Những yếu tố nguy cơ cao gây ung thư dạ dày

Tại Bệnh viện K, hầu hết nam giới mắc ung thư dạ dày đều sử dụng t.huốc l.á. Đây có thể xem là yếu tố nguy cơ gây nên căn bệnh này.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, số ca mắc mới ung thư tại Việt Nam không ngừng tăng, từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010. Năm 2018, số ca mắc mới tăng lên gần 165.000 ca/96,6 triệu dân, trong đó gần 70% trường hợp t.ử v.ong, tương đương 115.000 ca.

Ung thư dạ dày là một trong những bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến ở Việt Nam. Tỷ lệ mắc bệnh ở người trẻ t.uổi ngày càng tăng và thời gian phát hiện bệnh lại thường rơi vào giai đoạn muộn.

Bài Viết Liên Quan

nhung yeu to nguy co cao gay ung thu da day df1ae0

Ảnh minh họa.

Những đối tượng “nguy cơ” mắc ung thư dạ dày

Hút t.huốc l.á: là một trong những thói quen mà đa số người mắc ung thư dạ dày vẫn duy trì sử dụng.

Nam giới t.uổi trên 40: Trong số những người mắc ung thư dạ dày, có tới 96% là người ở độ t.uổi từ 40 trở lên. Nam giới có tỷ lệ cao khoảng gấp đôi so với phụ nữ mắc ung thư dạ dày.

Thói quen ăn uống mặn, đồ nướng, chiên…: Những thực phẩm được chế biến như hun khói, thức ăn ngâm tẩm, muối, món ăn chứa lượng muối cao thường có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao hơn những người có thói quen ăn uống nhạt và thanh đạm.

Những người mắc các bệnh liên quan đến tiêu hóa: Ung thu dạ dạy thường gặp ở người đã có bệnh dạ dày từ trước, như t.iền sử đã từng bị phẫu thuật dạ dày, đau, viêm loét dạ dày lâu năm, bệnh nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori).

Di truyền: Nếu trong gia đình từng có thành viên có t.iền sử bị bệnh ung thư, thì nguy cơ tự bị mắc ung thư liên quan sẽ có tỉ lệ cao hơn. Bệnh nhân hoặc t.iền sử gia đình có polyp tuyến có tính chất gia đình(FAP); mắc hội chứng Lynch; hội chứng Peutz-Jeghers; hội chứng Juvenile polyposis cũng có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày.

Ngoài ra những người tăng sản hoặc polyp tuyến dạ dày, thiếu m.áu nghi ngờ ác tính, dị sản ruột tại dạ dày cũng không thể “làm ngơ” với căn bệnh ung thư này.

Dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày cần lưu ý

– Đầy tức bụng: Lúc đầu, triệu chứng đau rất giống với trong loét dạ dày (đau liên quan tới bữa ăn, giảm khi dùng các thuốc điều trị loét). Chính vì vậy, bệnh nhân thường chủ quan, xem nhẹ bệnh và chỉ đi khám khi đã quá muộn. Cảm giác nhanh no này có thể do khối u gây ra, nhưng cũng có thể do tình trạng không phải ung thư mà là đầy bụng – xảy ra khi một người có cảm giác rằng có thứ gì đó đang cản trở dạ dày của mình.

– Chán ăn: Mất cảm giác thèm ăn chắc chắn là một điều cần hết sức chú ý. Trong nhiều trường hợp, biểu hiện này không đơn thuần chỉ là tiết lộ bạn đang gặp rắc rối với vị giác, tốt nhất bạn nên đi gặp bác sĩ để kiểm tra. Cho dù không phải lúc nào cũng đau bụng nhưng nếu có các khối u ở dạ dày thì cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn chán ăn. Mà các khối u này chính là yếu tố nguy cơ ung thư dạ dày, do đó bạn không được chủ quan.

– Sut cân chưa rõ nguyên nhân, mệt mỏi: Sút nhiều cân trong thời gian ngắn, kèm theo cảm giác luôn no, chán ăn buồn nôn, mệt mỏi thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày.

