xét nghiệm 3 lần mới đạt, và cả 3 lần đó đều không tốn t.iền xét nghiệm.
Tổng kết lại hết chi phí chữa bệnh cho tôi từ khi nhập viện cho tới khi xuất viện, tổng cộng là 6.907.533 đồng. Tôi không có bảo hiểm y tế, ngân sách nhà nước chi trả – bệnh nhân COVID-19 – cuối cùng số t.iền mình phải đóng chỉ là 953.284 đồng, xem như “anh nhà nước” chi trả gần 95% chi phí cứu sống một mạng người như mình.
Quá tuyệt vời, vì vậy các bạn đang chữa trị, hoặc đang là F0 hoàn toàn có thể yên tâm về chi phí khám chữa bệnh khi chúng ta phải nhập viện. Việc của chúng ta cần làm chỉ là cố gắng hết sức đ.ánh bại COVID-19, việc chi phí đã có Nhà nước lo giúp chúng ta.
Yêu lắm, anh đẩy xe
Trong những hình tôi đăng, có những bữa ăn miễn phí tại bệnh viện, đa phần là đủ ăn, đủ chất, tất nhiên ngon thì về nhà vẫn là nhất. Nhưng với đứa cơm hàng cháo chợ đó giờ như tôi thì những bữa ăn này hoàn toàn là đầy đủ cả chất và lượng.
Tiếp trong hình, anh nhân viên y tế đang đẩy cái xe nhỏ được mọi người trong viện gọi là “Anh xét nghiệm”. Anh luôn bắt đầu công việc từ 9h sáng, theo danh sách đi từng phòng và gọi những người cần xét nghiệm ra để xét nghiệm, vì theo quy trình.
Sau thời gian chữa bệnh, cứ xét nghiệm đủ các lần đạt âm tính là được về, nên mỗi khi anh đẩy xe vào, đi từng phòng và gọi tên ai thì người đó khả năng cao là xét nghiệm đạt sẽ về. Anh rất được sự quan tâm của mọi người.
Anh gọi tên ai, người đó vui như tết, bắc ghế ra ngồi chờ test. Còn anh đi ngang mà không gọi tên thì xem như chưa đủ điều kiện để test, sẽ khá buồn và thất vọng.
Ngoài ra, điều tôi muốn cho các bạn xem ở đây là về thuốc tiêm và thuốc uống khi mình nằm viện. Không phải khi bị suy hô hấp chỉ cần thở oxy là vượt qua được. Theo chi phí khám chữa bệnh, tôi được tiêm kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, uống thuốc hằng ngày theo toa và được xét nghiệm rất nhiều để theo dõi tình trạng sức khỏe.
Nên nếu là F0 tự thấy mình bị suy hô hấp, các bạn hãy cố gắng tìm và nhập viện để được sự hỗ trợ của đội ngũ y bác sĩ, việc thở oxy tại nhà chỉ là biện pháp tạm thời.
Cách đây 4 ngày, nam thanh niên đã khỏe và chờ xét nghiệm để được về nhà, thấy y bác sĩ nhiều việc quá nên xin y bác sĩ bộ đồ bảo hộ để phụ một tay mà bác sĩ không cho. Bác sĩ bảo anh cố khỏe xuất viện là ổn rồi.
Lần đầu tiên trong đời ăn ổ bánh mì của bác sĩ. Hôm vừa rồi căngtin cấp đồ ăn sáng sao mà thiếu, nằm chờ thì nghe bên ngoài bác sĩ nói với điều dưỡng: đưa phần ăn của mình cho bệnh nhân đi, lát anh ăn mì gói cũng được. Rưng rưng.
Chỉ mong rằng chúng ta sẽ khống chế được dịch bệnh, để TP.HCM quay lại được bình thường như ngày trước.