Theo các chuyên gia, người cao t.uổi là một trong những nhóm đối tượng có nguy cơ mắc COVID-19 nặng và xuất hiện hội chứng hậu nhiễm COVID-19 cao hơn người trẻ t.uổi.
Bệnh nhân F0 nhận thức ăn tại Bệnh viện dã chiến quận Phú Nhuận – Ảnh: DUYÊN PHAN
ThS.BS Bùi Phạm Minh Mẫn và BS Dương Phan Nguyên, Bệnh viện Đại học Y dược – cơ sở 3 TP.HCM, cho biết hội chứng hậu COVID-19 là hậu quả của việc nhiễm COVID-19, diễn ra sau khi nhiễm virus này từ 4 tuần trở lên, các triệu chứng thường gặp nhất là khó thở, mệt mỏi, đau nhức cơ…
Chế độ dinh dưỡng được xem là có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống miễn dịch và do đó có thể được xem như một biện pháp hỗ trợ trong điều trị hội chứng hậu nhiễm COVID-19.
1. Người cao t.uổi sau nhiễm COVID-19 cần được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và đa dạng các nhóm chất đường, đạm, béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Các phản ứng miễn dịch trong cơ thể để chống lại COVID-19 đã tiêu tốn của cơ thể rất nhiều chất dinh dưỡng, vì vậy cần phải cung cấp đầy đủ những chất này trong khẩu phần ăn.
2. Ở người cao t.uổi, hệ tiêu hóa hoạt động kém hơn, kèm theo các biểu hiện mệt mỏi, mất vị giác và khứu giác trong khi nhiễm cũng như sau nhiễm COVID-19, ngoài ra còn do tác dụng phụ của một số thuốc điều trị COVID-19 làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa khiến người bệnh chán ăn, đầy bụng, ăn không ngon. Do đó, nên hạn chế sử dụng các thức ăn nhiều dầu mỡ, nhất là các loại thức ăn chiên, xào.
3. Đối với việc bổ sung vitamin và các chất vi lượng, các nghiên cứu hiện tại vẫn còn chưa thống nhất về lợi ích của việc bổ sung các chất này dưới dạng thuốc. Do đó, người bệnh nên sử dụng nhiều rau xanh và các loại trái cây.
Ví dụ, những loại rau có màu xanh đậm như rau chân vịt, bắp cải, bông cải xanh… cung cấp nhiều vitamin loại C, A, B, K và nhiều chất khoáng như sắt, kẽm, canxi… Ngoài vitamin và khoáng chất, các loại rau củ quả còn cung cấp một lượng chất xơ lớn giúp hỗ trợ tiêu hóa.
Sữa cũng là một nguồn cung cấp vitamin D và canxi dồi dào, tuy nhiên do sữa chứa nhiều đạm có thể gây khó tiêu, do đó chỉ nên uống khoảng 300 – 500ml sữa mỗi ngày, tương đương với 1 – 2 ly sữa.
4. Các triệu chứng sốt và tiêu chảy khi nhiễm COVID-19 gây ra tình trạng mất nước cho cơ thể. Tuy nhiên, ở người cao t.uổi cảm giác khát bị suy giảm dẫn đến khó khăn trong việc nhận biết tình trạng thiếu nước.
Do đó, cần cung cấp ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để duy trì trạng thái cơ thể bình thường. Lượng nước này có thể đến từ các nguồn bên cạnh nước lọc như nước ép trái cây, nước canh…
5. Đối với những bệnh nền kèm theo như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận mãn, cần tiếp tục duy trì chế độ dinh dưỡng để kiểm soát các bệnh này theo như hướng dẫn trước đây.
6. Một số loại gia vị có thể được bổ sung vào bữa ăn như tỏi, gừng, chanh, nghệ… để hỗ trợ tiêu hóa, kích thích vị giác.
7. Nếu các triệu chứng hậu COVID-19 nhẹ, người bệnh có thể sử dụng các thực phẩm đã kể trên kết hợp một số phương pháp như tập dưỡng sinh, luyện thở… để dần dần hồi phục.
Kiến nghị sử dụng công cụ sàng lọc và tiên lượng điều trị COVID-19 ứng dụng AI hàng đầu VN
DrAid cho COVID-19 – sản phẩm ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) của Công ty CP VinBrain (Vingroup) – vừa được Hội đồng Khoa học Bộ Y tế nghiệm thu và kiến nghị nên sớm đưa vào sử dụng hàng ngày tại các bệnh viện.