– Nôn ra m.áu: khi nôn có lẫn m.áu thì cũng nên suy xét đến khả năng ung thư dạ dày.

– Ợ chua, đầy bụng sau khi ăn: người bị ung thư dạ dày khi ăn xong có cảm giác tức bụng, đầy bụng và buồn nôn… Ợ nóng là một triệu chứng phức tạp, nó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư (thường liên quan đến đau bụng hoặc đau vùng thượng vị) hoặc là yếu tố nguy cơ ung thư. Những người bị chứng ợ nóng có thể bị loét dạ dày tá tràng, có nghĩa là họ có nhiều axit trong dạ dày, điều này khiến họ có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao hơn.

– Đi ngoài phân màu bất thường: nếu bạn xuất hiện triệu chứng đi ngoài phân đen hoặc trong phân thường xuyên có m.áu, việc này lặp lại thường xuyên thì rất có thể bạn đã mắc ung thư dạ dày.

Theo các chuyên gia, ung thư dạ dày hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm. Nếu như thấy những dấu hiệu trên bạn cần đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và tư vấn, điều trị kịp thời. Để phòng ngừa ung thư dạ dày cần:

– Hạn chế ăn đồ ăn mặn: Chúng chứa nhiều nitrit và amin thứ cấp khi vào dạ dày sẽ kết hợp thành chất cực độc gây ung thư.

– Hạn chế ăn đồ hun khói, nướng, chiên: Qua chế biến các thức ăn này chứa rất nhiều chất độc gây ung thư.

– Từ bỏ thói quen hút t.huốc l.á, uống rượu bia, chất kích thích: Sử dụng những chất này sẽ gây ra nhiều bệnh ung thư không chỉ riêng ung thư dạ dày.

– Bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý: Ăn các thức ăn chứa nhiều vitamin A, B, E.

– Có chế độ nghỉ ngơi, luyện tập thể dục thể thao hợp lý, điều độ.

Theo VTV

Mang vi khuẩn này, bạn có nguy cơ ung thư dạ dày gấp 6 lần

Ung thư dạ dày là căn bệnh ung thư đường tiêu hóa hàng đầu ở nước ta, bệnh đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Trong khi đó,nước ta lại có tỷ lệ người mắc vi khuẩn HP cao, đây cũng là điều đáng lo ngại.

Ung thư từ viêm dạ dày

Mới đây, Bệnh viện K trung ương đã phẫu thuật nội soi cắt dạ dày cho bệnh nhân Nguyễn Văn K. (26 t.uổi quê quán Lạng Sơn) vì ung thư dạ dày.

Theo người thân của anh K, cách đây 3 năm, K. phát hiện viêm loét dạ dày và đã được bác sĩ kê đơn uống thuốc khoảng 2 tháng triệu chứng đỡ dần nên K. không bao giờ đi kiểm tra sức khỏe lại.

Sau đó, K. đi làm ở miền Nam và quên đi bệnh viêm loét dạ dày của mình phải khám lại 1 năm một lần. Mỗi khi có cảm giác đau, ách ở bụng, K. lại đi mua thuốc về uống và triệu chứng này lại hết.

Cách đây gần 1 tháng, K. bị đau hơn, người sụt cân, cảm giác đau ở vùng thượng vị kèm theo buồn nôn nên K. đi khám bệnh. Bác sĩ nội soi dạ dày thấy có vi khuẩn HP kèm theo niêm mạc dạ dày loét, sùi. Bấm sinh thiết chẩn đoán ung thư dạ dày.

mang vi khuan nay ban co nguy co ung thu da day gap 6 lan e67a40

Các bác sĩ BV K phẫu thuật cắt dạ dày cho bệnh nhân – Ảnh BVCC

Khi biết mình bị ung thư dạ dày, K. vô cùng hoang mang vì cậu còn rất trẻ. Tuy nhiên, được bác sĩ tư vấn, K. hiểu về bệnh hơn. Cậu được phẫu thuật nội soi cắt dạ dày kèm theo nạo hạch.

