UVB trong ánh nắng mặt trời có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh vitamin D. Một số vấn đề về sức khỏe có thể phát sinh nếu cơ thể thiếu hụt vitamin D.
Để tránh thiếu hụt vitamin D, có thể tắm nắng 10 – 15 phút giữa ngày. Ảnh SHUTTERSTOCK
Trẻ nhỏ hay người lớn đều cần vitamin D
TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, cho biết các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu cơ thể không đủ lượng vitamin D cần thiết sẽ làm cho các tế bào ung thư đại tràng phát triển. Lượng vitamin D trong cơ thể có liên quan đến sự phát triển và tồn tại của tế bào ung thư. Các thử nghiệm lâm sàng cũng đã đ.ánh giá việc bổ sung vitamin D cho cơ thể làm giảm nguy cơ ung thư trực tràng, đại tràng; thiếu vitamin D là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ loãng xương.
Không những vậy, các nghiên cứu cho thấy tình trạng thiếu hụt vitamin D có liên quan đến nhiều bệnh tật như: tim mạch, đái tháo đường type 1, type 2, rối loạn chuyển hóa lipid m.áu, bệnh thận mạn, các bệnh lý về xơ hóa, bệnh lao, bệnh truyền nhiễm, ung thư… Thậm chí, thiếu vitamin D còn liên quan đến tỷ lệ t.ử v.ong chung ở người trưởng thành.
TS Nguyễn Huy Nga chia sẻ: “Nhiều người quan niệm chỉ trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, mới cần tắm nắng nhưng thực tế không phải vậy. Thiếu vitamin D ở t.rẻ e.m có thể dẫn tới bệnh còi xương, ở người lớn thì gây chứng nhuyễn xương, loãng xương”.
Gần đây, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng, thiếu vitamin D có thể là nguy cơ gây nhiều bệnh ngoài hệ thống xương như: ung thư, đái tháo đường… Vì vậy, việc xác định nhu cầu vitamin D khuyến nghị cho cộng đồng rất quan trọng, góp phần dự phòng nhiều bệnh liên quan đến vi chất này.
“Trên thực tế ai cũng có thể thiếu vitamin D, nhất là người già, nguyên nhân do da kém hiệu quả trong việc sản xuất vitamin D, đồng thời lại không thường xuyên có mặt ở ngoài trời”, TS Nga lưu ý.
Cách bổ sung vitamin D từ thực phẩm
Theo chuyên trang y tế Healthline , bên cạnh việc tiếp nhận ánh sáng mặt trời, mọi người có thể bổ sung vitamin D thông qua chế độ ăn uống hằng ngày. Cá (cá ngừ, cá thu, cá mòi, cá trích, cá cơm…) và hải sản (hàu, tôm…) là nguồn thực phẩm tự nhiên giàu vitamin D. Ngoài ra, các loại nấm, bột ngũ cốc, yến mạch, lòng đỏ trứng, sữa tươi, sữa chua hay các sản phẩm thay thế sữa từ thực vật như đậu nành, hạnh nhân… cũng là nguồn vitamin D mà mọi người có thể dễ dàng bổ sung.
Tắm nắng để khỏe hơn
Nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, tia UVB là loại tia duy nhất trong ánh nắng mặt trời có tác dụng kích thích sản sinh vitamin D (ánh nắng mặt trời giúp cơ thể sản xuất ra vitamin D3, trong khi thức ăn cung cấp cho cơ thể vitamin D2). Nhờ đó cơ thể dễ dàng hấp thụ canxi, tạo điều kiện tốt nhất để có hệ xương chắc khỏe.
Nguồn chính của vitamin D là tổng hợp ở da dưới ảnh hưởng của bức xạ tia cực tím mặt trời B (UVB) chiếm 80 – 90% và khoảng 10 – 20% do chế độ ăn uống. Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời sẽ thúc đẩy quá trình sản sinh vitamin D, kích thích sự hấp thu canxi. Điều này giúp tăng cường sức khỏe của xương. T.rẻ e.m không nhận đủ vitamin D có thể bị còi xương. Trong khi đó, người lớn t.uổi thiếu vitamin D từ ánh nắng mặt trời dễ bị loãng xương và thoái hóa xương khớp.
Để tránh thiếu hụt vitamin D, có thể tắm nắng toàn bộ cơ thể từ 10 – 15 phút giữa ngày vào mùa hè hoặc phơi nắng đến khi da ửng đỏ tương đương với cung cấp 15.000 đơn vị vitamin D (cholecalciferol). Tuân thủ giãn cách khi được yêu cầu, nhưng có thể tận dụng ánh nắng bằng việc đảm bảo thông thoáng trong không gian sống, mở cửa sổ đón nắng vào nhà, tắm nắng ở ban công, hành lang, sân vườn… trong phạm vi nhà mình.
Phơi nắng thế nào để hiệu quả và an toàn ?
Theo báo US News, Giáo sư Michael Holick, chuyên gia sinh lý học và y học phân tử tại Đại học Y khoa Boston (Mỹ), tư vấn để giữ an toàn cho làn da khi phơi nắng, mọi người nên tránh phơi trực tiếp da mặt và vành tai bởi đây là những vùng da dễ bị tổn thương nhất. Thay vào đó, nên để cánh tay, chân, bụng và lưng tiếp xúc ánh nắng mà không cần che chắn hay dùng kem chống nắng trong khoảng thời gian từ 10 – 15 phút.
Ngoài ra, những người có làn da sẫm màu hay lớn t.uổi sẽ tạo ít vitamin D hơn nhóm có da sáng màu và trẻ t.uổi, do đó họ cần thời gian phơi nắng dài hơn một chút. Tuy nhiên, nên ngưng phơi nắng trước khi tình trạng bỏng rát, cháy nắng xảy ra, bởi điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư.
Một nghiên cứu được thực hiện tại thủ đô Jakarta (Indonesia) hồi năm 2013 đã kết luận khung giờ từ 11 – 13 giờ là lúc mà cường độ UVB mạnh nhất trong ngày. Theo đó, tắm nắng từ 10 – 15 phút lúc này sẽ giúp cơ thể tổng hợp vitamin D hiệu quả. Trong những ngày trời nhiều mây vào khung giờ trên, mọi người có thể lựa chọn thời điểm thích hợp trong khung giờ từ 10 – 15 giờ để phơi nắng. Đồng thời, chỉ cần phơi nắng khoảng 2 lần/tuần là đủ.
Đua nhau dùng “thuốc bổ” trong mùa dịch: Coi chừng bổ ngửa
Khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại ở nhiều tỉnh, thành nước ta khiến nhiều người tìm cách tăng cường sức đề kháng cho bản thân bằng cách dùng thuốc bổ, trong đó đơn giản nhất là bổ sung các vitamin và kháng chất.
Chị Hoàng Thị Lan, 46 t.uổi, Nam Định, cho biết: Tôi đọc trên mạng thấy người ta nói đến nhiều tác dụng tăng cường sức đề kháng của vitamin C nên đã mua ít “C sủi” về cho cả nhà uống. Hàng ngày tôi pha cho mỗi người 1 cốc (mỗi cốc 1 viên C sủi), uống mới yên tâm đi làm.
Còn anh Nguyễn Vũ Dũng, 57 t.uổi, ở Lào Cai lại nghe mọi người mách đi mua một số loại như: Vitamin A, vitamin D, kẽm… về uống. Anh D. cho biết cứ uống trong liều khuyến cáo nên an tâm không sợ thiếu hay thừa gì cả. Bổ sung những loại vitamin có tác dụng tăng sức đề kháng trong mùa dịch bệnh như hiện nay anh cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều.
Bà Đỗ Thị Vân, 78 t.uổi, Hà Nội khi dịch tái diễn trong cộng đồng thì bà lại chăm chỉ uống vitamin tổng hợp của con gái gửi từ Mỹ về. Bà nói con gái tôi khuyên mẹ nên uống hàng ngày vì kiểu gì mẹ ăn uống cũng không đủ vì vitamin bị hao hụt nhiều trong quá trình bảo quản, chế biến thực phẩm. Hơn nữa bà tin rằng, vitamin tổng hợp người ta đã làm theo liều lượng khuyến cáo, phù hợp với lứa t.uổi rồi.
Vitamin và khoáng chất thường bị lạm dụng trong mùa dịch.
Chuyên gia nói gì?