DrAid giúp bác sĩ theo dõi mức độ tổn thương phổi ở một bệnh nhân F0 trên ảnh X-quang phổi – Ảnh: B.C
Đây được coi là một công cụ hỗ trợ sàng lọc và tiên lượng điều trị COVID-19 mới hữu hiệu, góp phần chủ động dự phòng và kiểm soát dịch hiệu quả, nhất là trong giai đoạn COVID-19 đang tiếp tục lây lan như hiện nay.
Ứng dụng AI chẩn đoán và tiên lượng điều trị COVID-19 hàng đầu tại Việt Nam
Sau hơn 1 năm nghiên cứu và phát triển, mới đây, đại diện VinBrain cho biết đã chính thức hoàn thiện sản phẩm DrAid cho COVID-19 với khả năng giải toàn diện bài toán COVID-19 từ hỗ trợ chẩn đoán tới tiên lượng điều trị dựa trên ảnh X-quang ngực thẳng.
Theo đó, mô hình AI đưa ra gợi ý về chẩn đoán và tiên lượng điều trị COVID-19 của DrAid cho COVID-19 được đào tạo trên bộ dữ liệu lớn được thu thập từ các nguồn dữ liệu mở trên thế giới và Việt Nam.
Đặc biệt, trong đợt dịch bùng phát lần thứ 4 tại Việt Nam, đội ngũ VinBrain đã trực tiếp đi thu thập dữ liệu từ 26 khu cách ly F1 tại Bắc Giang và TP.HCM, 10 bệnh viện dã chiến và trung tâm cấp cứu COVID-19 tại TP.HCM và Hà Tĩnh.
Đến nay DrAid đã có nguồn dữ liệu lớn hàng đầu thế giới về COVID-19, gồm 21.421 hình ảnh X-quang ngực của bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 và 118.018 ảnh X-quang ngực tiêu chuẩn.
Các chuyên gia cho rằng với khả năng giải toàn diện bài toán COVID-19, DrAid cho COVID-19 hiện là ứng dụng trí tuệ nhân tạo tiên phong tại Việt Nam đã được Hội đồng Khoa học Bộ Y tế nghiệm thu và kiến nghị đưa vào phác đồ chẩn đoán và điều trị COVID-19 tại các bệnh viện trên toàn quốc.
Theo ông Trương Quốc Hùng, Tổng Giám đốc VinBrain, DrAid cho COVID-19 hội tụ nhiều ưu điểm nổi bật như chủ động cảnh báo COVID-19 trong mọi tình huống.
“Cụ thể, khi được tích hợp vào các máy chụp X-quang hoặc hệ thống công nghệ thông tin sẵn có tại các bệnh viện và cơ sở y tế, DrAid cho COVID-19 sẽ hoạt động như một “màng lọc” virus SARS-CoV-2 đầu tiên trên diện rộng, giúp các bệnh viện và cơ sở y tế chủ động phát hiện người nghi nhiễm COVID-19. Điển hình như khi người dân đi kiểm tra sức khỏe được chỉ định chụp X-quang, ngay khi ảnh được đẩy lên hệ thống, DrAid cho COVID-19 sẽ lập tức cảnh báo nếu phát hiện các dấu hiệu nghi nhiễm COVID-19, qua đó giúp các bệnh viện hoặc cơ sở y tế nhanh chóng có phương án cách ly hạn chế lây nhiễm, cũng như kịp thời điều trị cho bệnh nhân”, ông Hùng chia sẻ.
Đại diện đơn vị này cũng cho biết, tại các khu cách ly tập trung hoặc khu có nguy cơ cao, DrAid cho COVID-19 giúp phân luồng bệnh nhân trước khi xét nghiệm PCR: các F1 nghi nghiễm được khoanh vùng ngay và làm xét nghiệm PCR mẫu đơn, các trường hợp không nghi nhiễm thì làm PCR mẫu gộp và cách ly bình thường, nhờ vậy giúp tiết kiệm ngân sách y tế.
