Cảnh báo các ca bệnh lây nhiễm từ động vật giống Covid-19

Các loại virus tương tự như virus SARS-CoV-2 đã lây nhiễm cho hàng trăm nghìn người mỗi năm.

Nghiên cứu do các nhà khoa học thuộc tổ chức phi lợi nhuận EcoAlliance của Mỹ đứng đầu ước tính trung bình hằng năm có hơn 400.000 người nhiễm virus corona liên quan đến hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS-r-CoV) từ dơi.

Các tác giả cho biết, con số này thậm chí có thể lên tới hàng triệu người. Tuy nhiên, không phải tất cả những loại virus trên đều có thể gây bệnh hoặc lây lan giữa người với người.

canh bao cac ca benh lay nhiem tu dong vat giong covid 19 d0b 6037484

Ảnh minh họa: Penntoday

Phát hiện có thể được sử dụng để nhắm mục tiêu vào các khu vực cần giám sát, giúp xác định sớm và chính xác các loại virus có nguy cơ gây ra đợt bùng phát dịch tiếp theo ở người.

Ông Peter Daszak, Chủ tịch của EcoAlliance, tác giả chính, đ.ánh giá: “Nếu có thể ngăn chặn các ca bệnh ở mức độ lây nhiễm riêng lẻ, bạn có cơ hội cao hơn nhiều để ngăn chặn đại dịch tiếp theo”.

Khoảng 478 triệu người sống ở các khu vực có dơi, chủ yếu ở miền nam Trung Quốc, miền đông Myanmar và miền bắc Lào.

“Đây là việc tìm kiếm các cộng đồng có nguy cơ, giúp người dân trong cộng đồng đó giảm bớt các mối đe dọa đến sức khỏe”, ông Daszak nói.

Ông Daszak đã tham gia vào cuộc điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung Quốc.

Edward Holmes, Giáo sư sinh học tại Đại học Sydney (Australia), nhận định nghiên cứu trên có lẽ là nỗ lực đầu tiên ước tính tần suất con người bị nhiễm virus corona từ dơi.

Ông Holmes nói: “Trong những điều kiện phù hợp, một trong những trường hợp trên có khả năng dẫn đến bùng phát dịch bệnh”.

Đầu tiên, các nhà khoa học đã xác định được 23 loài dơi mang virus liên quan đến SARS, sau đó lập bản đồ một khu vực rộng 4,5 triệu km có dơi sinh sống. Sau đó, họ tính đến số lượng người sống trong khu vực, khả năng tiếp xúc với một con dơi bị nhiễm bệnh, hành vi của con người và khả năng miễn dịch trước đó.

Các nhà nghiên cứu cho biết, loài dơi lá đuôi có môi trường sống lớn nhất, khoảng 1,9 triệu km – khu vực có khoảng 132 triệu người sinh sống.

Nghiên cứu chỉ tập trung vào virus liên quan đến SARS ở dơi. Tuy nhiên, không phải lúc nào virus cũng truyền trực tiếp từ dơi sang người – có thể có một loài động vật trung gian như cầy hương, lửng chó hoặc chồn. Nhiều nơi buôn bán những con vật này để làm thực phẩm hoặc lấy lông.

Bộ Y tế: F0 không được tiếp xúc với vật nuôi trong nhà

Bộ Y tế khuyến cáo người mắc Covid-19 không nên tiếp xúc với vật nuôi vì đã có bằng chứng cho thấy virus có thể lây sang động vật.

bo y te f0 khong duoc tiep xuc voi vat nuoi trong nha 281 5995419

Đây là khuyến cáo của Bộ Y tế được thông tin trong tài liệu Hướng dẫn chăm sóc người mắc Covid-19 tại nhà ban hành kèm theo quyết định số 4156.

Bộ Y tế cũng lưu ý người cùng nhà với người nhiễm cũng không nên tiếp xúc gần vật nuôi; không để vật nuôi tiếp xúc người và các động vật khác ngoài gia đình.

Người nhiễm được bố trí phòng ngủ và phòng vệ sinh riêng. Nếu không có, gia đình cần đ.ánh dấu không gian riêng cho người nhiễm và luôn giữ khoảng cách tối thiểu 2 m với F0.

Người nhiễm không ăn uống cùng hoặc tiếp xúc gần người khác hoặc di chuyển ra khỏi khu vực cách ly.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng có một số lưu ý khác về việc vệ sinh dụng cụ ăn uống của người mắc Covid-19 để tránh lây nhiễm như: F0 nên có một bộ đồ ăn riêng, tốt nhất là nên dùng dụng cụ dùng một lần; rửa bát đĩa bằng nước nóng và xà phòng; nên tự rửa bát ở phòng riêng. Người chăm sóc hỗ trợ phải mang găng khi thu dọn đồ ăn và rửa bát đĩa hộ.

Nhà phải thường xuyên mở cửa sổ và lối đi khi có thể để không khí luôn được thay đổi; không sử dụng hệ thống điều hòa trung tâm; không để luồng khí thổi từ phòng người nhiễm vào không gian chung; sử dụng quạt và máy lọc không khí.

Bộ Y tế cũng nhấn mạnh rửa tay là cách giảm lây nhiễm nCoV tốt nhất. Theo đó, người dân cần rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước tối thiểu là 30 giây hoặc dung dịch rửa tay khô có chứa cồn ở nồng độ tối thiểu 60% trong ít nhất 15 giây.

Các thời điểm rửa tay bao gồm: Trước và sau khi nấu ăn; trước và sau khi ăn uống;sau khi ho, hắt xì, xì mũi; sau khi chạm vào các vật dụng, bề mặt; sau khi đi vệ sinh và sau khi thu dọn rác thải…

Để phòng tránh lây nhiễm bệnh cho người cùng sống trong gia đình và cộng đồng, các thành viên cùng chung sống trong gia đình phải tuân thủ các lời khuyên sau đây:

– Cách ly người nhiễm khỏi những người khác

– Vệ sinh tay thường xuyên

– Đeo khẩu trang, sử dụng găng tay đúng cách

– Vệ sinh dụng cụ ăn uống tránh lây nhiễm

– Vệ sinh bề mặt môi trường sạch sẽ

– Xử lý đồ vải và vật dụng đúng quy định

– Quản lý chất thải và dịch tiết đúng cách.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *