Tổn thương não do nghiện rượu

Bệnh nhân nam, 51 t.uổi, ở Thanh Sơn – Uông Bí nhập viện trong tình trạng nói khó, tê nửa người trái, choáng váng, t.iền sử nghiện rượu.

Người nhà cho biết ông uống rượu nhiều năm nay, mỗi ngày khoảng một lít và xơ gan do rượu. Sau khi kiểm tra, thăm khám, các bác sĩ khoa Tâm Thần kinh – Cơ xương khớp, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí chẩn đoán ông mắc bệnh Marchiafava Bignami , một thể bệnh tổn thương não do sử dụng rượu và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Bác sĩ Nguyễn Thị Dung, khoa Tâm thần kinh – Cơ xương khớp, ngày 23/9, cho biết nhiều người tìm đến rượu bia để trốn tránh hoặc xoa dịu lo âu, căng thẳng hoặc chỉ để g.iết thời gian. Tuy nhiên, lạm dụng thức uống có cồn quá nhiều và kéo dài sẽ gây tổn hại lâu dài cho não.

Theo bác sĩ, rượu sau khi được hấp thụ qua đường tiêu hóa, sự chuyển hóa làm tăng lactat, tăng acetaldehyde. Khi uống với số lượng quá nhiều, gan không kịp sản xuất đủ lượng men để chuyển hóa acetaldehyde, gây ra tình trạng ứ đọng trong cơ thể và gây ngộ độc trực tiếp cho người bệnh. Triệu chứng nhẹ là đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, mất điều khiển hành vi, lời nói. Nặng hơn có thể là tình trạng tê yếu nửa người, nói khó, ngủ lịm, mất ý thức, co giật, hôn mê…

Trung bình mất khoảng một giờ để cơ thể p.hân h.ủy một đơn vị rượu. Thời gian này có thể sớm hay muộn hơn tùy theo t.uổi, cân nặng… của người uống.

Ngoài bệnh Marchiafava Bignami, nghiện rượu có thể dẫn đến bệnh não Wernicke, teo não lan tỏa, thoái hóa chất trắng, loạn thần Korsakoff, bệnh não giả Pellagra, bệnh Myeline… Rượu là nguyên nhân trực tiếp gây hơn 30 loại bệnh không lây nhiễm và gần 200 loại bệnh tật khác, đứng thứ ba trong số các nguyên nhân dẫn đến t.ử v.ong sớm và tàn tật trên thế giới, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Do đó, người dân hạn chế hoặc bỏ rượu bia để cuộc sống lành mạnh hơn, sức khỏe ổn định, tránh biến chứng nguy hiểm do rượu bia mang lại.

Sau hơn một tuần điều trị nội khoa, người bệnh hết nói khó, trình trạng đỡ tê tay đã cải thiện, được xuất viện.

ton thuong nao do nghien ruou d39 6050368

Hình ảnh MRI sọ não cho thấy tổn thương phù tế bào đối xứng hai bên đuôi
thể chai (vị trí mũi tên chỉ). Ảnh:
Bệnh viện cung cấp

Mẹo để chìm vào giấc ngủ trong vài phút

Có bao giờ bạn sợ đi ngủ vì lo lắng mình sẽ thức hàng giờ liền? Làm sao bạn có thể nhanh chóng chìm vào giấc ngủ?

meo de chim vao giac ngu trong vai phut c3a 6036885

Theo phương pháp quân sự, có 7 bước đơn giản để đi vào giấc ngủ trong vòng chưa đầy 2 phút.. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Bạn đã nghe nói đến phương pháp quân sự chưa? Được mô tả trong cuốn sách Thư giãn và Chiến thắng: Hiệu suất Vô địch của Lloyd Bud Winter (Mỹ), có 7 bước đơn giản để đi vào giấc ngủ trong vòng chưa đầy 2 phút.

Trước hết, hãy thư giãn toàn bộ khuôn mặt, bao gồm cả các cơ bên trong miệng. Sau đó, thả lỏng hai vai để giải phóng mọi căng thẳng tích tụ, để hai tay thả dọc theo cơ thể.

Bây giờ là lúc thở ra, thư giãn lồng ngực, chuyển sang thư giãn chân, đùi và bắp chân.

Hình dung một cảnh thư giãn trong mắt bạn ít nhất 10 giây; nếu bạn không giỏi tưởng tượng, thì hãy lặp đi lặp lại cụm từ “đừng suy nghĩ”.

Trong vòng 10 giây, bạn sẽ chìm vào giấc ngủ.

Tuy nhiên theo nghiên cứu, có thể mất đến 6 tuần thực hành để đạt kết quả tốt nhất, theo Express.

meo de chim vao giac ngu trong vai phut 03c 6036885

Bạn có thể đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ để cảm thấy buồn ngủ hơn. Ảnh SHUTTERSTOCK

Hình thành thói quen hằng ngày

Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh cho biết, một trong những cách hiệu quả nhất để đi vào giấc ngủ dễ dàng là có lịch trình ngủ hằng ngày.

Nghĩa là thức dậy và đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi ngày, điều đó sẽ thực sự hữu ích.

Chăm sóc cơ thể

Để ngủ ngon, bạn nên tránh dùng caffein, rượu, nicotine hoặc một bữa ăn quá no gần giờ đi ngủ.

Xây dựng môi trường lý tưởng

Tư thế ngủ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc bạn dễ đi vào giấc ngủ như thế nào, ngủ sâu như thế nào và đảm bảo bạn ngủ suốt đêm.

Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong khi cố gắng ngủ, đừng ép mình chìm vào giấc ngủ, nó có thể sẽ không hiệu quả.

Thay vào đó, hãy ra khỏi giường và đọc sách hoặc nghe nhạc êm dịu. Bạn có thể trở lại giường khi cảm thấy buồn ngủ hơn, theo Express.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *