Hơn 3 tuần qua, Bệnh viện Từ Dũ không có F0 hồi sức, trợ thở, phải nằm giường ICU, đặc biệt không có ca t.ử v.ong.
Tỷ lệ lây nhiễm chéo giữa mẹ và bé cũng rất ít.
Ngày 20/9, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP.HCM Tô Thị Bích Châu đã đến thăm và tặng quà Trung thu cho các em bé sơ sinh có mẹ mắc Covid-19 và các nhân viên y tế đang thực hiện công tác phòng, chống dịch của bệnh viện.
BS.CKII Trần Ngọc Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ thay mặt bệnh viện đón nhận món quà và cảm ơn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP.HCM đã thăm hỏi, động viên các em bé và bệnh viện trong tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. “Đây là món quà động viên tinh thần rất lớn với bệnh viện”, bác sĩ Hải chia sẻ.
Em bé chào đời từ mẹ mắc Covid-19 đang nằm trong lồng ấp. Ảnh: Tú Anh.
Bác sĩ Hải cho biết, tính từ khi bệnh viện tách đôi, một nửa điều trị Covid-19, một nửa điều trị các thai phụ mắc bệnh khác đến nay, đơn vị đã tiếp nhận và điều trị hơn 1,2 triệu thai phụ và sản phụ mắc Covid-19. Trong đó, khoảng 30 người đã t.ử v.ong. Có những ngày cao điểm, bệnh viện điều trị cho 140 F0 nặng, nguy kịch và có 4 người t.ử v.ong.
Hiện, bệnh viện đang điều trị cho 60 thai phụ mắc Covid-19 và 8 em bé lây bệnh từ mẹ. Có 40 em bé là F1 có mẹ F0 cũng đang được các bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý chăm sóc tại Khoa Sơ sinh.
Khi mới chuyển sang điều trị Covid-19, các thai phụ chưa được tiêm vắc xin và trong lúc TP cao điểm của dịch, vì vậy, số ca nặng và t.ử v.ong nhiều. Tuy nhiên, hơn 3 tuần qua, tại khu điều trị Covid-19 của bệnh viện không có F0 t.ử v.ong. Số bệnh nhân phải hồi sức, nằm giường ICU, trợ thở cũng không có. “Hiện các F0 tại bệnh viện chủ yếu là các bệnh nhân nặng hơn một chút, họ không có điều kiện điều trị ở nhà mới phải đến bệnh viện”, bác sĩ Hải chia sẻ.
Cho mẹ F0 da kề da với con
Trao đổi với VietNamNet, bác sĩ Hải thông tin, những ngày đầu tại khu điều trị Covid-19 của bệnh viện, các em bé chào đời từ người mẹ F0 sẽ được chuyển về Khoa Sơ sinh, còn mẹ ở lại điều trị. Đã có nhiều người mẹ và em bé sinh ra một tháng vẫn chưa thể đoàn tụ với gia đình.
Sản phụ F0 được ấp da kề da với con. Ảnh: BSCC.
“Có một điều hết sức ngạc nhiên rằng, hầu hết các bé sinh ra từ mẹ nhiễm Covid-19 đều an toàn. Kết quả xét nghiệm PCR nhiều lần đều âm tính. Có bé, kết quả dương tính nhưng tự khỏi sau 7-10 ngày theo dõi. Hầu như virus SARS-CoV-2 không hề ảnh hưởng đến trẻ, không làm tăng tỉ lệ các bé phải can thiệp hỗ trợ hô hấp trong khu ICU ngoại trừ yếu tố non tháng”, bác sĩ Hải nói.
Từ thực tế đó, bệnh viện đã cân nhắc những lợi ích của việc tiếp xúc da kề da sau sinh, sau mổ lấy thai và nuôi con bằng sữa mẹ cho sản phụ F0 từ ngày 16/8. Phương pháp này đã có các khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC). Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đã có hướng dẫn về phác đồ điều trị cho thai phụ và sản phụ F0.
Những mẹ F0 được áp dụng có sức khỏe ổn định, không có vấn đề hô hấp và các dấu hiệu trở nặng. Trước khi thực hiện phương pháp, mẹ sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc bản thân và dùng đồ bảo hộ. Sau khi mẹ thực hiện thành thạo, các nhân viên y tế sẽ cho trẻ được nằm da kề da với mẹ và bú ngay sữa mẹ.