“Trong các bệnh viện thu dung điều trị COVID-19, DrAid cho COVID-19 giúp các bác sĩ đ.ánh giá mức độ tổn thương phổi của bệnh nhân COVID-19 qua các ngày, từ đó đưa ra các chỉ định điều trị kịp thời và hiệu quả cho bệnh nhân”, vị này thông tin thêm.
Tại Việt Nam, các chuyên gia cho biết chụp X-quang hiện vẫn là phương pháp chẩn đoán hình ảnh dễ tiếp cận nhất và được ứng dụng rộng rãi ở Y tế các cấp thuộc mọi vùng miền. Mô hình AI của DrAid cho COVID-19 lại được đào tạo trên bộ dữ liệu lớn các ảnh X-quang ngực thẳng. Bởi vậy, việc ứng dụng DrAid cho COVID-19 vào sàng lọc, chẩn đoán và tiên lượng điều trị bệnh nhân COVID-19 tại các cơ sở y tế rất thuận lợi và dễ dàng nhân rộng trên toàn quốc.
Như vậy, với sự hỗ trợ đắc lực của DrAid cho COVID-19, các chuyên gia tiên đoán việc dự phòng và kiểm soát COVID-19 sẽ được diễn ra hoàn toàn chủ động, mọi lúc mọi nơi, tối ưu các nguồn nhân lực và ngân sách Y tế.
Khi AI sát cánh cùng bệnh viện bước vào “bình thường mới”
Đại diện đơn vị này cho biết DrAid cho COVID-19 hiện đang được sử dụng để hỗ trợ các bác sĩ tiên lượng điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại một số bệnh viện dã chiến tại TP.HCM và Hà Tĩnh.
“Giá trị hỗ trợ chẩn đoán và tiên lượng điều trị của DrAid cho COVID-19 cũng đã được chứng minh và sử dụng thực tiễn trên các xe hay máy chụp lưu động với liều tia X-quang chỉ bằng máy chụp X-quang trước đây” vị này nói.
Theo đ.ánh giá của một số bác sĩ tại Trung Tâm Y Tế Kỳ Anh – Hà Tĩnh, AI đã giúp đỡ các bác sĩ khá nhiều khi theo dõi tổn thương qua các ngày, nhận diện rõ ràng là tổn thương lan rộng như thế nào. Ngoài ra, AI cũng giúp bác sĩ nhận diện các tổn thương nhỏ dễ bỏ sót.
BS tại bệnh viện dã chiến Kỳ Anh sử dụng DrAid để theo dõi điều trị cho bệnh nhân COVID-19 – Ảnh: B.C
Sau khi ứng dụng DrAid trong đợt dịch bùng phát tại Bắc Giang, một lãnh đạo huyện Việt Yên, cho biết việc trí tuệ nhân tạo hỗ trợ sàng lọc, phát hiện sớm các F1 có nguy cơ cao trở thành F0 và các bệnh nền ở phổi đóng vai trò rất quan trọng, giúp lãnh đạo huyện có cơ sở đ.ánh giá các yếu tố dịch tễ từ đó ra các quyết định kịp thời, đảm bảo công cuộc phòng chống dịch hiệu quả.
Ông Trương Quốc Hùng cũng khẳng định tiềm năng ứng dụng của sản phẩm DrAid cho COVID-19 không chỉ giới hạn tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới, như một công cụ hữu hiệu để chủ động dự phòng và kiểm soát đại dịch một cách toàn diện.
“Với giải pháp chẩn đoán và tiên lượng điều trị bệnh nhân COVID-19 này, hệ thống y tế sẽ có thêm một công cụ hữu hiệu để chủ động ứng phó với đại dịch, giúp bệnh nhân COVID-19 được phát hiện sớm và điều trị, cứu chữa kịp thời”, ông Hùng nhấn mạnh.
Trí tuệ nhân tạo (AI) là công nghệ đang nhận được nhiều sự chú ý nhờ vào tiềm năng giải được các nút thắt then chốt trong bài toán dự phòng COVID-19 thông qua tốc độ, khả năng nhân rộng và tối ưu các nguồn lực kinh tế, con người. Bởi vậy, các ứng dụng của Trí tuệ nhân tạo hứa hẹn sẽ là trợ lý đắc lực cho các bác sĩ và người dân Việt Nam bước vào “bình thường mới” chung sống với COVID-19, nếu được khai thác chuẩn mực, chuyên sâu và ứng dụng phù hợp, đúng lúc đúng kịch bản.