Chuyên gia dinh dưỡng ThS. BS. Lê Thị Hải cho biết, vitamin và các chất khoáng là những chất rất cần thiết cho sức khỏe. Đây là những chất không thể thiếu được để duy trì sự sống. So với nhu cầu glucid, protein, lipid thì khối lượng các vitamin hay các khoáng chất cần là rất nhỏ nên nó còn được gọi là các yếu tố vi lượng. Tuy nhiên, rất nhiều người đã lạm dụng các vitamin, chất khoáng mà không biết được hậu quả nguy hiểm của việc này.
Một nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do các vitamin và các chất khoáng thường được bán một cách tự do không cần đơn thuốc, kết hợp với việc quảng cáo, tuyên truyền không chính xác về tác dụng đã tạo ra sự lạm dụng, gây nên những tai biến, thậm chí rất nghiêm trọng do thừa các vitamin và khoáng chất.
Một trong những vitamin được mọi người hay bổ sung là vitamin C. Đây là một vitamin quan trọng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Nó kích hoạt hoạt tính của bạch cầu và gia tăng sự thành lập kháng thể. Điều này giúp cơ thể chúng ta tăng cường hệ miễn dịch. Là một vitamin tan trong nước nguy cơ ngộ độc thấp hơn nhưng nếu dùng vitamin C quá nhiều trong thời gian dài có thể dẫn đến viêm loét dạ dày, tiêu chảy và đau bụng và các bệnh khác liên quan đến đường tiêu hóa…
Nhóm vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, K, E nếu dùng liều cao, kéo dài có thể gây ngộ độc. Ví dụ: Dùng vitamin A với lượng lớn, hằng ngày kéo dài, người dùng có thể gặp phải những triệu chứng ngộ độc mạn tính như đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi; da phát ban đỏ, khô và bong vảy; môi khô và nứt, rụng tóc, tăng calci m.áu, tăng lipid m.áu, hạch bạch huyết sưng to, vô kinh… ; vêm niêm mạc miệng, đau các xương. Trẻ nhỏ có thể bị tăng áp lực nội sọ, thóp phồng, đau đầu, co giật… Trẻ thường bị vàng da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, cánh mũi do thừa betacaroten (t.iền vitamin A) do chế độ ăn. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu dùng vitamin A liều cao kéo dài có thể gây dị dạng thai nhi (hở hàm ếch, dị dạng tim mạch, cơ, xương, hệ thần kinh trung ương…).
Viêm loét dạ dày do lạm dụng vitamin C.
Lời khuyên của thầy thuốc
ThS. BS. Lê Thị Hải cho hay, trong thực tế, cơ thể không cần khoáng chất với liều lượng quá lớn. Sự tác động qua lại trong cơ thể của khoáng chất, vitamin, các chất dinh dưỡng và nhiều chất khác rất phức tạp. Cho nên một lượng lớn của bất cứ một thành phần nào cũng đều gây ra sự mất cân bằng và cản trở hấp thụ bình thường các chất dinh dưỡng.
Với tình trạng bùng phát lại dịch bệnh COVID-19 hiện nay, việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể là cần thiết, ngoài việc cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất cho cơ thể chúng ta cần phải kết hợp với nhiều biện pháp nữa để tăng cường hệ miễn dịch như: Tăng cường luyện tập thể dục thể thao, ngủ đủ giấc, hạn chế stress, căng thẳng, không lạm dụng rượu bia và các chất kích thích, ăn uống lành mạnh cũng là những yếu tố rất quan trọng để tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
Muốn tránh được các hậu quả do dùng không đúng vitamin và các chất khoáng, trước hết cần phải hiểu rõ một nguyên tắc: Nếu không thấy thiếu thì không dùng; không được coi vitamin và các khoáng chất là “thuốc bổ” mà muốn khỏe thì dùng.
Với những người khỏe mạnh, không có rối loạn tiêu hóa, hấp thu và ăn với chế độ ăn đa dạng thì không phải dùng thêm vitamin cùng các khoáng chất dưới dạng thuốc.
Đối với những người ăn uống kém, không ăn được đa dạng thực phẩm hoặc khi bạn cảm thấy có vấn đề về sức khỏe hay có triệu chứng của thiếu vitamin, bạn cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn dùng thuốc bổ phù hợp.