“Có những thai phụ F0 khỏe mạnh, bệnh viện thực hành trước khi họ sinh con. Sau khi thai phụ sinh sẽ được mang khẩu trang, được nhân viên y tế làm vệ sinh rồi bắt đầu da kề da với con”, bác sĩ Hải chia sẻ.
Sản phụ F0 được ấp da kề với con sau khi mới sinh dưới sự hướng dẫn của các nhân viên y tế. Ảnh: BSCC.
Khi mẹ có sữa, trẻ sẽ được bú ngay để có thể hấp thu những giọt sữa mẹ đầu tiên. Sau đó, trẻ được nằm nôi cách mẹ 2m để đảm bảo giãn cách và tránh lây nhiễm chéo.
Bác sĩ Hải cho biết, khi mới áp dụng phương pháp trên cho các sản phụ F0 khá khó khăn. Dần dần, các nhân viên y tế, sản phụ thực hiện công việc này thành thạo. Đến nay, ngoài các sản phụ có sức khỏe tốt, bệnh viện cũng áp dụng cho các mẹ vừa sinh hoặc vừa mới mổ sinh.
Theo bác sĩ Hải, việc mẹ và bé được da kề da với nhau sẽ là niềm hạnh phúc khi mẹ được nhìn thấy con, ôm con trong tay, giúp tạo thêm động lực tinh thần cho mẹ, như một liều vắc xin để người mẹ thêm sức mạnh vượt qua những ngày tháng khó khăn do virus SARS-CoV-2 gây nên.
“Hiện nay, hầu hết thai phụ đều được tiêm vắc xin phòng Covid-19, vì vậy, trong cơ thể họ đã có kháng thể. Dù chưa được chứng minh bằng các báo cáo khoa học, nhưng chúng tôi nghĩ rằng, kháng thể sẽ truyền qua sữa mẹ”, bác sĩ Hải giải thích.
Theo Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, từ khi bệnh viện áp dụng phương pháp mẹ được gần con, số ca F0 là thai phụ và sản phụ chuyển nặng giảm dần và không còn ca t.ử v.ong trong 3 tuần qua. “Đây là một niềm vui của chúng tôi, một tín hiệu đáng mừng của TP”, bác sĩ Hải nói.
Thai phụ tiêm vắc xin Covid-19 tại Bệnh viện Phụ sản T.Ư không phải chờ lịch hẹn
Bệnh viện Phụ sản T.Ư thông báo, từ ngày 18.9, bệnh viện này tổ chức thêm luồng tiêm vắc xin Covid-19 ngay trong ngày cho phụ nữ mang thai trên 13 tuần nếu tình trạng sức khỏe đảm bảo đủ điều kiện tiêm chủng.
ĐẬU TIẾN ĐẠT
Cụ thể, thai phụ tới đăng ký tiêm tại Bệnh viện Phụ sản T.Ư (Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ được khám thai, siêu âm, xét nghiệm, nghe tư vấn, sàng lọc trước tiêm chủng kỹ càng. Nếu bác sĩ nhận định tình trạng đủ điều kiện tiêm chủng, thai phụ sẽ được hướng dẫn tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại bệnh viện ngay sau khám.
Như vậy, từ ngày 18.9, Bệnh viện Phụ sản T.Ư có 2 phương thức đăng ký tiêm phòng vắc xin Covid-19 cho sản phụ:
1. Khám và đăng ký theo lịch hẹn tại các quầy tiếp đón thuộc khoa Khám bệnh và khoa Khám theo yêu cầu.
2. Trong trường hợp đã đủ điều kiện tiêm chủng, có thể đăng ký tiêm vắc xin Covid-19 ngay trong ngày tại phòng khám.
Cũng theo thông báo trên, các thai phụ đã tới khám thai và đăng ký tiêm từ ngày 8.9 sẽ được ưu tiên sắp xếp tiêm theo lịch tiêm của bệnh viện, kể cả ngày nghỉ, thứ bảy, chủ nhật.
Bệnh viện Phụ sản T.Ư hiện đang sử dụng vắc xin Pfizer cho phụ nữ mang thai.
Mọi thông tin về việc đăng ký tiêm phòng vắc xin dành cho thai phụ tại Bệnh viện Phụ sản T.Ư, liên hệ ĐT: 024 3825 2161 (thứ hai – thứ sáu: 7 giờ 30 – 12 giờ, 13 – 16 giờ 30); 0904 668 074 (ngày lễ, thứ bảy và chủ nhật: trước 21 giờ).
Người đã nhiễm Covid-19 khỏi bệnh tiêm vắc xin Covid-19 có lợi hay hại?