Trường hợp anh Lê Văn Đ. (41 t.uổi, Mỹ Đình, Hà Nội) được chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn 1. Anh Đ. chia sẻ anh bị viêm loét dạ dày cả chục năm nay và vẫn thường xuyên nội soi dạ dày. Hai năm trước, anh nội soi dạ dày ở Bệnh viện Đa khoa Xanh-pôn, bác sĩ chẩn đoán viêm loét dạ dày và vi khuẩn HP hoạt động mạnh nên khuyến cáo anh Đ. điều trị triệt HP.

Việc điều trị HP, anh Đ. hay vi phạm do thời gian lâu cộng với đặc thù công việc là dân công trình, nay nhớ thuốc, mai quên. Tháng 4, anh thấy đau thượng vị nên lại đi nội soi. Trong lần nội soi này,bác sĩ cho biết dịch dạ dày đục, vi khuẩn HP nhiều và cho sinh thiết không có tế bào lạ.

Tuy nhiên, vết loét vùng hang vị khiến bác sĩ nghi ngờ và phẫu thuật cắt dạ dày. Kết quả sinh thiết giải phẫu bệnh là ung thư dạ dày. Thủ phạm được chỉ đích danh là viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP.

Ung thư dạ dày ngày càng tăng

Theo thống kê trên toàn cầu, nước ta đứng thứ 18 trên thế giới về ung thư dạ dày. Tại Việt Nam, ung thư dạ dày đừng thứ 3 sau các bệnh ung thư khác.

Theo TS BS Võ Duy Long, Phó trưởng khoa Ngoại tiêu hoá Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, bệnh viện thường xuyên tiếp nhận các trường hợp ung thư dạ dày đến khám và điều trị. Đặc biệt, có nhiều bệnh nhân còn rất trẻ và nhiều người có t.iền sử viêm loét dạ dày lâu năm.

Ung thư dạ dày gây ra tình trạng viêm loét dạ dày và chuyển sang mãn tính. Các yếu tố thúc đẩy ung thư dạ có thể bao gồm ăn quá mặn, ăn nhiều thực phẩm hun khói, các loại thịt đỏ, thịt đã qua nhiều công đoạn chế biến hay rau quả ngâm muối.

mang vi khuan nay ban co nguy co ung thu da day gap 6 lan b7f731

Những thực phẩm có nguy cơ cao gây ung thư dạ dày – Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, ở nước ta thống kê có 26% người mắc viêm loét dạ dày tá tràng, 70% người dân chứa vi khuẩn HP. Hai yếu tố trên cộng với thói quen sinh hoạt không hợp lý, lười vận động khiến tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày có xu hướng gia tăng.

Nếu bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP thì tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao gấp 6 lần so với nhóm không nhiễm vi khuẩn HP. Đây là một loại vi khuẩn duy nhất có thể sống trong môi trường đậm đặc axit như dạ dày. HP có nhiều chủng và những loại có độc lực cao có thể ảnh hưởng tới niêm mạc dạ dày gây viêm loét ảnh hưởng đến sự phát triển của niêm mạc dạ dày và ruột.

Tình trạng viêm loét, loạn sản niêm mạc dạ dày lâu ngày tạo điều kiện cho các tế bào đột biến phát triển thành ung thư. Việc chẩn đoán sớm nhiễm khuẩn HP có thể giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư dạ dày trong tương lai.

Ngoài ra, bác sĩ Long khuyến cáo những người bị viêm loét dạ dày cần được điều trị và theo dõi thường xuyên. Người bệnh không nên tự uống thuốc trị viêm dạ dày.

Nhiều người đau dạ dày xong uống thuốc thấy đỡ tưởng bệnh đã hết nhưng thực tế tế bào ung thư vẫn còn và đang âm thầm phát triển trong dạ dày. Khi có các biểu hiện đau thượng vị, nôn ói, đi ngoài phân đen thì bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Theo phunusuckhoe

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *